Nhìn chung, quan hệ quốc tế của Ai Cập đa dạng, rộng mở với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước- khu vực lớn và có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới những biến động chính trị trên thế giới.
Với Trung Đông, Ai Cập đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động chính trị, kinh tế của toàn khu vực từ lâu đời do tính ràng buộc mang tính lịch sử của quốc gia này với khu vực Trung Đông, Bắc Phi. Hoạt động quan hệ quốc tế của Ai Cập cũng làm nên diện mạo đặc thù của khu vực Trung Đông. Ai Cập là quốc gia nòng cốt của Phong trào Không liên kết và hầu hết các vị Tổng thống Ai Cập là Tổng thư ký của phong trào này. Các hoạt động ngoại giao, hợp tác quốc tế của Ai Cập về cơ bản gắn với mục tiêu chung của các nước Trung Đông và Bắc Phi. Những quyết định của Ai Cập có những ảnh hưởng rất quan trọng tới những vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh, xung đột… của Trung Đông. Các hoạt động quan hệ quốc tế của Ai Cập nhìn chung đều liên quan tới những vấn đề nổi bật của khu vực Trung Đông và là một nhân tố tạo nên sự đa dạng trong quan hệ quốc tế của Trung Đông những năm gần đây.
Với EU, Ai Cập có nhiều ràng buộc mang tính lịch sử và địa lý, chính vì thế, EU đã nhanh chóng trở thành một trong những đối tác quốc tế quan trọng nhất của Cộng hòa Arab Ai Cập trong suốt quá trình phát triển cận, hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay, mối quan hệ giữa Ai Cập và EU đã có những bước phát triển toàn diện theo hướng tăng cường liên kết theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng, cả trên lĩnh vực chính trị và kinh tế- xã hội.
Với Hoa Kỳ, Ai Cập là một trong những đồng minh quan trọng nhất tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi và trong thế giới Arab. Quan hệ hợp tác Ai Cập – Hoa Kỳ đã trải qua lịch sử lâu dài với nhiều giai đoạn biến động lớn, trong đó có thể nhận
diện một số nội dung là: Thứ nhất, quan hệ Ai Cập – Hoa Kỳ được định hình dựa
trên toan tính của mỗi bên về các cuộc xung đột khu vực và lợi ích toàn cầu của
Hoa Kỳ; Thứ hai, quan hệ này biến động mạnh qua mỗi thời kỳ khi Ai Cập thay đổi
70
(cầm quyền từ 1956 đến 1970) sang hợp tác tốt đẹp thời kỳ các Tổng thống Anwar Al-Sadat (cầm quyền 1970 – 1981), Hosni Mubarak (cầm quyền 1981 – 2011) và đang trong giai đoạn phải định hình lại chính sách sau khi Tổng thống Morsi bị phế truất và ông El Sisi lên nắm quyền.
71
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC GIỮAVIỆT NAM- AI CẬP ĐẾN NĂM 2020
Dù địa lý xa xôi, khác nhau về thể chế chính trị, song cả Việt Nam và Ai Cập đều có đường lối ngoại giao rộng mở, sẵn sang làm bạn với các nước trên thế giới. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, Việt Nam và Ai Cập đã từng bước xác lập nền móng cho những mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, du lịch, văn hóa- xã hội.
3.1. Thực trạng quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập