3. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nhiễm bệnh nhân tạo và thu mẫu lá
Thí nghiệm được bố trí trong khu cách biệt của nhà lưới với 3 lần nhắc lại để đánh giá khả năng kháng bệnh của giống ĐT12 sau khi được xử lý bằng phức đất hiếm “Thủy tiên”. Mẫu đối chứng là mẫu kháng DT2000. Nguồn gốc của các giống thí nghiệm được trình bày như bảng 2.1.
Bảng 2.1. Nguồn gốc, đặc điểm của giống thí nghiệm
Giống Nguồn gốc Đặc điểm
DT12 Từ tập đoàn nhập nội giống của
Trung Quốc .
DT2000 Kháng gỉ sắt ở mức độ tốt
Kỹ thuật lây nhiễm:
Khi lây nhiễm, rửa bào tử trực tiếp trên lá với nước cất vô trùng, lọc qua một lần vải để loại bỏ cặn bẩn, xác định mật độ bào tử trong dịch vẩn bằng buồng đếm Goriaev dưới kính hiển vi và điều chỉnh bằng phương pháp pha loãng. Dịch vẩn bào tử với mật độ 5× 104
bào tử / ml được đưa đều lên hai mặt lá bằng bình phun với lượng phun 0,5 ml/ dm2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trình tự nhiễm bệnh được xác định như sau:
Giống đậu tương ĐT12 được gieo trong nhà lưới trên cùng một nền đất và được chăm sóc với cùng một điều kiện (hình 2.1). Khi cây có một lá kép được mở hoàn toàn, việc lây nhiễm mới được thực hiện.
Dịch vẩn bào tử với mật độ 5×104
bào tử/ ml được đưa đều lên hai mặt lá bằng bình phun với lượng phun 0,5ml/ dm2
lá.
Độ ẩm bão hòa được tạo ra trong thời gian 24 giờ bằng cách phủ nilon lên cây. Trước đó, cây được tưới đẫm nước, đồng thời mặt trong của túi cũng được phun nước lên. Sau đó cây được để trong điều kiện phát triển bình thường trong nhà lưới và tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cao.
Hình 2.1. Các giống đậu tương được trồng trên đồng ruộng tại Viện bảo vệ thực vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cách bố trí thí ngiệm:
Lô đối chứng dương DT2000: là chủng kháng bệnh gỉ sắt được trồng
cách biệt với các lô nhiễm bệnh
Lô DT12 đối chứng: Sau khi cây phun nhiễm bệnh lên cây DT12
được 9 ngày ta thu mẫu lá.
Lô DT12 thí nghiệm: Sau khi phun nhiễm bệnh lên cây DT12 được 6
ngày ta tiến hành phun phức đất hiếm “Thủy tiên” với 4 nồng độ sau: 0,2% ; 0,3%; 0,4%; 0,5%. Với mỗi nồng độ nhắc lại ba lần. Ba ngày sau thu mẫu lá. Do kinh phí thực hiện đề tài có hạn nên chúng tôi lựa chọn nồng độ 0,2% để tiến hành tách chiết protein lá đậu tương và điện di hai chiều.Vì bằng mắt thường chúng tôi nhận thấy ở nồng độ 0.2% lá thí nghiệm cũng đã có biểu hện kháng với bệnh gỉ sắt.