2.2.1 Phân tích doanh số cho vay
2.2.1.1 Theo thời hạn tín dụng
Bảng 2.4 : Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Đơn vị tính: Triệu đồng Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt đối Phần trăm Tuyệt đối Phần trăm Doanh số cho vay 31.683.762 28.996.173 32.776.345 (2.687.589) -8,48% 3.780.172 13,04% Ngắn hạn 15.965.448 9.884.795 13.867.672 (6.080.652) 61,91% 3.982.876 40,29% Trung và dài hạn 15.718.314 19.111.378 18.908.673 3.393.063 121,59% (202.704) -1,06%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014)
Bảng số liệu trên cho ta thấy Techcombank chủ yếu hướng mình đến mục tiêu dài hạn, đây là điều không còn mới mẻ với thị trường ngân hàng Việt Nam cũng như thực hiện đúng định hướng tương lai đề ra của NH khi mức cho vay trung và dài hạn từ năm 2013 đến hết 2014 luôn lớn hơn ngưỡng 50% trên tổng doanh số cho vay. Dù con số này có tăng giảm thất thường nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu.
Quan sát từ bảng số liệu 2.4 so sánh số liệu của 3 năm về doanh số cho vay của Techcombank trong 3 năm 2012 – 2013 – 2014, ta có thể thấy tình hình cho vay của NH có sự biến động khó lường. Doanh số cho vay của NH trong năm 2013 đã giảm 2.687.589 triệu đồng so với năm 2012, nguyên nhân là do tình
dù tình hình cho vay trung và dài hạn đã được cải tiện tốt nhưng vẫn không đảm bảo được việc phát triển doanh số cho vay. Để cải thiện tình hình, năm 2014, ban quản trị NH đã đề ra các sản phẩm khuyến mãi về lãi suất cũng như thời hạn đã giúp doanh số cho vay của NH có một bước tiến vượt trội so với năm 2013 là tăng doanh số thêm 3.780.172 triệu đồng (13,04%) so với năm 2013; đạt doanh số cho vay là 32.776.345 triệu đồng. Nhưng nếu bỏ qua năm 2013 thì việc tiến triển của 2014 không mấy là mạnh mẽ so với doanh số của năm 2012 khi chỉ tăng thêm 3,45% (tức 1.092.583 triệu đồng), nhưng đây cũng là sự nổ lực rất cố gắng của toàn thể Techcombank.
Ta có thể thấy, mức cho vay trung và dài hạn của Techcombank đều tăng nếu lấy năm 2012 làm gốc để so sánh. Điều này hoàn toàn hợp lý khi NH luôn hướng mình đến mục tiêu dài học, phát triển lâu dài dù đây sẽ là bước đi có nhiều rủi ro. Tuy so năm 2014 với năm 2013 thì doanh số cho vay trung dài hạn đã giảm nhẹ 1,06% (tức 202.704 triệu đồng) nhưng cũng không mấy ảnh hưởng đến kết quả chung khi doanh số cho trung dài hạn vẫn ở ngưỡng 18.908.673 triệu đồng, lớn hơn 57% của tổng doanh số cho vay trong năm 2014.
