Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tmdv hồng phát (Trang 82)

C ần Thơ, ngày tháng năm

4.2.Phân tích các chỉ tiêu tài chính

4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu thanh toán

Bảng 4.27: CÁC TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG

TY TỪ NĂM 2010- 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm2012

1.Tài sản lưu động Triệu đồng 16.322,54 17.791,56 20.140,04 2. Tiền và các

khoản tương đương tiền

Triệu đồng 1.338,44 1.900,58 378,21

3. Giá trị hàng tồn

kho Triệu đồng 5.223,21 5.688,07 9.612,83

4. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 16.108,15 16.881,34 18.535,71 Tỷ số thanh toán hiện thời (1/4) Lần 1,01 1,05 1,08 Tỷ số thanh toán nhanh(1-3)/4 Lần 0,69 0,72 0,57 Tỷ số thanh toán tức thời(2/4) Lần 0,08 0,11 0,02

a. Tỷ số thanh toán hiện thời

Tỷ số thanh toán hiện thời cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty được bảo đảm bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Hệ số này cao thì khả năng thanh toán nợ càng tốt, tuy nhiên nếu cao quá sẽ không tốt vì phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn, hoặc có thể là do hàng tồn kho nhiều…. tài sản ngắn hạn dư thừa không tạo thêm doanh thu, do đó vốn sử dụng không hiệu quả. Từ bảng số liệu 4.27 ta thấy được khả năng thanh toán hiện thời của công ty qua các năm. Năm 2010 tỷ số thanh toán hiện thời là 1,01 lần, tức là cứ một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo đủ khả năng thanh toán bằng 1,01 đồng tài sản ngắn hạn. Sang năm 2011 tỷ số này tăng lên 1,05 tăng 0,04 lần so với năm 2010. Năm 2012 tỷ số này tiếp tục tăng lên đến 1,08 mặc dù nợ ngắn hạn trong năm này tăng lên nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động. Ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty qua 3 năm đều tăng và khả năng thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1. Có nghĩa là trong thời gian ngắn tài sản ngắn hạn của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

b. Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Cũng như khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nếu tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng tốt, thông thường chỉ tiêu này từ 0,5 đến 1 thì có thể đảm bảo khả năng thanh toán nợ, nếu dưới 0,5 thì công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán những khoản nợ lúc cần thiết. Tỷ số thanh toán nhanh qua 3 năm của công ty có tăng có giảm, năm 2010 tỷ số này là 0,69 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,69 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao được đảm bảo thanh toán. Đến năm 2011 tỷ số này tiếp tục tăng lên 0,72 đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty. Nhưng đến năm 2012 tỷ số này giảm chỉ còn 0,57 do giá trị hàng tồn kho tăng cao vì trong năm 2012 sức tiêu thụ rất kém. Ta thấy tỷ số này từ năm 2010 đến năm 2012 đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ tài sản ngắn hạn của công ty không đủ để thanh toán nhanh các món nợ ngắn hạn. Cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là không tốt, công ty cần phấn đấu hơn nữa để nâng cao tỷ số này lên. Tỷ số này bằng 1 hoặc lớn hơn 1 thì công ty mới đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

c. Tỷ số thanh toán tức thời

Tỷ số thanh toán tức thời 2010 là 0,08 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,08 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất được đảm bảo thanh toán. Tỷ số này rất thấp là do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền rất nhỏ so với khoản nợ ngắn hạn của công ty. Năm 2011 tỷ số này tăng lên 0,11 nhưng sang năm 2012 tỷ số này giảm mạnh chỉ còn 0,02 do nợ ngắn hạn trong năm của công ty tăng và tiền thì giảm còn rất ít. Tỷ số này qua 3 năm của công ty đều có giá trị rất thấp và có xu hướng giảm dần, cho thấy công ty thiếu hụt tài sản ngắn hạn (tiền và tương đương tiền ) để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2010 và năm 2012 là rất kém, công ty gặp không ít khó khăn trong thanh toán. công ty cần có các chính sách để tăng các khoản mục tiền nhằm giải quyết các nhu cầu thanh toán tức thời

Tóm lại: Qua phân tích các chỉ tiêu thanh toán ta thấy khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời là không cao, đặc biệt là thanh toán tức thời. Còn khả năng thanh toán hiện thời tương đối ổn định. Nhưng nhìn chung công ty vẫn có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn

4.2.2 Phân tích các tỷ số về chỉ tiêu hoạt động

Bảng 4.28: CÁC TỶ SỐ VỀ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

TỪ NĂM 2010- 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu thuần Triệu đồng 23.273 34.350 21.597 2. Doanh thu bình quân mỗi

ngày Triệu đồng 63,76 94,10 59,16

3. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 19.317,55 28.469,75 18.258,68 4. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 21.194,94 24.739,5 25.506 5. Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 8.500,77 9.387,41 9.441,52 6. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 4.256,91 5.445,64 7.650,76

