Để các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nêu trên có hiệu quả trong thực tế, chúng ta cần thực hiện giải pháp điều kiện về công tác quản lý thuế, cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh cải cách thuế theo hướng rõ ràng, đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để các đối tượng nộp thuế dễ dàng hiểu đúng, làm đúng các quy định về thuế. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về thuế, tạo điều kiện để các DNNVV nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đăng ký, kê khai và nộp thuế, giảm các hiện tượng gian lận và trốn thuế. tăng cường công tác kê khai thuế qua mạng internet theo hướng mở rộng đối tượng tham gia và chú trọng chất lượng, hạn chế tối đa việc gửi các báo cáo giấy. Phấn đấu hết năm 2014, hơn 90% người nộp thuế là DN thực hiện nộp tờ khai thuế điện tử, mở rộng việc triển khai nộp thuế điện tử, phấn đấu giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế cho cá nhân, tổ chức và DN
- Ngành thuế cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Hỗ trợ người nộp thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thuế. Trong thời gian qua, ngành thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ người nộp thuế với các hình thức như: in và phát miễn phí các ấn phẩm, tờ rơi, phát sóng truyền hình, đài phát thanh về nội dung, thủ tục đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế,… của các sắc thuế hiện hành như thuế GTGT, TNDN, TNCN,… qua đó để mọi người nâng cao hiểu biết về thuế. Tại các cơ quan thuế đều tổ chức bộ phận tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế thông qua các phương tiện như điện thoại, văn bản hoặc trực tiếp. Tuy nhiên, để công tác tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế đối với người nộp thuế ngày một tốt hơn trong thời gian tới ngành thuế cần nghiên cứu áp dụng một số giải pháp sau:
+ Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ. Cơ quan thuế cần đa dạng hoá các thức cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thuế sao cho các DNNVV có thể tiếp cận các dịch vụ một cách thuận tiện nhất. Bên cạnh hình thức cung cấp các văn bản pháp luật, có thể nghiên cứu mở rộng hình thức cung cấp thông tin qua các dạng hỏi đáp, cách giải quyết một số tình huống cụ thể. Tổ chức thường xuyên hơn các lớp tập huấn chính sách chế độ thuế cho DNNVV nhằm nắm bắt và giải đáp những vướng mắc trong trong thực tế triển khai chính sách thuế tại các DNNVV, tạo điều kiện để DNNVV tuân thủ các quy định của luật thuế trong thời gian ngắn nhất, với sai sót ít nhất, giảm chi phí tuân thủ thuế.
+ Bố trí nguồn nhân lực chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn sâu để cung cấp các dịch vụ ban đầu cho người nộp thuế như trả lời hỏi đáp trực tiếp hoặc qua điện thoại. Nhìn chung việc am hiểu các quy định pháp luật thuế của đa phần DNNVV còn có những hạn chế nhất định, do đó còn tốn nhiều thời gian,
công sức và chi phí khi thực hiện nghĩa vụ thuế, làm ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của DNNVV. Chi phí này sẽ giảm đáng kể nếu DNNVV hiểu và xác định đúng số thuế mình phải nộp sau khi nhận được tư vấn tốt của đội ngũ cán bộ tư vấn thuế có trình độ chuyên môn sâu và tác phong phục vụ chuyên nghiệp.
+ Tăng cường hơn nữa các cuộc đối thoại giữa cơ quan thuế với các DNNVV để tìm được tiếng nói chung từ khi nghiên cứu, xây dựng cho đến quá trình triển khai thực hiện chính sách chế độ thuế. Vấn đề quan trọng là cơ quan thuế cần lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của DNNVV và các hiệp hội phản hồi về những mặt được, mặt chưa được của từng chính sách thuế để nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế sao cho ngày càng hoàn thiện, có tính khả thi, phù hợp tình hình KTXH trong từng giai đoạn, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của DNNVV.
