Đánh giá chung việc triển khai chính sách thuế đối với phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 64)

DNNVV ở Việt Nam trong thời gian qua

2.2.2.1. Những kết quả đạt được: - Đối với thuế giá trị gia tăng:

+ Tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các DNNVV Việt Nam xuất khẩu hàng hoá. Nhà nước đã thực hiện việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thông qua cơ chế áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%. Quy định này đã có tác dụng làm giảm chi phí về thuế trong giá của các sản phẩm xuất khẩu, khiến cho hàng hoá của Việt Nam rẻ tương đối trên thị trường quốc tế, và điều đó giúp cho DN xuất khẩu Việt Nam có nhiều khả năng chiếm lĩnh được thị trường này.

+ Xác định ngưỡng doanh thu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN siêu nhỏ và nhỏ phát triển

Hiện nay, cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ., trừ hộ, cá nhân kinh doanh và trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ. Thực tế quản lý thuế hiện có khoảng 550.000 tổ chức kinh tế thuộc diện kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong đó có khoảng 1/3 là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và rất nhỏ, doanh thu chưa tới 1 tỷ đồng/năm, số thu thuế GTGT chiếm khoảng 0,3% tổng thu về thuế GTGT. Đối với hầu hết doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ, việc tổ chức bộ máy kế toán chưa bảo đảm tuân thủ theo Luật Kế toán, chế độ hoá đơn chứng từ. Một số ít doanh nghiệp lợi dụng cơ chế thông thoáng trong việc thành lập

khống hoá đơn cho các doanh nghiệp khác để kê khai khấu trừ đầu vào, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, vừa gây thất thu ngân sách nhà nước. Việc xác định ngưỡng doanh thu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhằm đơn giản hoá thủ tục, tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế có quy mô kinh doanh nhỏ và chống gian lận thuế.

+ Một số quy định có tác dụng hỗ trợ cho các DN nói chung và DNNVV của Việt Nam nói riêng vượt qua được những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, đồng thời cũng đã hỗ trợ cho các DN trong việc đầu tư, đổi mới công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất. Chính phủ đã có những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế trong đó có gói giải pháp về thuế trong năm 2009 và năm 2010. Những quy định này đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN, giúp các DN đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Sau thời kỳ suy giảm kinh tế, Bộ Tài Chính đã ban hành 3 thông tư 94/2010/TT-BTC ngày 30/6/2010, Thông tư 92/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010, Thông tư 128/2010/TT-BTC ngày 26/8/2010 tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN có thêm nguồn lực ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Nghị quyết 68/NQ-CP do Chính phủ ban hành có quy định từ quý I năm 2011 DNNVV sẽ kê khai thuế GTGT 3tháng/lần, hộ kinh doanh 6tháng/lần thay vì một tháng kê khai thuế một lần. Theo tính toán của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, việc giảm tần suất kê khai thuế GTGT theo hướng trên dự kiến sẽ tiết kiệm trên 600 tỷ đồng/năm cho các DN này. Với tần suất này, cơ quan thuế vẫn kiểm soát được việc nộp thuế, vẫn bảo đảm được an toàn về nguồn thu ngân sách nhưng lại giảm đáng kể gánh nặng về tuân thủ. Nhằm góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, đồng thời thể hiện sự chia sẻ, hỗ trợ của nhà nước đối với những người có thu nhập thấp trong việc mua nhà ở thì một số nội dung trong Luật thuế GTGT số 31/2012/QH13 đã được phép áp

dụng ngay từ 1/7/2013. Cụ thể: Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014) đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Áp dụng thuế suất 5% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở.

+ Ngành thuế đã giải quyết hoàn thuế GTGT cho các DN với một số lượng hồ sơ và số lượng hoàn thuế khá lớn. Luật thuế GTGT trước đây quy định 28 nhóm hàng hoá và dịch vụ không chịu thuế, nay chỉ còn 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế. Bên cạnh đó, Luật thuế mới bổ sung trường hợp hoàn thuế theo quý, theo đó trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng khai theo quý nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Điều này có nghĩa là, chính sách thuế GTGT đã được điều chỉnh theo hướng ngày càng mở rộng diện nhóm mặt hàng chịu thuế và nới thời gian giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội được Nhà nước hoàn trả lại số thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế khấu trừ thuế.

- Đối với thuế xuất, nhập khẩu

+ Tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các DNNVV Việt Nam xuất khẩu hàng hoá. Cụ thể: trong luật thuế XNK có một số quy định khuyến khích sản xuất hoặc gia công hàng hóa xuất khẩu như là: hàng hoá nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng đã ký được miễn thuế nhập khẩu và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu; hàng

hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu…

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV có điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới, gia công hàng xuất khẩu. Quy định khi DN nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên dùng để hình thành tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư thì được miễn thuế nhập khẩu. Các loại máy móc thiết bị trong nước đã sản xuất được nhập khẩu để hình thành tài sản cố định cho DN được áp dụng tời hạn nộp thuế nhập khẩu trong vòng 30 ngày thay vì phải nộp thuế ngay khi nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu phục vụ cho nghiên cứu khoa học được miễn thuế nhập khẩu. Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được kéo dài tời hạn nộp thuế nhập khẩu đến 275 ngày đối với các DNNVV chấp hành tốt luật thuế nên đã tạo thuận lợi về vốn cho các cơ sở kinh doanh, giúp DNNVV khai thác có hiệu quả các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam

+ Thể hiện rõ chính sách bảo hộ cho hàng hoá sản xuất trong nước thông qua tỷ lệ bảo hộ thực tế (ERP). Năm 2012, Việt Nam cũng điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu của 157 dòng thuế là các mặt hàng cần thiết điều chỉnh tăng thuế để bảo hộ sản xuất, hạn chế nhập siêu theo Nghị quyết số 11/NQ- CP. Tỷ lệ bảo hộ thực tế của Việt Nam năm 2010 là 14,41%, tuy nhiên tỷ lệ này cũng đã giảm mạnh so với một số năm trước như năm 2005 là 21,43%, năm 2006 là 20,43%, điều này cho thấy Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Luật thuế TNDN đã thống nhất áp dụng một mức thuế suất thuế TNDN đối với các DN không phân biệt thành phần kinh tế. Từ năm 2009,

mức thuế suất phổ thông đã giảm từ 32% xuông 28%, 25%. Hiện nay theo Luật thuế TNDN mới quy định từ 01/01/2014 áp dụng mức thuế suất phổ thông là 22%; riêng doanh nghiê ̣p có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17% . Thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam đang được đưa về tương đương với mức thuế suất thuế TNDN ở các nước trong ASEAN. Như vậy là việc áp dụng một chính sách thuế thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước đã góp phần tạo ra một sân chơi bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh và khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, việc thuế suất thuế TNDN giảm như vậy cũng là cơ hội tốt để các DN, đặc biệt là DNNVV có điều kiện tăng thu nhập sau thuế, từ đó có thêm nguồn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều kiện thực tế các DNNVV luôn gặp khó khăn về vốn.

+ Luật thuế TNDN đã thống nhất áp dụng mức ưu đãi đầu tư đối với DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Việc quy định nghĩa vụ thuế và ưu đãi thuế TNDN áp dụng thống nhất cho cả DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài vừa tạo ra sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế cho tất cả các nhà đầu tư, vừa tạo dựng được môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, đây là điều rất cần thiết cho các DNNVV. Mặt khác, Luật thuế TNDN thống nhất còn góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở ra một cơ hội mới cho các DNNVV có thể tiếp cận với một kênh huy động vốn.

+ Những ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN gắn với mục tiêu khuyến khích thành lập DN mới , đầu tư đổi mới công nghệ…giúp cho DNNVV gia tăng được tích luỹ, góp phần thúc đẩy các DNNVV phát triển

Luật bổ sung quy định miễn thuế, giảm thuế đối với đầu tư mở rô ̣ng , trong đó quy định rõ phạm vi ưu đãi , mức ưu đãi, tiêu chí đầu tư mở rô ̣ng để được ưu đãi thuế (dự án đầu tư mở rô ̣ng thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế và đáp ứng một trong ba tiêu chí: (i)Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế TNDN hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;(ii) tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư; (iii) công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư).

