Nhận diện các protein lá mẫu DT12 thí nghiệm

Một phần của tài liệu Phân tích thành phần điện di protein lá của giống đậu tương DT12 nhiễm bệnh gỉ sắt khi xử lý phức đất hiếm (Trang 52 - 54)

3. Nội dung nghiên cứu

3.5. Nhận diện các protein lá mẫu DT12 thí nghiệm

Tiến hành phân tích nhận diện các điểm protein lá trên bản điện di 2DE của mẫu DT12 thí nghiệm có tính kháng bệnh gỉ sắt nhằm đánh giá, tìm hiểu hệ protein của đậu tương sau khi phun phức đất hiếm. Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và cắt 60 điểm. Trong tổng số 104 điểm, có nhiều điểm là tương đồng hoặc isoform nên chúng tôi chỉ lựa chọn phân tích 60 điểm không trùng lặp. Gel sau khi cắt được thủy phân bằng trypsin và tiến hành nhận diện trên hệ thống sắc ký lỏng kết nối khối phổ ESI- QTRAP.

Kết quả nhận diện cho thấy có 24 protein đã được phát hiện trong tổng số 60 điểm được phân tích. Các protein được phát hiện là: Rubisco activase chloroplast precursor; Rubisco large subunit; Rubisco small chain; Rubisco small subunit; PSI PsaN subunit; PSI reaction centre subunit; PSII Oxygen- evolving enhancer protein; Ribulose-phosphate 3-epimerase; Phosphoribulokinase; Phosphoglycerate kinase; Peroxisomal glycolate oxidase; Glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase; Chlorophyll a/b binding protein; Glycine hydroxymethyltransferase; Methionine synthase; Glutamine synthetase; Ribose 5-phosphate isomerase; Ribose 5-phosphate isomerase; ATP synthase beta subunit; ATPase a subunit; Ascorbate peroxidase 2; Catalase; Ferrodoxin; Heat shock protein 70. Phân tích chức năng các protein trên chúng tôi nhận thấy 24 protein được phát hiện thuộc các nhóm liên quan đến quá trình quang hợp, các protein liên quan đến quá trình vận chuyển điện tử, con đường đường phân, các enzyme chuyển hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng lượng, protein dự trữ, protein trao đổi chất và đặc biệt có các protein liên quan đến kháng bệnh đó là các protein ascorbate peroxidase 2, catalase. Phát hiện các protein kháng bệnh trong lá đậu tương DT12 có tính kháng cho thấy vai trò của chúng trong quá trình để kháng, bảo vệ. Trên thế giới, đã có một số tác giả nghiên cứu nhận diện các protein lá đâu tương sử dụng phương pháp điện di 2DE và nhận diện bằng khối phổ. Park và cộng sự (2009) đã sử dụng kỹ thuật 2DE và phát hiện được 20 protein ở lá [63]. Trong nghiên cứu của Krishman và cộng sự, tác giả đã phát hiện được 28 protein trong lá đậu tương [50].

Kết quả của chúng tôi đã xác định được 24 protein trong lá đậu tương giống DT12 có tính kháng bệnh sau khi xử lý với phức chất hiếm. Đây là những số liệu cho phép chúng tôi tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo, nhằm so sánh sự khác biệt giữa mẫu DT12 đối chứng và DT12 thí nghiệm nhằm tìm hiểu hệ protein lá biểu hiện và biến đổi như thế nào sau khi được xử lý với phức đất hiếm. Có mối liên quan nào giữa phức đất hiếm đến khả năng kháng bệnh không. Năm 1980, tác giả Kawasaki đã áp dụng các nguyên tố đất hiếm để ngăn ngừa bệnh mềm thối bắp cải đã được cấp bằng sáng chế ở Nhật Bản. Ngoài ra, khi nghiên cứu tác động của nguyên tố đất hiếm trong cây ngô tác giả cho thấy đất hiếm có thể tăng hoạt động peroxidase và superoxide dismutase, hàm lượng sinh hóa và có tác động đến sản lượng và khả năng chống áp lực đối với cây ngô [23]. Như vậy, rõ ràng các nghiên cứu ở một số đối tượng khác như ngô, cải bắp đã cho thấy phức đất hiếm có khả năng tác động làm tăng sản lượng, tăng khả năng chống bệnh của cây trồng. Đây chính là luận điểm để chúng tôi tiến hành so sánh mức độ biểu hiện protein của lá đậu tương sau khi được xử lý đất hiếm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phân tích thành phần điện di protein lá của giống đậu tương DT12 nhiễm bệnh gỉ sắt khi xử lý phức đất hiếm (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)