Một số tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank (Trang 29)

1.4.1 Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân

Nợ quá hạn phát sinh khi các khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu tỷ lệ nợ vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức :

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑇𝐷𝐶𝑁 = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑇𝐷𝐶𝑁

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑇𝐷𝐶𝑁 × 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng nợ đã quá hạn. Đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp; và ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng là khá tốt. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn.

1.4.2 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước và thông tư 02/2013/TT-NHNN, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5; trong đó Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), Nợ nghi ngờ (nhóm 4) và Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) được xem là nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu như được biết với tên viết tắt NPL (Non-performing loan ratio) tính theo công thức :

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 (𝑁𝑃𝐿) 𝑇𝐷𝐶𝑁 =𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 𝑇𝐷𝐶𝑁

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑇𝐷𝐶𝑁 × 100%

Tỷ lệ này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay. Và ngược lại, tỷ lệ này càng thấp so với năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện hoặc có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.

1.4.3 Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân/ Dư nợ cho vay cá nhân

Trong hoạt động tín dụng cá nhân, ta dùng tỷ số

Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân

Dư nợ cho vay cá nhân nhằm đo lường hiệu quả hoạt động từ việc cho

vay cá nhân. Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của hoạt động tín dụng cá nhân so với dư nợ cho vay cá nhân, hay nói khác đi tỷ số này cho biết mỗi đồng đem cho vay của NH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.4.4 Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân/ Lợi nhuận trước thuế

Tỷ số Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân

tỷ trọng thu nhập tín dụng cá nhân so với thu nhập NH; tỷ số này càng lớn thì hoạt động tín dụng cá nhân đóng góp càng nhiều cho NH và NH cũng có sự hướng đến việc tín dụng cá nhân.

1.4.5 Thu nhập từ cho vay cá nhân/ Tổng thu nhập cho vay

Tỷ số Thu nhập từ cho vay cá nhân

Tổng thu nhập cho vay phản ánh tỷ trọng mà thu nhập cho vay

cá nhân chiếm trong thu nhập tín dụng.

Như đã trình bày về mặt cơ sở lý luận, nếu xét về đối tượng khách hàng thì NH chia làm hai đối tượng KH chính là doanh nghiệp và cá nhân. Việc lập tỷ lệ trên không những cho biết được tỷ trọng thu nhập của tín dụng cá nhân mà còn phản ảnh tỷ trọng của tín dụng doanh nghiệp ( Thu nhập tín dụng = thu nhập tín dụng cá nhân + thu nhập tín dụng doanh nghiệp ). Điều này nói lên việc NH chủ yếu là KH cá nhân hay là doanh nghiệp và đối tượng nào mới là nguồn thu nhập chính của NH.

Đặc điểm của KH cá nhân là số lượng lớn nhưng gồm những khoản vay nhỏ hơn doanh nghiệp. Nếu các khoản vay nhỏ nhưng với số lượng nhiều thì chưa chắc đã ít hơn so với doanh nghiệp. Điều này sẽ được phân tích và dẫn chứng cụ thể ở chương sau (mục 2.3.4).

Chương 2 : PHÂN TÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIÊT NAM - TECHCOMBANK

2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank 2.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Tên viết tắt: TECHCOMBANK Ngày thành lập: 27 tháng 09 năm 1993

Hội sở: số 191 Bà Triệu Phường Lê Đại Hành Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại:

CÁ NHÂN: 1800 588 822

DOANH NGHIỆP: 04 3944 8858

Fax: +84 4 3944 6395

Website: www.techcombank.com.vn

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội.

Techcombank được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức cá nhân; cho vay ngắn, trung và dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; …

Trải qua nhiều năm hoạt động, Techcombank đã đạt được nhiều thành tựu gắn liền với các cột mốc quan trọng.

Năm 1995, tăng vốn điều lệ lên 51.495 tỷ đồng và thành lập thêm chi nhánh Techcombank Tp.Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của một Techcombank tại các đô thị lớn.

1998, Thành lập chi nhánh đầu tiên tại Đà Nẵng, chuyển trụ sở về 15 Đào Duy Từ, Hà Nội, đánh dấu sự mở rộng về cơ sở vật chất và quy mô hoạt động.

2002, Techcombank lần đầu phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ lên 202 tỷ đồng. Số lượng chi nhánh tại thời điểm này đã tăng lên 11 với 380 CBNV.

Năm 2003, TechcomBank chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess – Connect 24 (hợp tác cùng Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003.

