Vai trò của chính sách thuế đối với phát triển DNNVV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 26)

Chính sách thuế của một quốc gia có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia đó bởi vì thuế được Nhà nước sử dụng làm công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thuế không chỉ tạo nguồn thu cho NSNN mà nó còn có tác dụng điều tiết phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các ngành vùng, tầng lớp dân cư. Đối với DNNVV, thuế tác động đến chi phí, giá thành sản phẩm, nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thuế còn ảnh hưởng đến cơ cấu vốn đầu tư, tỷ suất thu hồi vốn đầu tư,… Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu một số tác động cơ bản của chính sách thuế đến sự phát triển của các DNNVV, cụ thể:

Thứ nhất,kích thích các tầng lớp dân cư bỏ vốn đầu tư trực tiếp tạo lập doanh nghiệp mới hoặc mở rộng quy mô hoạt động, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế. Nhà nước sử dụng chính sách thuế ưu đãi để khuyến khích các tầng lớp dân cư bỏ vốn đầu tư thành lập hoặc SXKD tại các ngành nghề, vùng miền Nhà nước cần khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn, để khuyến khích đầu tư vào vùng, miền kém phát triển hoặc những ngành nghề Nhà

nước cần khuyến khích phát triển; khuyến khích nâng cao khả năng xuất khẩu, tăng thêm giá trị gia tăng và thu hút các công ty lập trụ sở chính,… Việt Nam có chính sách miễn, giảm thuế TNDN cụ thể đối với từng loại đối tượng nêu trên.

Thứ hai, để tăng khả năng tích luỹ nội bộ, giúp cho DNNVV nâng cao năng lực tài chính để phát triển SXKD. Nhà nước sử dụng các chính sách thuế khác nhau để thúc đẩy DNNVV tiết kiệm chi phí SXKD và tăng khả năng tích luỹ nội bộ cho các DNNVV, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của DNNVV. Chẳng hạn như, các nước đang phát triển thường cho phép các DNNVV thực hiện khấu hao nhanh để rút ngắn thời gian thu hồi vốn và tăng thêm luồng tiền sau thuế, khuyến khích các DNNVV đổi mới máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Thực chất khấu hao nhanh sẽ làm tăng tổng thu nhập sau thuế của DNNVV và vì vậy nó làm tăng tỷ suất thu hồi vốn đầu tư. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý sẽ tạo ra cơ hội cho các DNNVV lợi dụng để gia tăng thời gian miễn thuế hoặc lợi dụng quy định của Nhà nước về việc chuyển lỗ.

Thứ ba, góp phần hướng dẫn, điều tiết các hoạt động của DNNVV vào các ngành nghề và lĩnh vực cần phát triển theo định hướng của Nhà nước. Nhà nước sử dụng chính sách thuế khác nhau để điều tiết, hướng dẫn DNNVV phát triển theo định hướng của Nhà nước như: đánh thuế cao vào những hàng hoá không khuyến khích tiêu dùng và những ngành nghề có lợi nhuận cao; hạn chế cho vay hoặc cho vay với lãi suất cao đối với những dự án không khuyến khích đầu tư; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN để mua sắm những hàng hoá không khuyến khích tiêu dùng,…

Thứ tư, góp phần tăng khả năng hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các DNNVV ở thị trường trong nước và quốc tế. Cùng với chính sách

ưu đãi về thuế nhập doanh nghiệp, Nhà nước còn sử dụng chính sách thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước nhằm giúp các DNNVV nâng cao khả năng cạnh tranh so với các DNNVV khu vực và trên thế giới. Thông thường hàng hoá xuất khẩu không bị đánh thuế ở nước xuất khẩu nên để đảm bảo sự công bằng giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu, Chính phủ các nước thường đánh thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu. Đối với các DNNVV phải nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu,… cần phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng hiệu quả SXKD vì thuế nhập khẩu làm tăng chi phí SXKD, tăng mức độ rủi ro của vốn đầu tư. Thuế nhập khẩu đánh vào các máy móc thiết bị dùng làm tài sản cố định nên gây ảnh hưởng đến mục tiêu khuyến khích phát triển DNNVV vì: Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí cho các dự án dài hạn và các dự án cần phải hiện đại hoá của các DNNVV; Thuế nhập khẩu cao sẽ làm tăng giá thành hàng hoá nhập khẩu, giảm khả năng tiếp cận và sử dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến đối với DNNVV.