Ngoài ra, doanh nghiê ̣p thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế TNDN tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ. Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất ưu đãi 20% trong 10 năm, miễn thuế tối đa trong 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 4 năm tiếp theo đối với: Thu nhập của doanh nghiê ̣p từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng;…

+ Chính sách thuế TNDN đã góp phần đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, tạo thuận lợi cho các DNNVV chủ động trong hạch toán kinh doanh, thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự nộp, tự xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế hiện hành, góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính của các DN

Luật thuế TNDNmới đã quy định điều kiện xác định khoản chi được trừ và các khoản chi không được trừ, trong đó chỉ quy định cụ thể các khoản chi không được trừ. Luật thuế TNDN đã bổ sung thêm một số giới hạn đối với

khoản chi được trừ như sau: (i) Nâng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15% tổng chi phí được trừ, loại bỏ một số khoản chi không mang tính chất quảng cáo, khuyến mại; (ii) Bỏ quy định về khoản chi không được trừ đối với phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, hàng hoá do doanh nghiê ̣p tự xây dựng và thông báo với cơ quan thuế. (iii) Quy đi ̣nh khoản chi đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện , mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ tối đa không quá 01 triệu đồng/1 tháng/1 người; đồng thời bổ sung nguyên tắc về xác định khoản chi được trừ đối với khoản đóng góp quỹ có tính chất an sinh xã hội. (iv) Quy định các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt cũng được tính vào chi phí được trừ , gồm: khoản chi của doanh nghiê ̣p cho việc : thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc; (v) Bỏ quy định khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm khỏi diện chi phí không được trừ để đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ luật lao động năm 2012 và phù hợp với thực tế.... Các quy định này không những làm giảm nghĩa vụ nộp thuế mà còn giúp DN tăng lợi nhuận, tăng tích tụ vốn, khuyến khích đầu tư, nâng cao NLCT của các DNNVV.

+ Giúp các DNNVV khắc phục được những khó khăn về tài chính cũng như có thể đứng vững trước những biến động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh hầu hết các DN đều đang gặp phải khó khăn lớn về nguồn vốn như hiện nay (đặc biệt là các DNNVV), việc miễn, giảm, giãn thuế đương nhiên sẽ có tác động rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN. Bởi lẽ hiện nay để DN có thể tồn tại được, với lãi suất vay ngân hàng lên tới là 15%/năm, thì lợi nhuận ít nhất phải đạt 20%/năm, và đây thực sự là bài toán khó đối với các DNNVV, do vậy thì việc để chậm, miễn, hoãn nộp thuế sẽ tạo cho các DN nói chung và DNNVV nói riêng một nguồn vốn

lớn, giảm bớt áp lực và khó khăn cho DN. Ngoài nguồn tiền thực, DN còn được hưởng lợi khi không phải chịu lãi suất cao và chủ động về tiền vốn, như vậy trước đây DN chỉ có lãi 10-15%, nay khi được miễn giảm thuế thì sẽ có lãi trên 20%. Đây chính là động lực kích thích các DNNVV nâng cao được NLCT của mình.

Nhìn chung, cùng với các chính sách điều tiết vĩ mô khác của Nhà nước (chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ,...), chính sách thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy khu vực DNNVV phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng mạnh từ 19.800 doanh nghiệp năm 2001 lên 76.955 doanh nghiệp năm 2013. Năm 2011, tổng doanh thu là 4.690.675 tỷ đồng, tăng lên hơn 17 lần so với năm 2001; tổng lợi nhuận trước thuế là 46.0903 tỷ đồng, tăng hơn 12 lần so với năm 2001;...

2.2.2.2. Những hạn chế:

- Đối với thuế giá trị gia tăng:

+ Luật thuế GTGT chưa quy định ngưỡng (khởi điểm) doanh thu miễn thuế áp dụng đối với DN nhỏ. Điều này gây khó khăn cho các cơ sở kinh doanh nhỏ trong việc thực hiện luật thuế do họ phải thực hiện đủ mọi quy trình thủ tục về kê khai, nộp và quyết toán thuế như các DN lớn trong khi đó các DNNVV lại bị hạn chế về mọi phương diện: vốn, điều kiện kinh doanh, kết quả kinh doanh….vừa tăng chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế do số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)