Vòng quay tổng tài sản (1/4) Vòng 1,1 1,39 0,85 Vòng quay hàng tồn kho (3/6) vòng 4,54 5,22 2,39 Kỳ thu tiền bình quân (5/2) ngày 133 100 160

a. Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản cho biết trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ số này càng lớn càng tốt. Quan sát bảng số liệu 4.28 ta thấy số vòng quay tổng tài sản qua 3 năm biến đổi không ổn định. Năm 2010 số vòng quay tổng tài sản là 1,1 vòng, có nghĩa là một đồng tài sản tạo ra được 1,1 đồng doanh thu thuần. Cho thấy năm 2010 công ty sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả. Sang năm 2011 số vòng quay này tăng lên 1,39 do doanh thu năm nay của công ty tăng mạnh chứng tỏ việc kinh doanh của công ty rất phát triển nhưng sang năm 2012 giảm xuống chỉ còn 0,85 cho thấy công ty sử dụng tài sản không có hiệu quả, tài sản thì vẫn tăng mà doanh thu thuần thì lại giảm mạnh. Điều đó cho thấy công ty vẫn chưa sử dụng hết công suất của tổng tài sản hiện có, chính vì vậy công ty cần tập trung hơn nữa công tác quản lý, sử dụng hợp lý tổng tài sản để đạt được doanh thu cao hơn trong tương lai

b. Vòng quay hàng tồn kho

Ta thấy số vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm tăng lên rồi lại giảm xuống. Năm 2010 số vòng quay này là 4,54 vòng, tức là phải mất 80 ngày (365 ngày/4,54 vòng) hàng tồn kho quay được một vòng. Sang năm 2011 số vòng quay này là 5,22 vòng, tức là chỉ mất 70 ngày hàng tồn kho quay được một vòng là do giá vốn hàng bán tăng mạnh cho thấy công ty tiêu thụ được nhiều mặt hàng chứng tỏ mặt hàng của công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hiệu quả hoạt động của công ty càng cao, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, giảm được các khoản chi phí bảo quản, lưu trữ hàng hóa. Cho thấy công ty đang quản lý và sử dụng hàng tồn kho có hiệu quả, tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao sẽ không tốt vì như vậy việc dự trữ hàng hóa sẽ tốn rất nhiều chi phí bảo quản thiết bị ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng vì vậy số vòng quay phải đủ lớn để đảm bảo mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sang năm 2012 số vòng quay này giảm xuống chỉ còn 2,39 vòng tức là phải mất 152 ngày (365/2,39) hàng tồn kho mới quay được một vòng, số vòng quay giảm là do giá vốn hàng bán giảm do năm 2012 công ty tiêu thụ hàng hóa kém sức mua giảm, trong khi đó hàng tồn kho lại tăng lên.Tỷ số vòng quay hàng tồn kho càng cao đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Nhưng cũng cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu, nếu mức hàng tồn kho quá thấp khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì công ty có khả năng bị mất khách hàng và

bị đối thủ chiếm thị phần cho nên công ty cần phải xem xét lại yếu tố giá vốn tìm các biện pháp để nâng cao sản lượng tiêu thụ, giảm mức dự trữ hàng tồn kho để đạt được lợi nhuận cao nhất và giảm được chi phí

c. Kỳ thu tiền bình quân

Ta thấy khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu qua 3 năm là không ổn định. Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân là 133 ngày, nghĩa là phải mất 133 ngày để thu hồi một khoản nợ. Đến năm 2011 giảm xuống còn 100 ngày là do các khoản phải thu bình quân tăng chậm hơn doanh thu bình quân mỗi ngày. Kỳ thu tiền bình quân giảm chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty nhanh hơn, thời gian công ty bị chiếm dụng vốn giảm xuống, công ty có nhiều vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Nhưng sang năm 2012 con số này lại tăng lên bất ngờ, bình quân thu hồi một khoản nợ phải mất 160 ngày tăng 60 ngày so với năm 2011 là do doanh thu bình quân mỗi ngày giảm nhiều trong khi các khoản phải thu bình quân tăng ít. Năm 2012 thời gian thu hồi nợ quá lâu gần bằng 1/2 năm, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty rất kém, công ty đang bị chiếm dụng vốn, vốn bị ứ đọng không thể đầu tư và khó đem lại lợi nhuận như mong muốn, qua đó cho thấy việc quản lý các khoản phải thu là không hiệu quả. Để cải thiện tình trạng này định kỳ (tháng, quí) công ty cần lập báo cáo theo dõi tình hình công nợ để đánh giá khả năng thu hồi nợ, xác định các khoản nợ khó đòi để tìm hiểu, xác định nguyên nhân từ đó tìm cách giải quyết hoặc là khi ký hợp đồng với khách hàng công ty nên đưa vào đó một số ưu đãi nếu khách hàng thanh toán sớm, nhằm giúp công ty giảm được tình trạng bị chiếm dụng vốn

