2.3.1 Đánh giá về quy mô cho vay cá nhân
Bảng 2.10 : Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại Techcombank 2012 - 2014 Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt đối Phần trăm Tuyệt đối Phần trăm Doanh số cho vay TDCN 31.683.762 28.996.173 32.776.345 (2.687.589) -8,48% 3.780.172 13,04% Doanh số thu nợ TDCN 10.192.666 10.806.874 11.550.384 614.208 6,03% 743.510 6,88% Dư nợ TDCN 27.532.352 22.851.452 30.903.906 (4.680.900) -17,00% 8.052.454 35,24%
Doanh số cho vay cá nhân của Techcombank năm 2013 có giảm hơn so với 2012 nhưng đã được khắc phục, gia tăng lại ở ngưỡng cao hơn 2012. Chỉ tiêu này ở Techcombank là khá cao ở ngưỡng trung bình 3 năm là 30.000 tỷ đồng, cho thấy mức độ hoạt động của NH có sự hiệu quả và ổn định (chỉ tiêu này có giảm có tăng nhưng ở mức tương đối đều nhau)
Chỉ tiêu dư nợ TDCN của NH cao chứng tỏ NH cho vay được nhiều, uy tín của ngân hàng tốt, chất lượng tín dụng cá nhân tương đối cao, có sức hút đối với KH cá nhân. Còn nếu chỉ tiêu dư nợ này thấp thì ngược lại, chất lượng tín dụng và uy tín của NH không đủ tốt để thu hút KH vay cũng như có thể do các nguyên nhân khác từ NH như chưa chú trọng vào hoạt động TDCN, khả năng tiếp thị kém, lãi suất chưa thật sự hấp dẫn,… Dư nợ tín dụng càng cao sẽ tạo ra nguồn thu nhập lớn cho NH. Tuy nhiên, khi đánh giá chúng ta không nên chỉ dựa vào mỗi chỉ tiêu này để đánh giá vì vẫn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng và tùy vào từng thời điểm mà chỉ tiêu này sẽ phản ánh thực trạng khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá chúng ta cần đặt vào các mối quan hệ khác như với thu nhập tín dụng, nợ xấu, nợ quá hạn, … Ta có thể thấy dư nợ TDCN ở năm 2013 đã giảm so với năm 2012 nhưng đến năm 2014 đã tăng đạt mức 30.903.906 triệu đồng, cao hơn hẳn năm 2012. Con số này cao và có xu hướng tăng cho thấy quy mô tín dụng NH lớn và có xu hướng mở rộng.
Cả 2 chỉ tiêu trên đều phản ánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng và cả về quy mô tín dụng của ngân hàng ở bộ phận KH cá nhân của NH. Nhìn chung, ta thấy dư nợ TDCN của năm 2014 đã tăng hẳn 35,24% so với năm 2013 dù đã từng giảm 17% ở năm này so với 2012; doanh số cho vay KH cá nhân cũng tăng 13,04% ở năm 2014 so với 2013. Doanh số cho vay cá nhân (32.776.345 triệu đồng – 2014) và dư nợ tín dụng cá nhân (30.903.906 triệu đồng - 2014) là khá lớn phản ánh quy mô tín dụng cá nhân của Techcombank khá lớn và ổn định, ngoài ra hai chỉ tiêu này đang có xu thế tăng chứng tỏ NH đang muốn mở rộng quy mô tín dụng của mình ở mảng tín dụng cá nhân và cho thấy thêm khả năng về nguồn vốn của NH – vốn tự có và vốn huy
2.3.2 Đánh giá về chất lượng tín dụng cá nhân
Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng các yêu cầu hợp lý của KH có sự lựa chọn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NH.
Chất lượng tín dụng chính là chất lượng các món vay, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được KH sử dụng có mục đích, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả nợ NH đúng hạn, bù đáp được chi phí và có lợi nhuận. Điều này có nghĩa là NH vừa tạo ra hiệu quả kinh tế vừa đem lại hiệu quả xã hội.
2.3.2.1 Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.11 : Tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank năm 2012 - 2014
Tỷ lệ nợ quá hạn 2012 2013 2014
Tín dụng cá nhân 2,98% 6,20% 3,62%
Toàn hoạt động tín dụng 5,54% 7,60% 4,41%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nội bộ Techcombank năm 2012 - 2014)
Nhìn từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank có sự tăng giảm thất thường nhưng con số ở cuối năm 2014 đã có sức khả quan hơn nhiều. Nhìn chung thì tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân cao hơn doanh nghiệp và chiếm phần lớn dù quy mô nhỏ hơn, tuy nhiên thì tỷ lệ này vẫn ở ngưỡng cho phép và cho thấy mức độ an toàn trong công tác thẩm định và thu hồi nợ.