Vào năm 2004, Techcombank khai trương biểu tượng mới vào ngày 09/06/2004 và liên tục tăng vốn điều lệ trong năm. Tháng 8/2004 vốn điều lệ của Techcombank là 252.255 tỷ đồng và đến tháng 11/2004 con số này đã được tăng lên 412 tỷ đồng. Ngày 13/12/2004, Techcombank đã ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thể với Compass Plus.

Tiếp theo một năm sau đó, tức năm 2005, Techcombank liên tục thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch mới tại các tỉnh thành lớn mở rộng phạm vi hoạt đồng và tăng vốn điều lệ. Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Tp.Nha Trang, Vũng Tàu; và các phòng giao dịch như tại Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành – Quang Trung – Trường Chinh tại khu vực Tp.HCM, …

Trong năm Techcombank đã có vốn tự có là 831.333 tỷ đồng, trong đó, vốn điều lệ là 617.660 tỷ đồng.

Vào năm 2008, Techcombank hợp tác cùng VN Airlines triển khai thẻ đồng thương hiệu với nhiều tiện ích cho khách hàng.

Tiếp theo vào năm 2009, Tổng tài sản của Techcombank đã đạt 95.000 tỷ đồng trở thành NH TMCP lớn thứ 2 Việt Nam và là NH đầu tiên hợp tác với nhà tư vấn hàng đầu Thế giới McKinsey.

Năm 2012, chuyển hội sở về số 191 Bà Triệu quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; tăng số lượng KH lên mức kỷ lục 2,8 triệu; tổng tài sản đạt mức 179.934 tỷ đồng, cao nhất trong các NH TMCP và nhận được nhiều giải thưởng quốc tế.

Năm 2013, Techcombank ra mắt hội sở mới tại miền Nam tọa lạc tại tòa nhà hạng A trong trung tâm Tp.HCM, số 9-11 Tôn Đức Thắng; tăng số lường KH lên mức 3,3 triệu và nhận 13 giải thưởng trong nước và quốc tế.

Năm 2014, số lượng chi nhánh của Techcombank đã đạt con số 312, số lượng máy ATM là 1231 và 7242 CBNV nhằm phục vụ cho hơn 48739 KH doanh nghiệp và 3.696.683 KH cá nhân.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ từng phòng ban 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Techcombank 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Techcombank

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức của Techcombank

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2014)

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Techcombank với các thành viên được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Techcombank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Techcombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.

Ủy ban thường trực Hội đồng Quản trị: là cơ quan được Hội đồng quản trị thành lập để thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của ngân hàng theo quy định pháp luật và điều lệ ngân hàng, với các thành viên được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông.

Ủy ban nhân sự và lương thưởng (NORCO): là cơ quan được HĐQT thành lập để thực thi một số chức năng, nhiệm vụ về nhân sự và lương thưởng do HĐQT phân công và/hoặc ủy quyền thực hiện.

Ủy ban kiểm toán và rủi ro: là cơ quan được HĐQT thiết lập nhằm thực thi một số chức năng, nhiệm vụ do HĐQT phân công và/hoặc ủy quyền thực hiện liên quan đến kiểm toán, kiểm tra giám sát và quản trị rủi ro của hoạt động ngân hàng.

Ban điều hành: chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch phát triển của ngân hàng và báo cáo tình hình hoạt động, theo cơ chế trung thành với lợi ích của Techcombank.

Nhận xét : Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Techcombank đã không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của mình ngày một tốt hơn. Với hệ thống bộ máy quản lý chia nhỏ nhiều bộ phận quản lý nhiều mặt và có mối liên hệ liên đới với nhau như hiện nay đảm bảo được vừa tính nhất quán trong hoạt động vừa độc lập trong các xử lý và giải quyết vấn đề của từng bộ phận nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu của đại hội đồng quản trị. Đây là một sơ đồ hệ thống chặt chẽ, có phân chia rõ ràng và hợp lý.