Áp dụng, thực thi chính sách thuế đồng bộ, nhất quán, có hiệu lực có tác dụng ngăn ngừa trốn lậu thuế nhằm tăng nguồn thu cho NSNN, điều tiết sản xuất và thu nhập giữa các ngành, các tầng lớp dân cư, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DNNVV từ đó kích thích DNNVV đầu tư nâng cao hiệu quả SXKD.

1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến chính sách thuế đối với DNNVV

Chính sách thuế đối với doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng là một phạm trù rộng và phức tạp nên có nhiều nhân tố ảnh hưởng. Việc nắm bắt rõ các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố giúp các nhà quản lí kinh tế có thể đưa ra các biện pháp thích hợp hoàn thiện chính sách thuế một cách hiệu quả và lâu dài. Chúng ta có thể nghiên cứu một số yếu tố cơ bản sau:

- Yếu tố con người tổ chức, chính sách luôn luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế nói chung và việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách thuế nói riêng. Tất cả các yếu tố này quy tụ lại ở năng lực tham mưu, xây dựng, quyết định và tổ chức các chính sách thuế và biểu hiện chất lượng quản lý bằng hiệu quả của chính sách. Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện của người cán bộ, người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối xây dựng chính sách thuế. Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lý thuế thì đội ngũ cán bộ thuế cấp cao- ở tầm hoạch định chính sách- cần phải có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng như cơ bản liên quan đến thuế. Nếu năng lực của những người xây dựng chính sách thuế yếu, các chính sách thuế sẽ bất cập, không phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNV và ngược lại. Sự ổn định, rõ ràng, cụ thể của các loại chính sách thuế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Ngược lại, sự thay đổi thường xuyên các chính sách của Nhà nước sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp và cùng với đó, vấn đề bảo đảm năng lực tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, các chính sách kinh tế, tài chính,… nói chung, chính sách thuế nói riêng định hướng phát triển kinh tế của đất nước đã thể hiện những ưu đãi, khuyến khích hoặc hạn chế đối với việc phát triển một số khu vực doanh nghiệp hay ngành kinh tế. Các chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất , thúc đẩy các nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , bảo đảm năng lực tài chính của DNNVV và ngược lại.

- Cơ chế đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá hiệu quả các chính sách có tác động đến việc xây dựng chính sách thuế cho sự phát triển của DNNVV. Cơ chế đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ tạo ra hệ thống cán bộ hoạch định, xây dựng

chính sách kinh tế vĩ mô nói chung, chính sách thuế nói riêng tốt, qua đó sẽ có được hệ thống chính sách thuế hiệu quả, phù hợp với thực tế, thúc đẩy DNNVV phát triển và ngược lại. Bên cạnh đó, việc đánh giá thường xuyên các chính sách thuế để tìm ra những bất cập, những vướng mắc, cản trở sự phát triển của DNNVV nhằm bổ sung, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế sẽ tạo ra được các chính sách thuế thúc đẩy DNNVV phát triển.

- Thực trạng phát triển kinh tế của đất nước và những biến động của kinh tế khu vực, thế giới có ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách thuế. Điều này thể hiện rõ ở Việt Nam thời gian qua. Ví dụ như năm 2012, Chính phủ thực hiện các giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV, trong đó có các giải pháp về thuế như: đối tượng ưu tiên được xác định là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, xây dựng, bất động sản, cơ khí vận tải thủy, sản xuất xi măng sắt thép… được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012. Thuế GTGT mà doanh nghiệp lẽ ra phải nộp trong quý II được giãn thêm 6 tháng. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ đề xuất với Hội đồng nhân dân các cấp giảm 50% tiền thuê đất của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoạt động trên địa bàn trong năm 2012. Các hộ kinh doanh nhà trọ sinh viên và một số đối tượng kinh doanh khác cũng sẽ được miễn thuế khoán, thuế môn bài…

