Quan hệ thương mại
Quan hệ thương mại Việt Nam- Ai Cập bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi hai nước ký Hiệp định thương mại mới vào năm 1994. Năm 1995, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Ai Cập với kim ngạch xuất khẩu đạt 855.000 USD, tuy Ai Cập chưa có hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam. Từ năm 1996, quan hệ thương mại song phương bắt đầu có sự khởi động tích cực với tổng kim ngạch thương mại đạt 2,889 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,471 triệu USD và nhập khẩu từ phía Ai Cập 1,418 triệu USD. Trong thời kỳ 1997- 2010, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn. Vào năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Ai Cập chính thức đạt con số trên 100 triệu USD, và vươn tới con số 118,5 triệu USD vào năm 2008; 183,36 triệu USD vào năm 2009; 186,87 triệu USD vào năm 2010; và đạt 95,786 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2011.
Trong cơ cấu thương mại giữa hai nước, Việt Nam liên tục xuất siêu. Điều này cho thấy tiềm năng và lợi thế của hai nước vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ai Cập, các mặt hàng ngày càng đa dạng. Nếu như trong giai đoạn 1999- 2003, Việt Nam mới chỉ có 10 mặt hàng hóa chủ yếu xuất sang Ai Cập (gạo, hạt tiêu, sản phẩm điện- điện tử, dệt may, giày dép, cà phê, đồ gỗ, xơ nhân tạo, sản phẩm cơ khí, ba lô và túi xách), thì giai đoạn 2005- 2011, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn, và tính
75
đến 6 tháng đầu năm 2011, Việt Nam có khoảng 35 mặt hàng xuất khẩu chính sang đất nước Kim tự tháp này, trong đó có nhiều mặt hàng tiềm năng lớn như thủy sản, hạt tiêu, xơ và sợi dệt các loại, túi xách, valy, mũ và ô dù, cao su, cà phê, giày dép (xem chi tiết bảng dưới). Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác là gạo đang có chiều hướng giảm kim ngạch xuất khẩu vào Ai Cập.
Bảng 3.1: Một số hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Ai Cập từ năm 1999 đến hết 6 tháng đầu năm 2011 (ngàn USD).
Hàng hóa 1990 2000 2001 2002 2003 6 tháng 2011 Gạo 2.140 6.324 14.728 104 229 Hạt tiêu 2.476 3.902 4.726 5.176 16.275 Điện- điện tử 4.160 11.285 3.857 13.934 10.403 32 Dệt may 1.622 138 741 216 638 313 Giày dép 190 350 479 731 859 1.003 Cà phê 226 335 369 3.475 382 1.678 Đồ gỗ 48 112 214 101 129 1.276
Xơ nhân tạo 65 375 205 7.443
Sản phẩm cơ khí 238 289 395 736 2.995
Ba lô, túi 375 290 142
Thủy sản 25.786
Điện thoại và linh kiện 1.293
Cao su 2.484
Chè 658
Hạt điều 1.343
Hóa chất 1.556
Sản phẩm mây tre đan 10
Sản phẩm gốm sứ 15
76
Nhìn vào bảng trên ta dễ dàng nhận thấy, thủy sản là mặt hàng xuất khẩu nổi bật nhất của Việt Nam vào Ai Cập. Ai Cập là nước Hồi giáo, không tiêu thụ thịt lợn, người dân lại thích những hàng hóa thực phẩm giàu protein và phòng ngừa dịch cúm từ gia cầm, nên nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Ai Cập ngày càng có xu hướng gia tăng. Ai Cập là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn với nhu cầu tiêu thụ khoảng 16 kg/người/năm, trong đó hàng năm nhập khẩu hàng thủy sản của Ai Cập là hơn 30% (khoảng 350.000 tấn) trong tổng lượng cung cấp cho người tiêu dùng. Từ sau Hội thảo quy mô lớn tổ chức tại Dubai vào tháng 8/2005, người dân Ai Cập mới biết đến ngành hàng thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là cá basa. Từ 70 tấn thủy sản xuất khẩu sang Ai Cập năm 2005, Việt Nam đã tăng xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập lên 1300 tấn vào năm 2006, 6.906 tấn vào năm 2007, đạt kim ngạch xuất khẩu 63,2 triệu USD năm 2008, và Ai Cập trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Phi và Trung Đông. Năm 2009, do ảnh hưởng xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những thông tin thất thiệt từ báo chí Ai Cập về hàng thủy sản Việt Nam nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ai Cập dừng ở con số 59,9 triệu USD. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản tăng trở lại và đạt 65,8 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2011 đạt 27,7 triệu USD do Ai Cập gặp phải những biến động chính trị xã hội. Hiện các mặt hàng thủy sản của Việt Nam có mặt tại Ai Cập gồm: cá tra, cá basa, cá ngừ đông lạnh, tôm thẻ đông lạnh, tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm hùm…Có khoảng 50 nhà cung cấp thủy sản của Việt Nam cho thị trường Ai Cập và theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ai Cập vẫn còn rất lớn.