Nhưng tại sao tỷ lệ này lại tăng một cách nhanh chóng vào năm 2013 và giảm mạnh vào năm 2014. Theo nhận xét từ quan điểm cá nhân thì ngành tín dụng ở Việt Nam đang trong thời kỳ “khát nước” – tức cần khách hàng. Các cán bộ tín dụng luôn tìm cách lôi kéo khách hàng, ngân hàng mở các gói tín dụng ưu đãi, tỷ lệ lãi vay được Nhà nước quy định giảm xuống chỉ còn ở mức 10%- 12%/năm đối với KH có điểm tín dụng cao (KH loại A). Điều này dẫn đến việc thiếu thận trọng trong khâu thẩm định khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá
nhân, đã dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn ở cuối năm 2013 tăng vọt từ mức 2,98% ở cuối năm 2012 lên thành 6,2%. Giáng một hồi chuông thức tỉnh cho Techcombank và các ngân hàng khác (khoảng những năm này ngành ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn liên tục gia tăng bởi nhiều nguyên nhân) sâu sát hơn trong công tác tín dụng từ việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho đến khi ra quyết định và kiểm soát khoản vay. Điều này đã giúp cho Techcombank thận trọng hơn và cung cấp các khoản cho vay an toàn hơn, thúc đẩy việc thu hồi nợ, hỗ trợ khách hàng đã làm giảm tỷ lệ nợ quá xuống còn 3,62% ở mảng tín dụng cá nhân và 4,41% ở mảng toàn tín dụng.
2.3.2.2 Tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank năm 2012 - 2014 Tỷ lệ nợ xấu 2012 2013 2014 Tín dụng cá nhân 1,27% 1,9% 1,12%
Toàn hoạt động tín dụng 2,70% 3,65% 2,38%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nội bộ Techcombank năm 2012 - 2014)
Vào cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank đã giảm mạnh so với năm 2011 chỉ còn ở mức 2,70% nhờ vào việc quản trị rủi ro cẩn trọng của ngân hàng. Nhưng đến năm 2013, tỷ lệ này liên tục gia tăng mạnh và đạt đỉnh điểm mức 5,90% tại thời điểm 30/09/2013 nhưng đã giảm mạnh xuống còn mức 3,65% vào thời điểm cuối năm 31/12/2013. Không phải riêng Techcombank mà hầu hết các ngân hàng đều vướng phải “hòn đá” này. Theo báo Vietnamplus (website www.vietnamplus.vn), bài viết ngày 18/12/2013 của tác giả Thúy Hà thì Nợ xấu ngân hàng đã chiếm 4,55% tổng dư nợ ở thời điểm cuối tháng 11/2013 dù đã giảm so với mức 4,73% của tháng 10/2013 nguyên nhân được thừa nhận là do chất lượng tín dụng chưa được cải thiện, nợ xấu tiềm ẩn nhưng chưa được các TCTD đánh giá đầy dủ và phản ảnh chính xác và hơn hết nhiều TCTD chưa ý thức phải tự xử lý nợ xấu, chưa thực hiện đúng quy định về phân loại nợ và cơ cấu lại nợ, … Nếu so ra thì với động thái tích cực và chủ động của mình
Đến năm 2014 thì tình hình này ngày càng chuyển biến tốt hơn, khi con số tỷ lệ nợ xấu của Techcombank tính đến cuối năm 2014 chỉ ở mức 2,38% (giảm gần 33,2 % so với mức 3,65% cuối năm 2013). Trong khi đó các ngân hàng hàng đầu Việt Nam khác như Viettinbank, Eximbank và ngân hàng Á Châu lại có bước thụt lùi khi tỷ lệ nợ xấu của mình lại trên đà gia tăng mạnh. Cụ thể là nợ xấu của Viettinbank đã tăng từ mức 3.770 tỷ đồng lên thành 9.576 tỷ đồng (tăng tương đương 154%) kéo tỷ lệ nợ xấu của Viettinbank thành 2,53%. Ngân hàng Eximbank của tương tự khi nợ xấu đã tăng 43% so với đầu năm và ở mức 2.364 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu là 2,95%.
Tuy rằng, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank có nhiều chuyển biến thăng trầm nhưng đến cuối năm 2014 Techcombank vẫn giữ được thế thăng bằng trong việc quản lý nợ xấu của mình, ổn định tỷ lệ trên nhờ vào nhiều động thái quản lý rủi ro cẩn trọng, kịp thời và đúng đắn.