4.2.3 Phân tích các tỷ số quản trị nợ

Bảng 4.29: CÁC TỶ SỐ QUẢN TRỊ NỢ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010- 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng nợ phải trả Triệu đồng 18.515,12 17.959,66 19.396,43

2. Tổng tài sản Triệu đồng 24.362 25.117 25.895

3. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 5.846,88 7.157,34 6.498,57

Tỷ số nợ trên tổng tài

sản (1/2) Lần 0,76 0,72 0,75

Tỷ số nợ trên vốn chủ

sở hữu (1/3) Lần 3,16 2,51 2,98

(Nguồn: Từ phòng kế toán công ty) `

a. Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Quan sát bảng số liệu 4.29 ta thấy tỷ số này qua 3 năm đều có xu hướng giảm. Năm 2010 tỷ số này là 0,76 nghĩa là trong 1 đồng tài sản của công ty thì có 0,76 đồng tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống còn 0,72 do tốc độ tăng của tổng tài sản lớn hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Sang năm 2012 tỷ số này tiếp tục giảm còn 0,75 ta thấy trong năm này tổng tài sản tăng nhiều so với các năm trước nhưng tổng nợ phải trả thì tăng rất ít, chứng tỏ công ty đã chủ động hơn về nguồn vốn đầu tư cho tổng tài sản. Điều đáng mừng là qua 3 năm tỷ số này của công ty đều nhỏ hơn 1, vì nếu bằng 1 có nghĩa là toàn bộ tài sản chỉ đủ để trả nợ điều này không tốt hoặc tỉ số này lớn hơn 1 thì lại càng không tốt vì có nghĩa là toàn bộ giá trị tài sản của công ty không đủ để trả nợ. Nhìn chung tỷ số nợ trên tổng tài sản ngày một giảm cho thấy công ty có năng lực tự chủ về mặt tài chính. Tuy nhiên công ty cũng cần chú ý đến việc sử dụng nợ này không nên quá lạm dụng vì tính rủi ro của nó rất cao

b. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của công ty và làm thế nào công ty có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Nhìn

vào bảng ta thấy, cả 3 năm tổng nợ phải trả đều lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu số tiền nợ cao hơn vốn tự có rất nhiều. Năm 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 3,16 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty thì tương ứng có 3,16 đồng vốn được chủ nợ cung cấp. Tức là vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh được tài trợ bên ngoài cao gấp 3,16 lần bản thân công ty tự có. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống còn 2,51 nhìn vào bảng ta thấy vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng cao hơn so với sự gia tăng của các khoản nợ đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty. Đến năm 2012 tỷ số này có tăng lên chút ít đạt 2,98 tỷ số này tăng là do vốn chủ sở hữu tăng chậm trong khi nợ phải trả tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu, mặt dù vậy nhưng nhìn chung công ty đã tự chủ hơn về tài chính của mình. Điều này có lợi cho công ty vì công ty có thể huy động vốn vay dễ dàng cho các năm tới nếu tỷ số này tiếp tục giảm. Mặc dù qua các năm từ 2010 đến năm 2012 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã giảm nhưng vẫn lớn hơn 1, nghĩa là tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ công ty cần phải tìm biện pháp để giảm số nợ phải trả tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên để làm cho tỷ số này luôn nhỏ hơn 1 nhằm đảm bảo cho công ty hoạt động an toàn và hiệu quả hơn

4.2.4 Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi

Bảng 4.30: CÁC TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010-2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 422,76 1.362,19 329,06 2. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 21.194,94 24.739,5 25.506 3. Vốn chủ sở hữu bình

quân Triệu đồng 5.203,72 6.502,11 6.827,95

4. Doanh thu thuần Triệu đồng 23.273 34.350 21.597

Tỷ số lợi nhuận trên

tổng tài sản (ROA) (1/2) % 1,99 5,50 1,29

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

(1/3)

% 8,12 20,9 4,81

Tỷ số lợi nhuận trên

doanh thu (ROS) (1/4) % 1,81 3,96 1,52

a. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Quan sát bảng số liệu 4.30 ta thấy ROA qua 3 năm biến động không ổn định. Năm 2010 tỷ số này là 1,99%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì công ty tạo ra được 1,99 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2011 tỷ số này là 5,50% tỷ số này tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân so với năm 2010, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng tốt hơn năm trước, điều đó cho thấy rằng sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng, quản lý tài sản của công ty là hữu hiệu, tài sản được sử dụng rất hiệu quả đã đem lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tmdv hồng phát (Trang 82)