2.2.1.2 Theo sản phẩm
Bảng 2.5: Tình hình doanh số cho vay theo sản phẩm
Đơn vị tính: triệu đồng
Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt đối Phần trăm Tuyệt đối Phần trăm Doanh số cho vay 31.683.762 28.996.173 32.776.345 (2.687.589) -8,48% 3.780.172 13,04% Nhà mới 14.495.321 14.825.743 15.729.368 330.422 2,28% 903.625 6,09% Tiêu dùng 4.476.916 4.656.785 4.664.074 179.87 4,02% 7.289 0,16% Kinh doanh 7.296.770 7.797.071 8.741.451 500.301 6,86% 944.38 12,11% Thấu chi 2.249.547 1.339.623 2.720.437 (909.924) -40,45% 1.380.813 103,07% Khác 3.165.208 376.950 921.015 (2.788.258) -88,09% 544.065 144,33%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014)
Như đã đề cập ở phần 2.2.1.1 về sự biến động của doanh số cho vay thì ở mặt khác khi phân tích về doanh số cho vay này theo sản phẩm bao gồm nhà mới, vay tiêu dùng, vay kinh doanh, thấu chi và khác, ta có thể thấy được sự biến động trong cơ cấu các doanh mục. Doanh số cho vay 2013 giảm, không có nghĩa là tất cả doanh mục theo sản phẩm đều giảm mà nó có sự tăng giảm khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng cá nhân. Chẳng hạng như khách hàng vay mua nhà ở năm 2013 tăng 330,422 triệu đồng so với năm 2012 và tiếp tục tăng thêm 903,625 triệu đồng ở năm 2014. Về phần thấu chi thì ở năm 2013 giảm khá mạnh so với 2012 khi giảm hẳn 40.45% và tăng lại 103.07% ở năm 2014 so với 2013. Về việc vay khác cũng có vấn đề tương tự.
Vấn đề sản phẩm cho ta thấy nhu cầu của khách hàng cá nhân vay là bất thường ở từng năm và khó dự đoán chính xác, nhưng thiết nghĩ cũng cần có một
2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ 2.2.2.1 Theo thời hạn tín dụng 2.2.2.1 Theo thời hạn tín dụng
Bảng 2.6: Doanh số thu nợ của Techcombank theo thời hạn tín dụng
Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt đối Phần trăm Tuyệt đối Phần trăm Doanh số thu nợ 10.192.666 10.806.874 11.550.384 614.207 6,03% 743.510 6,88% Ngắn hạn 7.016.631 6.709.988 6.767.370 (306.644) -4,37% 57.382 0,86% Trung và dài hạn 3.176.035 4.096.886 4.783.014 920.851 28,99% 686.128 16,75%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014)
Doanh số thu nợ của Techcombank có xu hướng tăng dần qua các năm. Ở năm 2012 là 10.192.666 triệu đồng đã tăng thêm 614.207 triệu đồng ở năm 2013 và đạt mức 11.550.384 triệu đồng ở năm 2014.
Trong khi đó thì tình hình thu nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm. Ở năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn là 7.016.631 triệu đồng đã giảm xuống còn 6.709.988 triệu đồng ở năm 2013 và tăng không đáng kể đạt mức 6.776.370 triệu đồng. Nếu lấy năm 2012 làm gốc thì doanh số thu nợ ngắn hạn ở năm 2014 đã giảm 3,55% (tức 249.261 triệu đồng) và năm 2013 giảm 4,37% (tức 306.644 triệu đồng). Mức giảm này cũng không mấy lớn để có thể ảnh hướng đến tình hình cho vay chung khi con số của doanh số thu nợ ngắn hạn luôn đạt ở ngưỡng khoảng 60% hoặc hơn.
Còn về tình hình thu nợ trung và dài hạn lại có chiều hướng gia tăng. Khi ở năm 2012 là 3.176.035 triệu đồng đã tăng dần lên mức 4.096.886 triệu đồng ở năm 2013 và trên đà tăng đạt 4.783.014 triệu đồng ở năm 2014.
Tình hình thu nợ của Techcombank có vẻ khả quan và ngưỡng tốt khi luôn ổn định ở mức trung bình.
