Tổng thống El Sisi mới đương nhiệm được hơn 4 tháng, rất khó để có thể đong đếm được ông đã làm được gì, và chưa làm được gì cho đất nước Ai Cập, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, vị tổng thống này đã có những quyết định rất mạo hiểm trên mặt trận đối nội và đối ngoại. Những việc làm của ông đã gửi tới thế giới
39
bên ngoàithông điệp ông El Sisi ưu tiên trước hết giải quyết những vấn đề nội bộ, chứ không phải là các vấn đề quốc tế, và hiện ông đang kiểm soát tốt các vấn đề phát triển nội bộ, gồm cả vấn đề an ninh và điều kiện sống của người dân.
Ai Cập đã trải qua một giai đoạn khó khăn kéo dài trong suốt hơn 3 năm, trong đó có hai cuộc chính biến chính trị, đã tác động trực tiếp đến nội lực phát triển cũng như vai trò của nước này trong khu vực. Bên cạnh đó, tình hình phức tạp ở Trung Đông - Bắc Phi, dịch bệnh Ebola và việc Mỹ giảm dần mối quan tâm trong khu vực, cũng đã tác động, ảnh hưởng nhất định đến vị thế của Ai Cập.
Đối với các cuộc khủng hoảng gần đây trong khu vực, mà quan trọng nhất là cuộc chiến tranh gần đây giữa Israel và Hamas. Trong cuộc khủng hoảng này, ông El Sisi hầu như không can thiệp, và chỉ can thiệp khi chắc chắn một điều Ai Cập đóng một vai trò cụ thể trong cuộc chiến. Ai Cập, trong cuộc khủng hoảng này, đóng vai trò là trung gian hòa giải giữa Israel và Hamas. Tổng thống El Sisi đã mở đường với các bên tham chiến rằng họ phải đảm bảo không tấn công Ai Cập hay tống tiền các lãnh đạo của Ai Cập. Đây là lý do mà phe Hamas đồng ý quay lại Cairo khi họ nhận thấy rằng cả Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Quatar không giúp đỡ họ bất cứ điều gì. Bên Israel cũng được Ai Cập đánh tiếng là sẽ chỉ chào đón họ khi họ dừng mọi cuộc đe dọa tấn công bênh cánh hữu tại dải Gaza. Sự can thiệp của Ai Cập là cách duy nhất để các bên tham chiến đưa ra thỏa thuận cuối cùng.
Đối với Lybia, đây là thách thức thực sự của Ai Cập khi mà đất nước này liên tục ở trong trạng thái đe dọa sụp đổ chế độ và đứng bên bờ một cuộc chiến tranh bán dân sự, đe dọa trực tiếp đến vấn đề an ninh của Ai Cập. Có vẻ như tổng thống El Sisi không muốn tham gia vào một cuộc tranh chấp giữa các phe phái của Libya, song ông cũng không thể chấp nhận ngọn lửa chiến tranh đang lan dần tới biên giới của nước mình. Đây là lý do gần đây ông El Sisi đã đạt được một thỏa thuận với hàng xóm của Lybia là Algeria. Rõ ràng, việc khôi phục sự ổn định và hợp pháp của chính phủ và quốc hội là những việc đứng đầu trong danh sách các hoạt động chính trị giữa hai nước. Hợp tác giữa Ai Cập và Algeria có thể đảm bảo
40
rằng tình hình tại Libya có thể được kiểm soát và những sự can thiệp của các nước khác có thể bị ngăn chặn.
Đối với vấn đề Iraq và Syria, tổng thống El Sisi chọn cách im lặng, ngoại trừ sự tham gia hạn chế trong việc cùng chống lại Nhà nước Hồi giáo ISIS. Động thái này nhằm mục đích đảm bảo ông El Sisi vẫn có quyền chống lại các lực lượng đối lập tại Ai Cập và truy tố tổ chức MB, nhất là khi tổ chức MB cũng cùng đứng dậy chống lại các cuộc chiến tranh của ISIS.
Mặt khác, ông El Sisi cũng tăng cường quan hệ với các đồng minh của mình, chủ yếu là Saudi Arabia, UAE, và Nga. Để phục vụ cho các chính sách cải cách nội bộ đất nước, tổng thống đương nhiệm đã chủ động tăng cường hợp tác với các đồng minh thân cận. Cả Saudi Arabia, UAE, và Nga đều chủ trương giúp Ai Cập củng cố lập trường của mình để chống lại sự can thiệp từ các nước phương Tây. Thực tế, Hoa Kỳ và EU đã có một số can thiệp vào việc nội bộ của Ai Cập, song cả Hoa Kỳ và EU gần đây cũng đã tỏ thái độ thừa nhận chính phủ của ông El Sisi là hợp pháp. Hiện tại, vẫn chưa rõ ông El Sisi chủ trương thân Nga hay Hoa Kỳ, song có một điều chắc chắn rằng những động thái của ông El Sisi đều để phục vụ cho việc tái thiết dân sự tại Ai Cập, và để phục vụ việc phục hồi nền kinh tế trong nước.
2.3.2. Quan hệ quốc tế chủ yếu của Ai Cập 2.3.2.1. Quan hệ giữa Ai Cập và Trung Đông