77
Bảng 3.2: Một số sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ai Cập giai đoạn 1999 đến 6 tháng đầu năm 2001 (ngàn USD).
Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 2003 6 tháng đầu 2011 Xăng dầu 2.234 Gạch xây dựng 39 Sản phẩm cơ khí 64 Đồng và sản phẩm đồng 99 Thảm 584 25 Mật đường 680 Thạch cao 46 Chà là 26 11 15 Điện, điện tử 12
Dầu bôi trơn 25
Sắt thép 6.048 295
Chất dẻo nguyên liệu 51
Dược phẩm 246
Rau quả 218
Nguyên liệu may 282
Sữa và sản phẩm sữa 666
Sản phẩm hóa chất 1.732
Sản phẩm từ cao su 93
Sản phẩm từ dầu mỏ 129
Xơ, sợi dệt các loại 295
Hàng hóa khác 2.283
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, thống kê từng năm.
Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Ai Cập, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu một khối lượng nhỏ các mặt hàng thảm, đồng, gạch xây dựng, chà là, mật đường, sắt thép. Trong vài năm trở lại đây, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ai Cập bắt
78
đầu có sự đa dạng hóa về mặt hàng, tuy nhiên Việt Nam vẫn luôn trong tình trạng xuất siêu. Trong 6 tháng đầu năm 2011, các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ai Cập là: hóa chất, sữa và sản phẩm sữa, nguyên phụ liệu dệt may và giày da, dược phẩm, rau quả, xơ và sợi dệt các loại.
Một điều đáng chú ý là hàng hóa nhập khẩu từ Ai Cập không ổn định, có thay đổi qua các năm, chứng tỏ Việt Nam chưa coi mặt hàng nào của Ai Cập là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Quan hệ hợp tác đầu tư
Hoạt động hợp tác đầu tư giữa Việt Nam- Ai Cập đã được khai thông khi hai nước ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 1997. Năm 2008, trong kỳ họp lần thứ 4 của Uỷ ban liên chính phủ, Việt Nam và Ai Cập nhất trí cần đẩy mạnh hơn nữa sáng kiến xúc tiến đầu tư giữa hai nước, đặc biệt thông qua việc trao đổi các hội thảo đầu tư để giới thiệu các chính sách và môi trường đầu tư của hai quốc gia, hình thành danh mục dự án đầu tư trong các lĩnh vực tiềm năng của mỗi bên. Tuy nhiên, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2011, hai bên chưa có dự án đầu tư nào vào nước đối tác.
Qua các cuộc gặp cấp cao những năm gần đây, phía Ai Cập mong muốn thúc đẩy quan hệ đầu tư với Việt Nam trong 3 lĩnh vực: dầu khí, nuôi trồng thủy sản, và viễn thông. Ai Cập cũng mong muốn Việt Nam mở một nhà máy đóng tàu tại Ai Cập để thu hút lao động của họ. Mới đây, vào ngày 22/10/2011, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam) đã ký vói Công ty Dầu khí quốc gia Ai Cập (EGPC) Biên bản ghi nhớ về sự hợp tác giữa hai công ty. Theo đó, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy hợp tác trong khâi tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở Ai Cập, Việt Nam hoặc nước thứ ba. Hai nước sẽ có thể hợp tác dưới nhiều hình thức đa dạng: PetroVietNam sẽ tham gia các vòng đấu thầu hoặc mua lại tài sản dầu khí của Ai Cập, đổi lại EGPC có thể thực hiện hoạt động tương tự tại Việt Nam. Hai bên cũng có thể tìm kiếm đầu tư vào nước thứ ba hoặc trao đổi các dự án hiện có của mỗi nước.