- Sự hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào kinh tế khu vực và thế giới

có những tác động tới việc hoạch định các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô nói chung, chính sách thuế nói riêng. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tới nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố, trong đó có các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế đối với sự phát triển DNNVV. Các chính sách, pháp luật về thuế của Nhà nước phải thực hiện phù hợp với các quy định , cam kết đã ký với quốc tế . Ví dụ như : hiên nay, Việt nam đã gia nhập WTO, bên cạnh việc thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ được mở rộng, các doanh nghiệp Việt

Nam phải đối mặt với mức độ cạnh tranh cao hơn trước. Bởi vì, hầu hết thuế suất các mặt hàng sẽ giảm, mức giảm này áp dụng cho tất cả các thành viên của WTO (hiện nay là trên 150 thành viên). Năm 2015, chúng ta hội nhập đầy đủ trong AFTA, tới năm 2018, hội nhập toàn diện trong WTO, nhiều mặt hàng thuế nhập khẩu về 0%, rào cản bảo hộ không còn, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh bình đẳng hơn, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

1.4. Kinh nghiệm một số nƣớc trong xây dựng chính sách thuế nhằm phát triển DNNVV và bài học rút ra đối với Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng chính sách thuế đối với DNNVV ở một số quốc gia một số quốc gia

Chính sách thuế là công cụ đắc lực để hỗ trợ DNNVV và góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế. Dưới đây là kinh nghiệm xây dựng hệ thống thuế hỗ trợ DNNVV tại một số quốc gia .

Đối với thuế giá trị gia tăng(GTGT)

Trong số các loại thuế mà DNNVV phải tuân thủ, thuế GTGT được coi là một sắc thuế khó và phức tạp, điều này dẫn tới chi phí tuân thủ thuế GTGT (Chi phí bằng tiền: Phí chi trả cho tư vấn thuế, luật sư, kế toán…; Chi phí thời gian: thời gian để chuẩn bị và hỗ trợ thanh tra thuế, thời gian nghiên cứu luật thuế…) rất cao.

Vì vậy, cải cách chính sách thuế với mục tiêu hỗ trợ cho sự phát triển của DNNVV nhất thiết phải quan tâm đến việc xây dựng thuế GTGT theo các tiêu chí: xây dựng ngưỡng doanh thu; giảm thiểu các mức thuế suất thuế GTGT; giảm tần suất kê khai nộp thuế.

Xây dựng ngưỡng doanh thu

Để xác định DNNVV phù hợp với chính sách thuế, tiêu chí được sử dụng là ngưỡng doanh thu. Ngưỡng doanh thu được định nghĩa là một mức

doanh thu phù hợp của DN, ở dưới mức đó, DN sẽ được miễn kê khai nộp thuế GTGT. Xây dựng ngưỡng thuế doanh thu sẽ giảm bớt số lượng DNNVV phải kê khai nộp thuế (bảng 1.2).

Bảng 1.1: Ngƣỡng kê doanh thu tại một số nƣớc

STT TÊN NƢỚC NGƢỠNG KÊ DOANH THU

Bản tệ USD 1 Anh 73.000 GBP 103.838 2 Pháp 80.000 EUR 87.503 3 Nhật Bản 10.000.000 JPY 81.895 4 Hàn Quốc 24.000.000 KRW 26.344 5 Canada 30.000 CAD 23.056 Nguồn:www.oecd.org/tax/tax-policy/tax-database.htm

Thực tế, chênh lệch giữa số thuế GTGT thu được từ những DN nhỏ và chi phí hành chính quản lý thuế của những DN này là không đáng kể. Vì vậy, ngưỡng doanh thu được quy định trong luật thuế của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc quy định ngưỡng thuế GTGT tại những quốc gia trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nhỏ dưới ngưỡng giảm gánh nặng thuế.