+ Cần cải tiến cách tổ chức, theo dõi tình hình hoạt động SXKD, kê khai thuế và nộp thuế của các DNNVV. Kịp tời tôn vinh những DNNVV hoạt động tốt, có thu nhập cao, nộp thuế tốt, tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo thành phong trào thi đua giữa các DNNVV hoàn thành kê khai, nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành thuế nhằm hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế, tăng cường hỗ trợ công tác quản lý thuế qua mạng Internet nh: cung cấp chính sách chế độ; giải đáp thắc mắc; đăng ký, kê khai và nộp thuế qua mạng.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.Thanh tra, kiểm tra là những công việc quan trọng trong quản lý thuế nhằm kịp thời phát hiện, nhắc nhở, uốn nắn các lệch lạc trong việc thực hiện các chế độ đăng ký thuế, sử dụng hoá đơn, hạch toán kế toán, kê khai, nộp thuế, đồng thời xử lý
nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đảm bảo thực hiện nghiêm chính sách thuế. Đặc biệt hiện nay đã và đang phát sinh một loạt tội phạm mới và nghiêm trọng là lợi dụng những sơ hở trong quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh thành lập DN (hậu kiểm) để một số tổ chức, cá nhân thành lập DN “ma” chuyên kinh doanh hoá đơn nhằm hợp pháp hoá việc mua bán hàng hoá trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế bằng việc khấu trừ hoặc hoàn thuế trái quy định, điều này trước hết ảnh hưởng đến số thu NSNN, sau đó là làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng bất lợi đến các DNNVV làm ăn chân chính. Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế cũng cần được đổi mới thông qua việc phân loại, theo dõi đối tượng nộp thuế, tập trung vào những trường hợp thiếu độ tin cậy, có nhiều nghi vấn về trốn lậu thuế lớn, tinh vi. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng trong quá trình thanh kiểm tra, thực hiện công nhận kết quả thanh kiểm tra về thuế giữa các cơ quan thanh tra cùng cấp để tránh chồng chéo, tiết kiệm chi phí và thời gian, giảm phiền hà cho đối tượng chịu sự thanh kiểm tra. Làm tốt công tác này chắc chắn sẽ giảm đáng kể hiện tượng trốn, lậu thuế đang diễn ra ở một bộ phận NND&V, nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng giữa các DNNVV với nhau và giữa các DNNVV ới các DN lớn.
- Tiếp tục tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thuế có đủ phẩm chất đạo đức, có am hiểu sâu rộng về chính sách thuế và các kiến thức tổng hợp khác như tài chính, kế toán để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người nộp thuế. Đồng thời cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế, phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ thuế có hành vi sách nhiễu DN, gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của DN.
- Phát triển hệ thống dịch vụ kế toán, tư vấn, kê khai thuế nhằm giúp đỡ các DNNVV tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc tuân thủ pháp luật thuế.
của đại bộ phận DNNVV còn có những hạn chế nhất định, nhất là trình tự, thủ tục kê khai, nộp thuế. Là sản phẩm của chuyên môn hoá phân công lao động xã hội, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán, thuế am hiểu vấn đề hơn, từ đó có thể đưa ra những lời khuyên hoặc có thể hoạt động với tư cách là đại lý thuế, có thể thay mặt cho DNNVV giao dịch với cơ quan thuế để thực hiện các quy trình thủ tục liên quan đến kê khai và nộp thuế. Như vậy, việc phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, phát triển các đại lý thuế sẽ tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận các dịch vụ về thuế, giúp họ tiết kiệm chi phí tuân thủ pháp luật thuế. Đại lý thuế có vị trí khá quan trọng trong quản lý thuế. Ở các nước phát triển, đại lý thuế, tư vấn thuế, là một bộ phận không thể thiếu trong xã hội nhằm nâng cao năng lực quản lý thuế của Nhà nước. Ở Việt Nam, số lượng người nộp thuế tăng lên nhanh chóng, trong khi đội ngũ cán bộ thuế còn thiếu, nội dung các luật thuế, việc kê khai thuế nhìn chung vẫn còn khá phức tạp cho nên việc phát triển các đại lý thuế sẽ tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận các loại dịch vụ này để tiết kiệm chi phí khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Để phát triển các dịch vụ thuế ở Việt Nam, cần thực hiện những giải pháp sau:
+ Có quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của đại lý thuế để tạo hành lang pháp lý cho loại hình dịch vụ này phát triển. Mặc dù luật quản lý thuế có quy định về điều kiện để trở thành một đại lý thuế và quyền, nghĩa vụ của đại lý thuế, nhưng nhìn chung các quy định này còn chưa cụ thể. Đặc biệt chưa đề cập đến các nguyên tắc bảo mật thông tin cho người nộp thuế, trong khi đây là vấn đề thuộc về bí mật của từng DN hoạt động trong nền kinh tế thị trường.Vì vậy, ngoài các quy định về điều kiện đối với các đại lý thuế, đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, cần phải quy định cụ thể hơn về các trường hợp được cấp chứng chỉ hoặc bị thu hồi
chứng chỉ đã cấp. Cần có chế tài quy định việc xử phạt các đại lý thuế trong trường hợp vi phạm các quy định về bảo mật thông tin của người nộp thuế.
+ Cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, thi và cấp chứng chỉ hành nghề cho các cá nhân có đủ điều kiện làm đại lý thuế. Xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiến thức hàng năm chuyên sâu cho lãnh đạo và cá nhân hành nghề đại lý thuế nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho lãnh đạo và người hành nghề đại lý thuế. Đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng các nội dung, quy định về chính sách thuế, thủ tục về thuế cho tổ chức cá nhân hành nghề đại lý thuế. Cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác kê khai, nộp thuế… cho đại lý thuế; cung cấp miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền của cơ quan thuế cho đại lý thuế. Bên cạnh đó, cần xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề đại lý thuế. Sửa đổi, bổ sung quy chế thi, cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế; nghiên cứu xây dựng, ban hành quy chế quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện. Các đại lý thuế là “cánh tay nối dài” của cơ quan thuế để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thuế; giúp cho người nộp thuế hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế; thay mặt người nộp thuế kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, miễn, giảm thuế theo hợp đồng thoả thuận với người nộp thuế. Đồng thời tham gia đóng góp trong xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DNNVV trong việc chấp hành nghĩa vụ về thuế.
KẾT LUẬN ---
Các DNNVV ở Việt Nam chiếm tới 97% trong tổng số doanh nghiệp giữ một vai trò then chốt trong chặng đường phát triển kinh tế đất nước. Để đạt được kết quả này không thể không nhắc tới vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong việc sử dụng các chính sách kinh tế, các chính sách tài chính nói chung và chính sách thuế nói riêng nhằm không ngừng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, luận văn "Các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế để phát triển DNNVV ở Việt Nam" đã khái quát chung về DNNVV, đồng thời hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách thuế trên các mặt khái niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng chính sách thuế đối với DNNVV.
Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều chính sách thuế nhằm phát triển DNNVV Việt Nam. Luận văn đã đánh giá thực trạng chính sách thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế XNK) trên cơ sở chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế của từng loại thuế trên các mặt quy định về thuế suất, những ưu đãi đối với DNNVV, phương pháp tính thuế,… và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Trên cơ sở những những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế ở chương 2, tác giả đã đề xuất bốn nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế GTGT, thuế TNDN, thuế XNK và giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế. Từ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV ở Việt Nam phát triển.
Đề tài nghiên cứu của luận văn là vấn đề lớn, phức tạp mà bản thân tác giả với khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự tham gia góp ý của quý thầy, quý cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và những người quan tâm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bô ̣ Kế hoa ̣ch đầu tư (2010), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm 2006-2010, Hà Nội
2. Bô ̣ Kế hoa ̣ch đầu tư (2011), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2011, Hà Nội 3. Bô ̣ Kế hoa ̣ch đầu tư (2010), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2009, Hà Nội 4. Bô ̣ Kế hoa ̣ch đầu tư (2009), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2008, Hà Nô ̣i 5. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BTC giảm 30% thuế
TNDN và giãn thời gian nộp thuế TNDN
6. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 13/2009/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số hàng hoá dịch vụ DN kinh doanh gặp khó khăn
7. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 94/2010/TT-BTC ngày 30/6/2010 về hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu
8. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 92/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 về thủ tục gia hạn nộp thuế và hoàn thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc , phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghiệp và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu dùng để làm TSCĐ của DN
9. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 128/2010/TT-BTC ngày 26/8/2010 tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế GTGT đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu
10 Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 140/2012/TT-BTC ngày 21/8/2012 hướng dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân
11 Bộ Tài chính (2013), Thông tư 164/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/11/2013
12 Bộ Tài chính (2014), Thông tư 17/2014/TT-BTC ban hành ngày 08/02/2014
13 Bộ Tài chính (2014), Thông tư 30/2014/TT-BTC ban hành ngày 07/03/2014
14. CIEM (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
15. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV
16. Chính phủ (2010), Nghị quyết 68/NQ-CP