Về chính trị

Một phần của tài liệu Những vấn đề phát triển nổi bật của ai cập và khả năng hợp tác với việt nam đến năm 2020 (Trang 66 - 68)

Đánh giá về các chính sách đối ngoại của Ai Cập

Thời gian gần đây, Ai Cập đang dần khẳng định lại vị thế quan trọng của mình ở Trung Đông - Bắc Phi, đặc biệt sau chuyến đi thành công của tổng thống El Sisi đến Mỹ để tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 25/09/2014. Bài phát biểu của tổng thống El Sisi tại phiên họp này được dư luận Ai Cập và quốc tế đánh giá cao, thể hiện vai trò của nước này trong giải quyết các vấn đề khu vực.

Trong chính sách đối ngoại, Ai Cập tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ chiến lược với Mỹ, phương Tây và các đồng minh trong khối Arab, đồng thời tích cực tham gia giải quyết các vấn đề, điểm nóng ở khu vực, như: Tiến trình hòa bình Trung Đông, vấn đề Libya, Iraq, cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Đến thời điểm này, Mỹ và các đồng minh phương Tây thừa nhận rằng, chính sách chống khủng bố mà Ai Cập đang thực hiện, là phù hợp với cuộc chiến chống khủng bố quốc tế do Mỹ phát động.

Nhiều vấn đề nóng trong khu vực, nếu không có vai trò của Ai Cập, thì sẽ rất khó khăn để các bên liên quan đạt được một giải pháp toàn diện. Đơn cử trong vấn

65

đề Syria, Ai Cập được đánh giá là quốc gia khu vực duy nhất có khả năng làm cầu nối giữa chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad với lực lượng đối lập. Hay trong giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và phong trào hồi giáo vũ trang Hamas ở Dải Gaza, Ai Cập đã thành công trong vai trò làm trung gian hòa giải.

Đánh giá về các chính sách đối nội của Ai Cập

Về khía cạnh an ninh, Ai Cập tiến hành các hoạt động chống khủng bố không phải chỉ để lấy lại sự ổn định cần thiết, mà còn nhằm loại bỏ hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố khỏi nước này. Tuy nhiên, đây không phải là một thử thách dễ dàng với chính quyền của ông El Sisi, khi yếu tố Hồi giáo đã thâm nhập sâu vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Ai Cập, đặc biệt đã phát triển mạnh dưới thời cựu Tổng thống Mohamed Morsi. Vấn đề này đã khiến cho cuộc chiến chống khủng bố của Ai Cập càng trở nên khó khăn và lâu dài hơn.

Thực tế cho thấy, sau cuộc chính biến lật đổ chế độ Morsi hồi tháng 7/2013, xóa bỏ vai trò của tổ chức MB, các cuộc tấn công của các nhóm Hồi giáo cực đoan nhằm vào lực lượng an ninh, cảnh sát Ai Cập gia tăng theo cấp số nhân. Chính quyền Ai Cập cho rằng, việc gia tăng các hoạt động chống đối gần đây có liên quan đến tổ chức MB và chi nhánh mạng lưới khủng bố al-Qaeda ở khu vực. Điều này đã đe dọa nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế của Ai Cập.

Chiến thắng áp đảo của ông El Sisi trong cuộc bầu cử Tổng thống Ai Cập hồi tháng 5 vừa qua, không chỉ để thiết lập, khôi phục trạng thái an ninh, mà còn giúp khôi phục sự ổn định thông qua việc tôn trọng các quy định của pháp luật và quyền con người. Kể từ khi xảy ra cuộc chính biến lật đổ chế độ Morsi, Ai Cập đã tuân thủ nghiêm ngặt một lộ trình rõ ràng và minh bạch, biểu thị quyết tâm của Chính phủ muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Ai Cập. Trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và chống tham nhũng cũng được ưu tiên trong nhiệm kỳ của tổng thống El-Sisi. Đến nay, việc tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội là bước đi cuối của lộ trình chuyển giao chính trị, để Ai Cập xây dựng một bộ máy nhà nước hoàn chỉnh. Tất cả những bước đi trên đều đúng đắn, phù hợp với tình hình của Ai Cập hiện tại, và thể hiện được mong muốn của đại đa số dân chúng Ai Cập.

66

Thực tế cho thấy, việc hòa giải dân tộc mới là chìa khóa để Ai Cập nhanh chóng khôi phục, ổn định lại tình hình, nhưng phần lớn người dân Ai Cập tin rằng, nước này vẫn chưa sẵn sàng cho điều đó. Rõ ràng sự phân cực trong xã hội Ai Cập và thù hận trong chế độ Morsi vẫn còn khắc sâu trong tâm trí và cảm xúc của người dân Ai Cập.

Một phần của tài liệu Những vấn đề phát triển nổi bật của ai cập và khả năng hợp tác với việt nam đến năm 2020 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)