2.2.2.2 Theo sản phẩm
Bảng 2.7: Doanh số thu nợ của Techcombank theo sản phẩm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt đối Phần trăm Tuyệt đối Phần trăm Doanh số thu nợ 10.192.666 10.806.874 11.550.384 614.207 6,03% 743.510 6,88% Nhà mới 2.114.978 2.194.876 2.655.433 79.898 3,78% 460.557 20,98% Tiêu dùng 1.810.218 1.487.026 1.516.565 (323.192) -17,85% 29.539 1,99% Kinh doanh 5.914.804 6.502.496 6.661.106 587.692 9,94% 158.611 2,44% Thấu chi 315.973 499.278 592.535 183.305 58,01% 93.257 18,68% Khác 36.694 123.198 124.744 86.505 235,75% 1.546 1,25%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014)
Còn nếu chia doanh số thu nợ theo sản phẩm vay thì công tác thu nợ của Techcombank luôn ở hướng tích cực. Tỷ lệ thu nợ ở năm 2014 cho từng sản phẩm vay là Nhà mới 22,99% (tương đương 2.655.433 triệu đồng), tiêu dùng 13,13% (1.516.565 triệu đồng), Kinh doanh 57,67% (6.661.106 triệu đồng), thấu chi 5,13% (529.535 triệu đồng), thu nợ khác là 1,08% (124.744 triệu đồng); các con số này dao động tương đương trong ngưỡng kiểm soát ở năm 2013 và 2012; riêng thu nợ của cho vay mua nhà ở năm 2014 đã có mức tăng mạnh ở năm 2014, tăng 20,98% tức 460.557 triệu đồng và Thấu chi cũng ở ngưỡng thay đổi tăng khá cao là 18,68% tức 93.257 triệu đồng.
Tình hình thu nợ ổn định ở các mặt sản phẩm khác nhau cũng phản ánh được tình hình thu nợ đúng và chính xác của Techcombank, luôn theo dõi để có thể hoàn thành công tác thu nợ.
2.2.3 Phân tích dư nợ cho vay 2.2.3.1 Theo thời hạn tín dụng 2.2.3.1 Theo thời hạn tín dụng
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng của Techcombank
Đơn vị tính: triệu đồng Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt đối Phần trăm Tuyệt đối Phần trăm Dư nợ cho vay 27.532.352 22.851.452 30.903.906 (4.680.900) -17,00% 8.052.454 35,24% Ngắn hạn 14.699.523 11.405.160 13.001.273 (3.294.363) -22,41% 1.596.114 13,99% Trung và dài hạn 12.832.829 11.446.292 17.902.633 (1.386.537) -10,80% 6.456.340 56,41%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2012 - 2014)
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay của năm 2013 đã giảm so với năm 2012. Điều này hoàn toàn đúng và không phải là con số xấu khi phản ánh về ngân hàng khi nói dư nợ quá cao hay quá thấp, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Như được biết, dư nợ của một Ngân hàng sẽ tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Như đã phân tích ở trên về doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ, thì việc thu nợ trong năm 2013 đã tăng so với 2012 trong khi doanh số cho vay lại giảm. Việc thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì dư nợ sẽ càng ít đi. Con số dư nợ này không phải chỉ là con số phải thu còn lại trong năm khi ta lấy doanh số thu nợ trừ đi doanh số thu nợ, mà nó còn bao gồm số tiền lũy kế chưa thu hồi của các năm trước từ việc cho vay.
Xét về dư nợ ngắn hạn thì từ năm 2012 đến hết 2013 con số này đã giảm hẳn 22,41% (tức 3.294.363 triệu đồng) và tăng không bằng giảm ở con số chỉ 1.596.114 triệu đồng vào năm 2014.
Còn về doanh số dư nợ trung và dài hạn năm 2013 đã giảm 10,8% so với năm 2012 và tăng lại 56,41% ở năm 2014 đạt con số 6.456.340 triệu đồng chiếm 56.41% so với dư nợ cho vay năm 2014. Tham khảo bảng số liệu 2.8 đã cung cấp trên, tỷ trọng của doanh số dư nợ trung và dài hạn qua các năm tăng dần tỷ trọng từ mức dưới 50% ở năm 2012 đến mức 50% ở năm 2013 và đã lớn hơn ngưỡng 50% ở năm 2014 so với tổng dư nợ cho vay, cho thấy Techcombank hướng tập trung cho vay dài hạn, tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với KH, nhưng đây là bộ phận KH cá nhân nên đây cũng khá là bước đi mạo hiểm của Techcombank. Việc cho KH cá nhân vay trung và dài hạn chủ yếu là vay mua nhà mới; vay sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đình. Việc duy trì dư nợ trung và dài hạn ở mức cao sẽ khiến NH gặp nhiều rủi ro cũng như phát sinh chi phí lãi nhiều. Dù thế, nhìn chung thì dư nợ cho vay KH cá nhân của Techcombank không cao so với doanh số cho vay, vì con số này còn bao gồm dư nợ của các năm trước.