2.1.3 Nguồn nhân lực của Ngân hàng.

Con người là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho Techcombank, chính vì vậy dù với tổng cộng hơn 7242 CBNV nhưng Techcombank luôn chú

tăng trưởng vững mạnh của ngân hàng ở hiện tại lẫn tương lai thông qua việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Bảng 2.1: Bảng số lượng về thời gian đào tạo nhân lực của Techcombank 2012 - 2014

2012 2013 2014

Số lượt học 16.661 67.056 87.686

Tổng giờ đào tạo online

15.723 91.852 144.407

Bình quân giờ/người 7 14 21

Số khóa học 17 41 24

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2014)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổng thời gian đào tạo online và số lượt học của Techcombank

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2014)

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2012 2013 2014 Số lượt học

Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ Bình quân giờ học của mỗi CBNV và số khóa học của Techcombank 2012 – 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2014)

Bảng 2.1 và hai biểu đồ 2.1 với 2.2 thể hiện thời gian học và đào tạo nguồn nhân lực của Techcombank, cho người xem biết tổng số lượt học, tổng thời gian đào tạo online cho nhân sự, số bình quân giờ mỗi người theo học và số khóa học được tổ chức trong các năm tương ứng.

Dựa vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 với biểu đồ 2.2, ta có thể thấy được việc chú trọng đầu tư ngay tại nguồn nhân lực có sẵn trong Techcombank, cụ thể là số lượt học, giờ đào tạo online và thời gian học/ người đã tăng dần qua các năm.

Những hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đã giúp Techcombank mang lại kết quả khả quan khi công tác bổ nhiệm nguồn nội bộ năm 2014 tăng 30% so với năm 2013, việc tuyển dụng nhân tài có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc tăng 31% và đa số CBNV đều có trình độ cử nhân trở lên, trong đó có 5% là Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Nhận xét nguồn nhân lực: Techcombank có nguồn nhân lực dồi dào và trình độ chuyên môn cao. Nguồn nhân lực đa số có trình độ cử nhân và 5% trong số đó là Thạc sĩ và Tiến sĩ. Nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ nền tảng tốt đã

7 14 21 17 41 24 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Bình quân giờ/người Số khóa học

Techcombank còn thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức workshop, hội thảo để thông báo hướng dẫn về các sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi kích cầu, các nghị định, bộ luật mới liên quan đến ngành. Điều này đã giúp cho nguồn nhân lực của Techcombank càng vững mạnh. Chứng minh qua sự phát triển của tổng Techcombank và các bằng khen giải thường mà Techcombank đã vinh dự nhận được. Như trong năm 2014, Techcombank đã vinh dự nhận được 23 giải thưởng uy tín trong và ngoài nước, trong đó có giải Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ Tốt nhất Việt Nam (do Finance Asia trao tặng), Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng Thương mại tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng điện tử Tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng có Dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam (do Global banking & Finance review trao tặng),…

Để đáp lại cho sự cống hiến và khả năng tốt của các CBNV tại đây, Techcombank đã có chế độ lương hữu và phụ cấp/thưởng tốt, không những thu hút được người tài mà còn giữ chân được các nhân lực chủ chốt của ngân hàng.

Bảng 2.2: Kết quả thu nhập bình quân của CBNV Techcombank

2013 2014

Tổng số cán bộ, CNV tại ngày 31 tháng 12 (người) 7.290 7.419

Số lượng cán bộ, CNV bình quân trong năm (người) 7.229 7.355

Tổng thu nhập của cán bộ, CNV

1. Lương (triệu VND) 1.127.677 1.314.573

2. Các khoản phụ cấp và thu nhập khác (triệu VND) 258.112 311.949

1.385.789 1.626.522

Tiền lương bình quân mỗi người/tháng (triệu VND) 13 15

Thu nhập bình quân mỗi người/tháng (triệu VND) 16 18

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2014)

Từ bảng trên ta có thể thấy được mức lương khá cao của nhân viên tại Techcombank. Trung bình tổng thu nhập bình quân trên đầu người là 16 triệu

đồng/ tháng ở thời điểm 2013 và đã gia tăng thành 18 triệu đồng/ tháng/ người vào năm 2014.

2.1.4 Định hướng phát triển của Techcombank

Không ngừng lại với những thành công và thành tựu trong các năm vừa qua, Techcombank luôn muốn vươn mình xa hơn để ngày càng vững mạnh, đạt nhiều thành tựu hơn nữa, xứng đáng là ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Techcombank đã có những định hướng phát triển như sau trong các năm tới:

2.1.4.1 Về dịch vụ khách hàng

- Lấy phương châm khách hàng là trọng tâm để đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của khách hàng thông qua việc phát triển các sản phẩm ưu việt

- Luôn tạo mối quan hệ mật thiết gắn bó lâu dài với khách hàng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp các sản phẩm tài chính chất lượng.

- Đẩy mạnh công tác thị trường để tìm hiểu khách hàng, phát triển sản

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)