Kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Những vấn đề phát triển nổi bật của ai cập và khả năng hợp tác với việt nam đến năm 2020 (Trang 68 - 71)

Có thể nói, việc ông El Sisi lên làm tổng thống là tiền đề cho những thay đổi sau này về kinh tế và xã hội tại Ai Cập.

Về kinh tế và xã hội, ông El Sisi sẽ đối mặt với tình trạng lạm phát lên tới 12%, trong khi tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm mạnh từ mức trung bình 6%-7% dưới thời Mubarak xuống còn khoảng 2%, thâm hụt ngân sách ở mức 34,8 tỷ USD - tương đương 14% GDP, chủ yếu do các chương trình trợ cấp hết sức tốn kém và thất thoát lớn, nợ công chiếm khoảng 80% GDP, dự trữ ngoại tệ giảm từ mức 36 tỷ USD hồi tháng 1/2011 xuống còn khoảng 17 tỷ USD mặc dù Ai Cập đã nhận được khoảng 18 tỷ USD viện trợ tài chính và năng lượng từ các nước đồng minh vùng Vịnh kể từ khi ông Morsi bị lật đổ.

Bất ổn an ninh khiến nguồn thu từ ngành du lịch giảm xuống còn 5,8 tỷ USD năm 2013 từ mức kỷ lục 12,5 tỷ USD năm 2010, đồng thời khiến hàng triệu người mất việc làm. Bức tranh kinh tế ảm đạm khiến đời sống người dân ngày càng khốn khó. Gần 40% dân số Ai Cập, tức khoảng 34 triệu người, đang sống ở mức cận nghèo đói. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới 13,4%, trong đó gần 70% số người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15-29 tuổi.

Những biến động chính trị to lớn đặt Ai Cập trước nhiều khó khăn, song đất nước này cũng đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, do quá trình cải cách, chuyển đổi, nâng cao hiệu quả kinh tế quốc gia đã được khởi động từ rất nhiều năm trước và các kết quả này là không thể phủ nhận. Trong suốt nhiều năm, Ai Cập thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô tân tự do trong khuôn khổ của Chương trình điều chỉnh cơ cấu và ổn định do IMF bảo trợ. Mục tiêu chung của chương trình cải cách này là xóa bỏ thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế. Ai

67

Cập đã tái cơ cấu khu vực tài chính, đồng bộ hóa các quy định về hoạt động kinh doanh và tiếp tục tự do hóa hoạt động ngoại thương. Đến hết năm 2010, công cuộc cải cách này đã có kết quả rõ ràng: kinh tế Ai Cập tăng trưởng từ 4,5% năm 2004 lên 7,2% năm 2008. Trong những năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008- 2010, Ai Cập đã giữ vững tốc độ tăng trưởng 5%/ năm. Nền kinh tế Ai Cập đã cải thiện rõ rệt và được cộng đồng quốc tế ghi nhận:

 Môi trường kinh doanh đầu tư của Ai Cập được cải thiện và lọt vào danh sách các quốc gia cải cách tốt nhất trong Báo cáo năm 2010 của Ngân hàng thế giới.

 Ai Cập thành công trong loại bỏ các cản trở trong khả năng tiếp cận nguồn ngoại hối, giảm thuế nhập khẩu từ mức trung bình hơn 30% xuống còn 6,9% kể từ 2007, cải tiến các thủ tục thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động đăng ký kinh doanh, điều này giúp Ai Cập hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Với những cố gắng điều hành đất nước của chính phủ mới, Ai Cập đã có nhiều chuyển biến kinh tế tích cực, được nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận như một thị trường đầy hứa hẹn.

Những định hướng cải cách kinh tế lớn thời kỳ trước đó vẫn được tiếp tục trong thời kỳ mới như: Đẩy mạnh tư nhân hóa để giảm số lượng các doanh nghiệp nhà nước và tăng hiệu quả kinh tế; tiếp tục cải cách hệ thống tài chính để tăng tính minh bạch, đảm bảo nền tài chính lành mạnh và giảm tập trung ngân hàng; đẩy mạnh Chương trình đối tác nhà nước- tư nhân để thu hút các nguồn lực tư nhân cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Tuy chỉ số GDP giảm mạnh chỉ còn 2,2% trong năm tài chính 2010- 2011, song chính phủ Ai Cập đã mạnh tay thực hiện một loạt các động thái đầu tư để phục hồi và ổn định nền kinh tế gồm: chống phá giái đồng nội tệ, lập quỹ bình ổn thị trường chứng khoán, đàm phán và nhận được cam kết tài trợ của WB.

Với những kết quả bước đầu như vậy, có thể nhìn nhận rằng Ai Cập đầy khó khăn hiện nay chỉ là hình ảnh mang tính chất ngắn hạn, và đất nước Kim tự tháp thời kỳ hậu Mubarak vẫn nổi lên như một mảnh đất đầy triển vọng về các cơ hội

68

đầu tư. Tất nhiên nền kinh tế này chỉ có thể phát triển khi hình hình chính trị sớm ổn định và các chủ trương cải cách vẫn tiếp tục diễn ra.

Nhìn chung, tất cả các vấn đề chính trị- kinh tế- xã hội tại Ai Cập có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau, trong đó khôi phục an ninh là vấn đề then chốt nhất, giúp tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và giải quyết tình trạng thất nghiệp. Khi kinh tế phát triển, người dân được đảm bảo “cơm no, áo ấm” và các quyền tự do, trong khi bạo lực và khủng bố vốn có nguồn gốc từ bất công và nghèo đói sẽ không còn đất sống. Việc giải quyết các vấn đề trong nước cũng sẽ giúp Ai Cập có thêm nguồn lực để bảo vệ các lợi ích của mình và khôi phục vị thế quốc gia.

Tuy nhiên, viễn cảnh “trong ấm, ngoài êm” này chỉ đạt được khi chính quyền mới của Ai Cập có chính sách đúng đắn để thúc đẩy hòa giải dân tộc, giành sự cảm thông, chia sẻ của người dân về các chương trình cải cách kinh tế cấp thiết cũng như thu hút sự chung vai gánh vác của tất cả các đảng phái chính trị nhằm đưa đất nước thoát khỏicuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay. Ngược lại, việc tiếp tục chính sách đàn áp nhằm vào cả phe Hồi giáo lẫn các lực lượng thanh niên cách mạng và các nhà hoạt động sẽ chỉ khiến tình hình thêm bất ổn.

Trên thực tế, dù giành được chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu vừa qua, niềm vui của ông El Sisi cũng không được trọn vẹn khi tỷ lệ cử tri đi bầu thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Kết quả này một phần xuất phát từ những động thái sai lầm của ông El Sisi, khiến một bộ phận lớn thanh niên - khối cử tri lớn nhất tại Ai Cập và từng là lực lượng đi đầu lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Mohamed Morsi - xa lánh và quyết định tẩy chay bầu cử. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng tới tính hợp pháp của ông El Sisi và lộ trình chuyển tiếp chính trị hiện nay, đồng thời có thể khích lệ và tập hợp các lực lượng đối lập. Đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với ông El Sisi nếu không muốn đi vào vết xe đổ của hai người tiền nhiệm. Rõ ràng, tổng thống đắc cử El Sisi hiểu rất rõ tình hình nguy cấp hiện nay của đất nước và hoàn toàn ý thức được rằng chỉ có đoàn kết dân tộc mới giúp Ai Cập vượt qua mọi khó khăn, thử thách và vươn lên phát triển hùng mạnh.

69

Một phần của tài liệu Những vấn đề phát triển nổi bật của ai cập và khả năng hợp tác với việt nam đến năm 2020 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)