Còn về mặt tín dụng cá nhân thì tỷ lệ nợ xấu này của Techcombank cũng tăng giảm theo từng thời điểm. Ở năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân là 1,27% đã tăng thêm 0,63% đạt ngưỡng 1,9% vào năm 2013 nhưng đến năm 2014 đã giảm còn 1,12%. Tỷ lệ nợ xấu TDCN có tăng nhưng cũng không mấy mạnh mẽ vì đa phần tỷ trọng của cho vay doanh nghiệp chiếm chủ yếu hơn, nên dù tỷ lệ nợ xấu toàn hoạt động tín dụng tăng từ 2,7% ở năm 2012 lên 3,65% ở năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu TDCN cũng chỉ tăng nhẹ thêm 0,63%. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do kinh tế vừa suy thoái, các doanh nghiệp đang gánh gồng để duy trì hoạt động nhằm tìm cách chuyển mình; trong khi đó thì các chủ thể cá nhân cũng có chịu ảnh hưởng của nền kinh tế trong thu nhập, hoạt động chi tiêu tiêu dùng, mua sắm nhưng ở mức có thể kiểm soát được nên tỷ lệ nợ xấu ở mảng tín dụng cá nhân tăng không cao. Điều đáng lưu ý là trong khi dư nợ của hoạt động TDCN năm 2013 đã giảm so với năm 2012 nhưng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng gia tăng. Đây là vấn đề chung của các ngân hàng vì đa phần những khoản vay khá và tốt thường luôn được thanh toán đúng hạn nên dù dư nợ cho vay giảm có thể do đến hạn hợp đồng thanh lý hoặc doanh số cho vay giảm nhưng cũng không mấy ảnh hưởng đến nợ xấu và ngược lại.
2.3.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân
2.3.3.1 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân/ Dư nợ cho vay cá nhân nhân
Bảng 2.13 : Thu nhập từ hoạt động cho vay trên dư nợ cho vay của Techcombank 2012 – 2014. Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 2012 2013 2014 Thu nhập ròng từ hoạt động TDCN 2.221.362 1.409.837 2.063.299 Dư nợ TDCN 27.532.352 22.851.452 30.903.906 Thu nhập ròng từ TDCN/ dư nợ TDCN 8,07% 6,17% 6,68% Thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng 5.772.630 4.335.662 5.115.573 Tổng dư nợ tín dụng 68.261.442 70.274.919 80.307.567 Thu nhập tín dụng/ Tổng dư nợ tín dụng 8,46% 6,17% 6,37%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014)
Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng cá nhân. Tỷ lệ này càng cao nghĩa là lợi nhuận thu được từ tín dụng cá nhân đóng góp vào thu nhập của ngân hàng càng lớn, thể hiện hiệu quả tín dụng với bộ phận khách hàng này càng cao.
Ở năm 2012, tỷ lệ này chỉ ở mức 8,07% nhưng đến năm 2013 con số này đã giảm 1,90%, tuy nhiên đến năm 2014 tỷ lệ này có tăng nhẹ thêm 0,51% đạt 6,68%. Điều này chứng tỏ dù dư nợ TDCN của năm 2014 đã tăng nhiều so với năm 2013 nhưng hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân cũng không mấy tăng cao. Tuy nhiên, không phải chỉ riêng hoạt động tín dụng cá nhân của Techcombank có bước thụt lùi rồi dậm chân bước nhẹ mà cả hoạt động tín dụng của NH đều có sự lùi mạnh tiến nhẹ này.
Với mức dư nợ tín dụng toàn NH là 68.261.442 triệu đồng thì mức thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng của Techcombank là 5.772.630 triệu đồng, tức
tăng và đến năm 2014 chỉ tăng nhẹ thêm 0,20% dù doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng trong năm 2014 đều tăng hơn nhiều so với năm 2013.