79
Trong lĩnh vực thủy sản, Việt Nam và Ai Cập đã ký Bản ghi nhớ về phát triển nguồn lợi thủy sản giữa Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) với Bộ Nông nghiệp và Khai hoang Ai Cập (năm 2004), hai Bộ cũng đã ký kết Biên bản thảo luận về Hợp tác nghề cá và nuôi trồng thủy sản năm 2010. Thông qua các văn bản hợp tác này, hai bên đã thống nhất với nhau cùng hợp tác về đào tạo, nghiên cứu công nghệ, trao đổi thông tin và các hình thức hợp tác khác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Theo Biên bản thảo luận về hợp tác nghề cá và nuôi trồng thủy sản, phía Việt Nam sẽ giúp bố trí các khóa huấn luyện ngắn hạn cho chuyên gia và kỹ thuật viên Ai Cập trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản biển, nuôi lồng bè, nuôi ương cá mú, cá giò, cá chim và các loại cá tôm khác. Hai bên cũng khuyến khích hợp tác công nghệ trong khía cạnh: nghiên cứu đào tạo về nghề cá, nuôi trồng thủy sản, công nghệ nuôi cá và tôm, trao đổi giống thủy sản, trao đổi kết quả nghiên cứu về nghề cá. Việt Nam và Ai Cập cũng khuyến khích hợp tác, đầu tư, liên doanh khu vực tư nhân trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước mặn và ngọt, nuôi cá thâm canh. Những Biên bản hợp tác trong lĩnh vực thủy sản và dầu khí đang tạo điều kiện để quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Ai Cập có những bước tiến tích cực trong thời gian tới.
Như vậy, nếu xét về quan hệ kinh tế, cả Việt Nam và Ai Cập chưa đạt được mục tiêu như mong muốn. Tuy nhiên, từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI đến nay, những con số cụ thể về trao đổi thương mại, đầu tư được tăng dần đã cho thấy mong muốn và cố gắng của hai nước. Cán cân thương mại đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006 khi đạt hơn 60 triệu USD, đạt được 112,5 triệu USD năm 2007, 178,6 triệu USD năm 2008. Năm 2010 con số đạt được cũng xung quanh mốc 200 triệu USD. Tuy phát triển trao đổi thương mại trong những năm qua đã tăng liên tục, song cũng cần phải nhấn mạnh rằng mới có kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập tăng đều, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Ai Cập vẫn còn ở mức thấp và tăng giảm thất thường. Hiện nay, hai nước đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đạt 1 tỷ USD trao đổi thương mại để phù hợp với mong muốn và xứng đáng với tiềm năng kinh tế của cả hai bên. Mong muốn này được thể hiện trong chuyến đi
80
của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Xuân Hưng sang Ai Cập từ ngày 25 đến ngày 28/06/2011. Phía Ai Cập đã bày tỏ hy vọng sẽ đạt được mục tiêu trên bằng cách tổ chức nhiều hơn nữa hội chợ, triển lãm, thành lập Hội đồng thương mại phối hợp, thắt chặt quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực thuộc khu vực tư nhân, các phòng thương mại và các cộng đồng doanh nghiệp của hai nước.
Hoạt động hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai nước
Văn hóa là lĩnh vực được hai bên Việt Nam và Ai Cập chú trọng hợp tác. Trong thời gian qua, hai bên đã tổ chức thành công các ngày văn hóa ở cả hai nước nhằm tạo cơ hội để nhân dân hai nước tìm hiểu về nền văn hóa của nhau. Điển hình cho hình thức hợp tác này là chuỗi sự kiện “Những ngày văn hóa Việt Nam” tại Ai Cập vào năm 2006, “Những ngày văn hóa Ai Cập tại Việt Nam” vào năm 2009, “Tuần văn hóa Việt Nam tại Ai Cập” vào năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày quốc khánh của Việt Nam. Trong những sự kiện văn hóa này, các nghệ sĩ của hai đất nước đã biểu diễn các loại múa hát truyền thống, giới thiệu trang phục dân tộc, nhạc cụ dân tộc, triển lãm về đất nước con người và tọa đàm về truyền thống văn hóa của nhau.
Hợp tác đào tạo cũng đã bước đầu được triển khai giữa hai bên mặc dù quy mô còn nhỏ hẹp. Bắt đầu từ năm 1998 đến nay, chính phủ Ai Cập đã cấp 5 suất học về chăn nuôi, thú y, bông, rau quả, bảo vệ thực vật, phát triển nông thôn… cho các thực tập sinh Việt Nam tại Trung tâm Đào tạo nông nghiệp quốc tế Cairo. Ngoài ra, Việt Nam có thể học hỏi Ai Cập trong việc áp dụng mô hình chính phủ điện tử trong hệ thống giáo dục. Về vấn đề này Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam nhân dịp sang Ai Cập tháng 6 năm 2008 đã có một số trao đổi với các Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Bộ phát triển hành chính của Ai Cập.
Trên cơ sở khai thác những tiềm năng sẵn có, Ai Cập và Việt Nam đều có nhiều cơ hội và khả năng hợp tác với nhau trong lĩnh vực du lịch. Ai Cập được biết đến là một trong những cái nôi đầu tiên của văn minh loài người, hiện nay đất nước này là điểm đến hấp dẫn nhất thế giới đối với khách du lịch và cũng là một trong những nước đứng đầu trong lĩnh vực du lịch. Còn Việt Nam là một trong những nền
81
du lịch mới nổi của châu Á với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới hấp dẫn, địa hình địa mạo đa dạng, nhiều nền văn hóa với những bản sắc sống động, thú vị. Năm 2006, hai chính phủ đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch với mong muốn “tăng cường quan hệ hữu nghị và thúc đẩy sự hiểu biết về di sản văn hóa và lịch sử của Việt Nam và Ai Cập trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong việc phát triển quan hệ kinh tế và thúc đẩy các mối quan hệ giữa hai nước”. Văn bản này là cơ sở pháp lý bước đầu để triển khai hoạt động hợp tác du lịch của hai nước. Tháng 9/2011, Bộ Du lịch Ai Cập cùng với các doanh nghiệp lữ hành và hãng Hàng không quốc gia Ai Cập đã gặp gỡ và làm việc với Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch Việt Nam để trao đổi ý kiến về các biện pháp hợp tác phát triển du lịch. Hiện nay, số lượng khách du lịch Việt Nam sang Ai Cập tăng lên đều đặn, đạt khoảng 1.500 khách/ năm. Phía Ai Cập có khoảng 1.000 khách/ năm đến Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng du khách Việt Nam đến Ai Cập còn rất khiêm tốn, nhất là khi so sánh với con số 15 triệu khách quốc tế đến Ai Cập chỉ riêng trong năm 2010. Mặc dù các hoạt động du lịch chưa xứng với tiềm năng du lịch của hai nước, song tiềm năng và xu hướng phát triển của lĩnh vực này đầy hứa hẹn đối với cả hai bên trong tương lai. Bộ Du lịch Ai Cập mong muốn có những chương trình hợp tác phát triển du lịch cụ thể giữa hai nước để liên kết thu hút khách du lịch quốc tế và ký kết các chương trình hợp tác trong xúc tiến du lịch. Để tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích du lịch , một trong những việc nên làm là tạo ra các ưu đãi cho khách du lịch, đơn giản hóa thủ tục visa và vận chuyển hàng không, lập tuyến bay trực tiếp không phải quá cảnh, đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch… Đây cũng là phương hướng cho ngành du lịch của cả hai nước trong thời gian tới.
Ai Cập là đất nước có nhiều di sản lịch sử và văn hóa quý báu được UNESCO công nhận và xếp hạng là di sản thế giới. Công tác bảo tồn, di tu ở Ai Cập được đặc biệt chú trọng và họ có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ai Cập có một chiến lược quốc gia về việc bảo vệ, duy tu, giữ gìn, phát triển các di sản của các nền văn minh Pharaonic, Roman, Greek, Coptic, Islamic và Arabic mà Ai