Tình hình nợ xấu tín dụng cá nhân theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tín dụng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh tân bình giai đoạn 2013 – 2014 (Trang 46 - 51)

Bảng 2.6. Tình hình nợ xấu tín dụng cá nhân theo nhóm nợ của ngân hàng BIDV chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2013 – 2014

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014 so với 2013

Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

Nhóm 3 1.317 3.236 1.919 145,71

Nhóm 4 354 809 455 128,53

Nhóm 5 1.543 4.945 3.402 202,48

Tổng 3.214 8.990 5.776 179,71

35

Biểu đồ 2.3. Tình hình nợ xấu tín dụng cá nhân theo nhóm nợ của ngân hàng BIDV chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2013 – 2014

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của ngân hàng BIDV – chi nhánh Tân Bình

Qua biểu đồ ta thấy tình hình nợ xấu tín dụng cá nhân của ngân hàng theo nhóm đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2013 nợ nhóm 3 là 1.317 triệu đồng, chiếm 40,98%. Sang năm 2014 nợ nhóm 3 là 3.236 triệu đồng tăng 145,71% so với năm 2013. Mặc dù nợ nhóm 3 năm 2014 cao hơn nợ nhóm 3 năm 2013 nhưng so với tổng dư nợ thì năm 2013 nợ nhóm 3 chiếm một tỷ lệ khá lớn là do năm 2013 chi nhánh mới đi vào hoạt động nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ, đồng thời năm 2014 người dân làm ăn có hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nên công tác thu hồi nợ của cán bộ ngân hàng thuận lợi và đạt kết quả tốt, từ đó dẫn đến nợ nhóm 3 giảm đáng kể. Bên cạnh đó, còn có một số khách hàng chưa trả được nợ chuyển từ nợ nhóm 2 sang nợ nhóm 3 nhưng không đáng kể.

Nợ nhóm 4 chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nợ xấu tín dụng cá nhân của ngân hàng. Năm 2013 nợ nhóm 4 là 354 triệu đồng, sang năm 2014 nợ nhóm 4 là 809 triệu đồng, tăng 128,53% so với năm 2013 là do một phần nợ nhóm 3 chuyển sang. Ngoài ra, năm 2013 chi nhánh mới đi vào hoạt động nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 Năm 2013 Năm 2014 1.317 3.236 354 809 1.543 4.945 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

36

và thu hồi nợ nên nợ nhóm 4 năm 2013 còn khá cao so với tổng dư nợ. Tuy nhiên đến năm 2014 thì chi nhánh dần ổn định và có những chính sách tín dụng nhằm quản lý công tác thu hồi nợ.

Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu tín dụng cá nhân của ngân hàng. Năm 2013 nợ nhóm 5 là 1.543 triệu đồng, chiếm 48,01% trong tổng nợ xấu tín dụng cá nhân của ngân hàng. Sang năm 2014 nợ nhóm 5 là 4.945 triệu đồng, tăng 202,48% so với năm 2013 là do dư nợ của năm 2013 và nợ nhóm 4 chuyển sang một phần, ngoài ra do khách hàng sử dụng sai mục đích vốn vay nên dẫn đến việc không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, một số cán bộ tín dụng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng các quy định của ngân hàng đề ra.

Tóm lại, hoạt động tín dụng của ngân hàng là rất tốt. Nợ xấu chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu nợ của ngân hàng dưới 3%. Để có thể quản lý tình hình nợ xấu tốt hơn cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản nợ, thực hiện đúng quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh thêm các khoản nợ xấu. Có như vậy thì công tác tín dụng mới ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả bền vững.

2.3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu nợ quá hạn nhằm đánh giá và phản ánh chất lượng tín dụng một cách rõ rệt. Nợ quá hạn có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu.

Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân của ngân hàng BIDV chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2013 - 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Nợ quá hạn 6.574 9.480

Dư nợ 112.000 338.000

Tỷ lệ nợ quá hạn 5,87% 2,8%

37

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng dao động ở mức 2,5% - 6% trên với tổng dư nợ. Tỷ lệ này được đánh giá là cao so với quy định trong Thông tư 13/2012 của NHNN là tỷ lệ nợ quá hạn chỉ được ở mức 5%.

Năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 5,87% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Trong đó, nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng trên 51% trong tổng nợ quá hạn tín dụng cá nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với toàn ngành ngân hàng. Năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng là 2,8%, mặc dù nợ quá hạn năm 2014 tăng so với năm 2013 nhưng xét về tỷ lệ nợ quá hạn thì năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 5,87% xuống còn 2,8% là do ngân hàng đề ra những giải pháp hữu hiệu và triệt để nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn một cách tốt nhất.

Nợ quá hạn có xu hướng tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Do chất lượng các khoản vay bị sụt giảm nên các ngân hàng buộc phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng như làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Hơn nữa, việc các khoản vay không thanh toán nợ đúng hạn sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng khi đến hạn thanh toán các khoản vay huy động từ phía khách hàng. Khi khả năng thanh khoản bị đe dọa thì hoạt động của ngân hàng sẽ không ổn định và có xu hướng sụt giảm rất nhiều.

2.3.3. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dùng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, nợ xấu là một trong những vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của ngân hàng và là một trong những rủi ro được ngân hàng quan tâm hàng đầu.

Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân của ngân hàng BIDV chi nhánh Tân Bình giai đoạn 2013 – 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Nợ xấu 3.214 8.990

Dư nợ 112.000 338.000

Tỷ lệ nợ xấu 2,87% 2,66%

38

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2013 – 2014 chiếm tỷ trọng khoảng 2,5% - 3% và giảm từ năm 2013 sang năm 2014. Đây có thể được xem là tín hiệu tốt trong việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng nợ xấu của ngân hàng vào năm 2013 là 2,87% trên tổng dư nợ cá nhân. Vào năm 2014 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống 2,66% so với năm 2013. Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm này là do lãi suất cho vay của ngân hàng vào năm 2013 quá cao đã ảnh hưởng đến khả năng chi trả của khách hàng, ngoài ra do công tác thẩm định cho vay tốt, ngân hàng có những biện pháp thu hồi nợ tốt nên tỷ lệ nợ xấu năm 2014 có phần giảm so với năm 2013 nhưng không đáng kể. Có thể thấy nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu tín dụng cá nhân, càng cho thấy mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng.

Việc các tài sản đảm bảo cho các khoản nợ quá hạn, nợ xấu khả năng phát mại là không cao. Đối với các tài sản là bất động sản, do sự trầm lắng của thị trường nên giá trị tài sản thấp. Các tài sản như máy móc, trang thiết bị thì hầu hết đều mang tính đặc thù ngành nghề nên khả năng phát mại cũng rất thấp. Đối với tài sản thế chấp là hàng tồn kho luân chuyển cũng khó có thể phát mại khi mà nền kinh tế đang đình trệ.

Tuy nợ xấu của ngân hàng vẫn ở mức thấp so với toàn ngành ngân hàng trong cả giai đoạn 2013 – 2014 và mức nợ xấu của ngân hàng vẫn nhỏ hơn theo yêu cầu của quốc tế là nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, có thể nói nợ xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng. Khi nợ xấu gia tăng thì số tiền trích lập dự phòng rủi ro phải tăng lên và ngân hàng sẽ mất đi một khoản cho vay khách hàng. Việc trích lập dự phòng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cho vay của ngân hàng, đó có thể được xem là khoản chi phí cơ hội khá cao khi mà ngân hàng không thể sử dụng số tiền huy động để cho vay thay vào đó phải sử dụng để dự phòng cho những khoản không thu được nợ trước đó. Hơn nữa, để có thể giảm được nợ xấu và tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ thì ngân hàng phải tiến hành giảm lãi suất điều này cũng đã làm giảm đi lợi nhuận và kìm hãm sự gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Bị ứ đọng vốn nên nợ xấu còn khiến cho ngân hàng không có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng.

39

Một phần của tài liệu Phân tích tín dụng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh tân bình giai đoạn 2013 – 2014 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)