So sánh tỷ lệ lợi nhuận của hoạt động TDCN so với tỷ lệ lợi nhuận của tín dụng toàn NH thì ta thấy hai mức tỷ lệ này không quá khác biệt. Khi ở năm 2012, tỷ lệ này của mảng TDCN là 8,07% nhỏ hơn mức 8,46% ở hoạt động tín dụng NH là 0,39% nhưng đến năm 2013 hai tỷ lệ này ngang bằng nhau ở mức 17% và đến năm 2014 mức tỷ lệ thu nhập ròng từ TDCN/ dư nợ TDCN đã vươt mặt mức tỷ lệ 6,37% của hoạt động tín dụng khi đạt mốc 6,68%. Điều này chứng tỏ dù tỷ trọng của hoạt động TDCN chỉ ở mức dưới 40% đối với hoạt động tín dụng NH nhưng mức lợi nhuận luôn ở ngưỡng ổn định và cao so với hoạt động tín dụng NH. Thiết nghĩ, NH nên có những bước tập trung vào bộ phận KH này để gia tăng thêm lợi nhuận cho NH.
2.3.3.2 Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân/ Lợi nhuận trước thuế. thuế.
Bảng 2.14 : Thu nhập từ hoạt động cho vay trên lợi nhuận trước thuế của Techcombank 2012 – 2014.
Đơn vị tính: triệu đồng
Tiêu chí 2012 2013 2014
Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân 241.573 299.155 495.804 Lợi nhuận trước thuế 1.017.856 878.206 1.417.021
Thu nhập ròng từ cho vay/ LNTT 23,73% 34,06% 34,99%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014)
Tỷ trọng thu nhập ròng của tín dụng cá nhân qua các năm tăng dần. Cụ thể là vào năm 2012, thu nhập ròng từ tín dụng cá nhân chỉ chiếm 23,73% trong LNTT nhưng đến năm 2013 đã tăng mạnh thêm 10,33% đạt 34,06%, chiếm một tỷ trọng khá lớn và tiếp tục tăng nhẹ thêm 0,93% vào năm 2014.
Việc tỷ số Thu nhập ròng từ cho vay cá nhân/ LNTT gia tăng và đạt lại mức ổn định trên tầm 34% có thể tiếp tục vào những năm sau. Bởi vì hiện nay
kinh tế vừa trải qua đợt suy thoái toàn cầu lớn đang có bước chuyển mình tuy nhiên rất chậm rãi. Các NH hiện nay đang trong giai đoạn “khát” khách hàng. Techcombank sẵn sàng tìm kiếm các KH cá nhân dù khoản vay nhỏ hơn KH doanh nghiệp nhưng v/ới việc tìm được các KH tốt và số lượng nhiều sẽ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển của Techcombank, giúp NH gia tăng thêm lợi nhuận.
2.3.3.3 Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân/ Tổng thu nhập cho vay. vay.
Bảng 2.15 : Thu nhập từ hoạt động cho vay trên trên lợi nhuận trước thuế của Techcombank 2012 – 2014.
Đơn vị tính: triệu đồng
Tiêu chí 2012 2013 2014
Thu nhập từ cho vay cá nhân 2.221.362 1.409.837 2.063.299 Thu nhập từ cho vay 5.772.630 4.335.662 5.115.573
Thu nhập cho vay cá nhân/ Thu nhập cho vay 38,48% 32,52% 40,33%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014)
Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng không cao bằng tín dụng doanh nghiệp nhưng vẫn ở mức khá ổn định và thực tế. Với các khoản vay được chia nhỏ như ở mảng KH cá nhân thì việc thu nợ đòi hỏi mất nhiều công sức hơn nhưng hoạt động tín dụng cá nhân trong các năm từ 2012 đến 2014 vẫn tạo ra nguồn lợi tốt cho NH khi chiếm tỷ lệ khá tốt vào cuối năm 2014 – 40,33% so với tổng thu nhập từ hoạt động cho vay. Dù con số này đã từng có sự trượt dốc khá nặng ở năm 2013 chỉ còn 32,52% so với mức 38,48% ở năm 2012, nguyên nhân do hoạt động tín dụng của Techcombank vào năm này có nhiều điều không thuận lợi, nhưng tình hình đã được thiện tích cực lại và ổn định như ở năm 2012 và các năm trước đó.
Con số Thu nhập từ cho vay cá nhân trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay cho biết cứ 100 đồng thu nhập từ hoạt động cho vay thì có bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động cá nhân. Ví dụ như năm 2014, cứ 100 đồng thu nhập cho
Những con số từ bảng 2.14 trên cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân của Techcombank vẫn rất được chú trọng và giữ vững. Tuy con số phần trăm thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân ở ngưỡng trung bình gần 40% nhưng với hoạt động tín dụng đang có sự cải thiện của Techcombank thì cũng là sự đi lên âm thầm của hoạt động tín dụng cá nhân.
CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM - TECHCOMBANK
3.1 Đánh giá hoạt đông tín dụng cá nhân của Techcombank 3.1.1 Tích cực