Trước hết, có thể nhận thấy, ẩn giấu sau cuộc khủng hoảng Ai Cập lần này là cuộc đấu tranh giữa các phe phái: hồi giáo, quân đội và thế tục, tự do, cánh tả, cơ đốc giáo…trong đó nổi lên ba phe phái chính là hồi giáo, thế tục (có sự ủng hộ của quân đội) và tự do cánh tả. Có thể nhìn nhận chắc chắn rằng, sự chia sẻ quyền lực cơ bản ở Ai Cập sẽ không thay đổi trong tương lai gần. Ngay giữa lực
34
lượng quân đội và tổ chức MB đã có sự phân chia quyền lực, và thực chất những người có tư tưởng tự do thân phương Tây không có thực quyền trong xã hội nước này. Trong cuộc bầu cử Tổng thống tự do đầu tiên ở Ai Cập được tổ chức vào năm 2012, đối thủ chính của ông Morsi không phải là một ứng cử viên tự do nào mà lại là Ahmed Shafik, cựu tướng lĩnh quân sự kiêm Thủ tướng cuối cùng trong chính quyền của ông Mubarak. Vì vậy, cho dù chiến thắng có thuộc về phe quân sự hay phe Hồi giáo ở Ai Cập thì đó cũng sẽ không phải là chiến thắng vì một nền dân chủ.
Tìm hiểu thêm, tổ chức MB là một tổ chức Hồi giáo chính trị lớn nhất và lâu đời nhất, có ảnh hưởng lớn nhất thế giới với phương châm được gói gọn trong cụm từ: “Hồi giáo là một giải pháp”. Phong trào này hiện có mặt ở 9 nước Tây Á, 5 nước Châu Phi, thậm chí có mặt cả ở Mỹ và phần lớn đóng vai trò lực lượng đối lập ở các nước này. Trong lịch sử, đây cũng là phong trào đối lập ở Ai Cập bị chính quyền đàn áp quyết liệt nhất trong mấy thập kỷ qua. Năm 1954, Phong trào MB đã bị cấm hoạt động tại Ai Cập và phải rút vào hoạt động bí mật, rồi sau đó hoạt động bán công khai. Khi “Mùa Xuân Arab” diễn ra, phong trào này ra hoạt động công khai và sau đó thành lập Đảng Tự do và Công lý để tham gia tranh cử tại nước này. Ông Morsi chính là đại diện và niềm hy vọng của người Hồi giáo khi họ mơ về một nền dân chủ được thực hiện tại quốc gia này. Sau sự kiện Mùa xuân Arab vào đầu năm 2012, uy tín của tổ chức MB lên cao, và chính họ cũng là lực lượng duy nhất giành chiến thắng trong 3 cuộc bầu cử Tổng thống gần đây nhất của Ai Cập.
Ai Cập hiện đang phải đối mặt với các cuộc nổi dậy của phiến quân Hồi giáo kể từ khi quân đội phế truất Tổng thống Morsi, người là thành viên của tổ chức MB. Những diễn biến ngày càng phức tạp, căng thẳng hơn khi phe quân đội tỏ ra khá cứng rắn, đàn áp thẳng tay những người biểu tình, và coi họ là khủng bố. Những đội quân Hồi giáo thì ca ngợi phe nổi dậy tại Ai Cập đã tiến hành “các chiến dịch thánh chiến chống lại những tên Do Thái, những binh sỹ của tổng thống El Sisi, người được mệnh danh là Phraoh mói của Ai Cập”, trong khi phe quân đội thì coi phe Hồi giáo là “những tên khủng bố”.
35
Sau khi bị coi là tổ chức khủng bố, MB một lần nữa bị gạt ngoài lề xã hội dù đã giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử được tổ chức trong 3 năm qua. Tình cảnh mới sẽ buộc MB phải lui vào hoạt động bí mật như trong suốt hơn 8 thập kỷ qua và quyết tâm dốc toàn lực cho cuộc chiến "một mất một còn" chống lại chính quyền "đảo chính". Trên thực tế, với một bộ máy được tổ chức tốt và một lực lượng ủng hộ đông đảo và hết sức trung thành, MB vẫn là một thế lực mạnh và là thách thức lớn nhất của chính quyền trong thời gian tới.