Khung năng lực

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân viên tổ chức lao động dựa trên khung năng lực ( nghiên cứu trường hợp tổng công ty cổ phần bưu chính viettel) (Trang 25 - 27)

9. Kết cấu luận văn

1.2.2. Khung năng lực

Khung năng lực là một phương pháp tổng hợp nhằm hỗ trợ cho việc tuyển dụng và xây dựng chương trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo - quản lý, xây dựng các chương trình đào tạo, phát triển quản lý và lãnh đạo, xây dựng hệ thống quản lý thành tích và đãi ngộ dành cho đối tượng quản lý và lãnh đạo cũng như nhân viên trong tổ chức.

“ Khung năng lực là một bản mô tả về năng lực mà mỗi người , trong cương vị công tác của mình có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một KNL nói chung chỉ ra yêu cầu về năng lực chung, năng lực cụ thể và những dễn giải chi tiết về năng lực cụ thể”5

KNL là bản mô tả về năng lực của chức danh nghề nghiệp theo vị trí việc làm. Mục đích, tác dụng của việc xây dựng KNL là tạo lập cơ sở pháp lý nội bộ của tổ chức, góp phần nâng cao năng lực công tác và là cơ sở để thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCNV. Cụ thể, KNL là thông tin giúp cho người đảm nhận công việc biết họ cần phải có những năng lực gì, cách thức xử lý công việc… và ở cấp độ nào để thực hiện tốt công việc/ nhiệm vụ ở vị trí việc làm đó; khuyến khích các hành vi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, tạo động lực phấn đấu để đạt được mục tiêu của cá nhân và tổ chức; là công cụ có thể đo lường được để đánh giá kết quả hoạt động của CBCNV; là cơ sở để tổ chức, doanh nghiệp tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, đào tạo, thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với CBCNV.

Yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng KNL như sau: việc xác định năng lực ( cấu trúc và cấp độ) phải dựa trên cơ sở đặc điểm chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đặc thù chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm, kết hợp mục tiêu cá nhân và sứ mệnh, kỳ vọng của tổ chức; tạo sự liên kết, giao tiếp, trao đổi giữa nhà quản lý, người chịu trách nhiệm xây dựng bản KNL với người thực hiện nhiệm

5

25

vụ nhằm đảm bảo sự cam kết, tính thiết thực và khả thi. Việc xây dựng KNL của CBCNV phải đảm bảo chặt chẽ và linh hoạt, các chỉ tiêu vừa định lượng và định tính, vừa kế thừa và phát triển. Bởi hoạt động nghề nghiệp của nhân viên có đặc điểm là cần tuân theo quy trình chuyên môn, nghiệp vụ nhưng đồng thời tính tự chủ, sáng tạo cũng là đặc điểm nổi bật trong hoạt động nghề nghiệp, thêm vào đó, trong giai đoạn hiện nay, xây dựng KNL là công việc mới và cần thiết đối với doanh nghiệp.

Cấu trúc của KNL theo vị trí việc làm thường bao gồm các cấu phần: năng lực cốt lõi, năng lực chuyên môn, năng lực theo vai trò. Năng lực cốt lõi là các kiến thức tổng quát và kỹ năng mềm dành cho mọi CBCNV hoặc ít nhất là đối với một cấp cụ thể trong doanh nghiệp như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, quan hệ với mọi người; năng lực ra quyết định về xử lý các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ; khả năng sử dụng công nghệ, ngoại ngữ; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp… Tuy nhiên sự đòi hỏi này đối với mỗi chức danh cũng có sự khác nhau. Năng lực chuyên môn là những năng lực riêng để thực hiện công việc ở các bộ phận chức năng/ chuyên môn khác nhau trong doanh nghiệp, đặc thù cho một chức năng/ vị trí công việc cụ thể, gồm hầu hết là các kiến thức và kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật. Năng lực chuyên môn chủ yếu dành cho chuyên viên như: kiến thức, kỹ năng và khả năng chuyên môn, chuyên nghiệp trong công tác; thành thạo các quy trình xử lý chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng cộng tác, hợp tác trong thực hiện công việc; kinh nghiệm công tác; khả năng đề xuất và chọn lựa phương án hiệu quả đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn. Năng lực theo vai trò chủ yếu dành cho lãnh đạo, quản lý hay chuyên gia như: khả năng giải quyết vấn đề, đáp ứng các kỳ vọng của cấp dưới, đối tác, cấp trên; khả năng truyền tin, dẫn dắt, hướng dẫn cấp dưới, đồng nghiệp; tư vấn cho các đối tác và khách hàng; báo cáo, tham mưu cho cấp trên; thái độ và cách ứng xử trước những vấn đề khó khăn, phức tạp, nhạy cảm; năng lực ra quyết định quản lý đúng đắn về mục tiêu, chính sách, quy trình công việc; khả năng hoạch định chính sách phát triển, tư duy chiến lược, tầm nhìn, nhân cách… Như vậy, không phải tất cả cấu trúc năng lực đều cần thiết cho mỗi CBCNV, sự đòi hỏi này cũng lại khác nhau đối với mỗi chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm.

26

Cấp độ của KNL chỉ sự thành thạo trong công việc hay cấp độ hoàn thành nhiệm vụ và thường được xây dựng từ cấp độ 1 đến cấp độ 4. Theo tiêu chí về cấp độ thành thạo công việc, có thể chia thành: 1, hoàn thành thực hiện công việc khi có sự hướng dẫn cụ thể của người khác; 2, tự thực hiện được công việc nhưng trong một số trường hợp cần phải có sự giám sát, hướng dẫn; 3) tự thực hiện được công việc một cách thành thạo; 4) thành thạo trong công việc và có thể giám sát, hướng dẫn người khác. Theo tiêu chí về cấp độ hoàn thành nhiệm vụ, hiện đang chia thành bốn loại: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

Vậy, KNL là một bản mô tả về năng lực chỉ ra yêu cầu về năng lực cốt lõi,

năng lực chuyên môn và năng lực theo vai trò mà cá nhân cần để hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân viên tổ chức lao động dựa trên khung năng lực ( nghiên cứu trường hợp tổng công ty cổ phần bưu chính viettel) (Trang 25 - 27)