2.2.3.2 Theo sản phẩm
Bảng 2.9: Tình hình dư nợ cho vay theo sản phẩm của Techcombank
Đơn vị tính: triệu đồng
Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt đối Phần trăm Tuyệt đối Phần trăm Doanh số thu nợ 27.532.352 22.851.452 30.903.906 (4.680.900) -17% 8.052.454 35,24% Nhà mới 15.693.441 16.201.679 21.156.814 508.239 3,24% 4.955.135 30,58% Tiêu dùng 1.679.473 1.828.116 3.689.926 148.643 8,85% 1.861.810 101,84% Kinh doanh 2.257.653 2.445.105 3.915.525 187.453 8,30% 1.470.420 60,14% Thấu chi 1.817.135 2.262.294 1.832.602 445.159 24,50% -429.692 -18,99% Khác 6.084.650 114.257 309.039 (5.970.393) - 98,12% 194.782 170,48%
Tình hình dư nợ cho vay theo sản phẩm đã số tăng theo thời gian. Dư nợ cho vay tiêu dùng khi ở năm 2013 chi tăng nhẹ 8,85% (148.643 triệu đồng) so với 2012 nhưng đã tăng mạnh tới 101,84% (1.861.810 triệu đồng) ở năm 2014 so với 2013. Tình hình dư nợ cho vay kinh doanh và nhà mới cũng tương tự, khi ở năm 2012 dư nợ cho vay của nhà mới là 15.693.441 triệu đồng đã tăng thêm 3,24% đạt mức 16.201.679 triệu đồng và tiếp tục tăng thêm 4.955.135 triệu đồng vào năm 2014 đạt con số 21.156.814 triệu đồng.; còn về kinh doanh thì năm 2013 đã tăng 187.453 triệu đồng so với 2012 và tiếp tục tăng thêm 1.470.420 triệu đồng vào năm 2014.
Dư nợ cho vay thấu chi trong năm 2013 đã tăng 24,5% (445.159 triệu đồng) so với 2012 và cũng giảm một con số tương đương là 429.692 triệu đồng trở về gần với con số 1.817.135 triệu đồng của 2012 là 1.832.602 triệu đồng.