Giảm thiểu các mức thuế suất thuế GTGT

Để khuyến khích sản xuất, kinh doanh một số loại hàng hóa, dịch vụ, chính phủ thường quy định một mức thuế suất ưu đãi đối với các loại hàng hóa và dịch vụ đó. Những quy định này khiến cho thuế GTGT có nhiều mức thuế suất khác nhau nhưng vì thế mà luật thuế GTGT trở nên phức tạp và tạo ra chi phí tuân thủ cao cho DNNVV. Vì vậy, để đơn giản hóa luật thuế

GTGT, giảm gánh nặng chi phí tuân thủ cho DNNVV, tại nhiều quốc gia thuế GTGT chỉ có một hoặc hai mức thuế suất.

Giảm tần suất kê khai nộp thuế

Tần suất phải kê khai thuế GTGT cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến cho chi phí tuân thủ tăng cao. Nhiều hệ thống thuế GTGT quy định: DN phải kê khai thuế GTGT hàng tháng. Tuy nhiên, giảm tần suất kê khai đối với DN nhỏ sẽ là một giải pháp hiệu quả để hỗ trợ DN. Ở New Zealand, DN nói chung buộc phải kê khai 1 lần/tháng, trong khi DNNVV được lựa chọn kê khai 2 lần/năm và thời điểm kê khai có thể trùng với ngày nộp các báo các về kế toán. Ở Hàn Quốc, DN chỉ phải kê khai nộp thuế GTGT 2 lần/năm. Ở Nhật Bản, DN được lựa chọn nộp thuế 1 lần/tháng, 1 lần/2 tháng hoặc 1 lần/ quý. Trong khi tờ khai thuế chỉ phải lập 1 lần duy nhất vào cuối năm tài chính.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhiều quốc gia đã xây dựng hệ thống thuế TNDN có nhiều ưu đãi cho DNNVV, với các tiêu chí: ưu đãi thuế suất; hỗ trợ nghiên cứu phát triển; khuyến khích DNNVV đầu tư.

Ưu đãi thuế suất

Để thực hiện ưu đãi thuế suất, các quốc gia đưa ra một ngưỡng thu nhập chịu thuế (DN có thu nhập dưới ngưỡng sẽ hưởng thuế suất ưu đãi) hoặc hệ thống thuế suất lũy tiến.

Từ năm 2007, Canada đã áp dụng mức thuế suất thuế TNDN chung là 21%, trong khi đó thì các DN nhỏ với mức thu nhập dưới 400.000 CAD (345 000 USD) chỉ phải chịu mức thuế suất 12%. Ở Hàn Quốc, từ năm 2009, nếu thu nhập chịu thuế dưới 200 triệu KRW thì thuế suất là 12,1%; nếu thu nhập

chịu thuế lớn hơn 200 triệu KRW thì chịu thuế suất 24,2%. Đài Loan xây dựng hệ thống thuế TNDN với thuế suất lũy tiến từng phần với thuế suất lớn nhất là 20% với thu nhập từ 120.000 TWD trở lên. Ở Hà Lan, từ năm 2009, DN có thu nhập đến 200.000 Euro sẽ chịu thuế suất 20%; nếu thu nhập trên 200.000 Euro sẽ chịu thuế suất 25,5%.

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển

Nghiên cứu phát triển là nhân tố chính thúc đẩy khả năng phát triển của DNNVV. Vì vậy, một số quốc gia đã ban hành những quy định về thuế ưu đãi đặc biệt đối với DNNVV. Những ưu đãi này cho phép DNNVV có khả năng cắt giảm một lượng lớn hơn so với chi phí thực tế đã đầu tư vào nghiên cứu phát triển trên cơ sở thuế.

Ở Hungary, DNNVV có thể được trừ 200% chi phí nghiên cứu phát triển trong thu nhập trước thuế. Ở Anh, DN có quyền đòi hoàn tiền mặt cho khoản chi phí nghiên cứu phát triển. Hoàn thuế nghiên cứu phát triển thực hiện bằng cách cho phép DNNVV cắt giảm 150% chi phí hạn định cho các hoạt động nghiên cứu phát triển khi tính lợi nhuận tính thuế.

Khuyến khích DNNVV đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)