2.3 Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại Techcombank 2.3.1 Đánh giá về quy mô cho vay cá nhân 2.3.1 Đánh giá về quy mô cho vay cá nhân
Bảng 2.10 : Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại Techcombank 2012 - 2014 Tiêu chí 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 Tuyệt đối Phần trăm Tuyệt đối Phần trăm Doanh số cho vay TDCN 31.683.762 28.996.173 32.776.345 (2.687.589) -8,48% 3.780.172 13,04% Doanh số thu nợ TDCN 10.192.666 10.806.874 11.550.384 614.208 6,03% 743.510 6,88% Dư nợ TDCN 27.532.352 22.851.452 30.903.906 (4.680.900) -17,00% 8.052.454 35,24%
Doanh số cho vay cá nhân của Techcombank năm 2013 có giảm hơn so với 2012 nhưng đã được khắc phục, gia tăng lại ở ngưỡng cao hơn 2012. Chỉ tiêu này ở Techcombank là khá cao ở ngưỡng trung bình 3 năm là 30.000 tỷ đồng, cho thấy mức độ hoạt động của NH có sự hiệu quả và ổn định (chỉ tiêu này có giảm có tăng nhưng ở mức tương đối đều nhau)
Chỉ tiêu dư nợ TDCN của NH cao chứng tỏ NH cho vay được nhiều, uy tín của ngân hàng tốt, chất lượng tín dụng cá nhân tương đối cao, có sức hút đối với KH cá nhân. Còn nếu chỉ tiêu dư nợ này thấp thì ngược lại, chất lượng tín dụng và uy tín của NH không đủ tốt để thu hút KH vay cũng như có thể do các nguyên nhân khác từ NH như chưa chú trọng vào hoạt động TDCN, khả năng tiếp thị kém, lãi suất chưa thật sự hấp dẫn,… Dư nợ tín dụng càng cao sẽ tạo ra nguồn thu nhập lớn cho NH. Tuy nhiên, khi đánh giá chúng ta không nên chỉ dựa vào mỗi chỉ tiêu này để đánh giá vì vẫn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng và tùy vào từng thời điểm mà chỉ tiêu này sẽ phản ánh thực trạng khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá chúng ta cần đặt vào các mối quan hệ khác như với thu nhập tín dụng, nợ xấu, nợ quá hạn, … Ta có thể thấy dư nợ TDCN ở năm 2013 đã giảm so với năm 2012 nhưng đến năm 2014 đã tăng đạt mức 30.903.906 triệu đồng, cao hơn hẳn năm 2012. Con số này cao và có xu hướng tăng cho thấy quy mô tín dụng NH lớn và có xu hướng mở rộng.
Cả 2 chỉ tiêu trên đều phản ánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng và cả về quy mô tín dụng của ngân hàng ở bộ phận KH cá nhân của NH. Nhìn chung, ta thấy dư nợ TDCN của năm 2014 đã tăng hẳn 35,24% so với năm 2013 dù đã từng giảm 17% ở năm này so với 2012; doanh số cho vay KH cá nhân cũng tăng 13,04% ở năm 2014 so với 2013. Doanh số cho vay cá nhân (32.776.345 triệu đồng – 2014) và dư nợ tín dụng cá nhân (30.903.906 triệu đồng - 2014) là khá lớn phản ánh quy mô tín dụng cá nhân của Techcombank khá lớn và ổn định, ngoài ra hai chỉ tiêu này đang có xu thế tăng chứng tỏ NH đang muốn mở rộng quy mô tín dụng của mình ở mảng tín dụng cá nhân và cho thấy thêm khả năng về nguồn vốn của NH – vốn tự có và vốn huy
2.3.2 Đánh giá về chất lượng tín dụng cá nhân
Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng các yêu cầu hợp lý của KH có sự lựa chọn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NH.
Chất lượng tín dụng chính là chất lượng các món vay, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được KH sử dụng có mục đích, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả nợ NH đúng hạn, bù đáp được chi phí và có lợi nhuận. Điều này có nghĩa là NH vừa tạo ra hiệu quả kinh tế vừa đem lại hiệu quả xã hội.
2.3.2.1 Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.11 : Tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank năm 2012 - 2014
Tỷ lệ nợ quá hạn 2012 2013 2014
Tín dụng cá nhân 2,98% 6,20% 3,62%
Toàn hoạt động tín dụng 5,54% 7,60% 4,41%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nội bộ Techcombank năm 2012 - 2014)
Nhìn từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank có sự tăng giảm thất thường nhưng con số ở cuối năm 2014 đã có sức khả quan hơn nhiều. Nhìn chung thì tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân cao hơn doanh nghiệp và chiếm phần lớn dù quy mô nhỏ hơn, tuy nhiên thì tỷ lệ này vẫn ở ngưỡng cho phép và cho thấy mức độ an toàn trong công tác thẩm định và thu hồi nợ.
Nhưng tại sao tỷ lệ này lại tăng một cách nhanh chóng vào năm 2013 và