I. Học thuyết pháp lý
1. Xác định các nội dung đặc trưng của các phương pháp nghiên cứu và phân tích hiện đại.
1.1. Phương pháp phân tí ch câu chữ hoặc chú giải. Đây là phương pháp phân tích cổ điển, đã được các nhà luật học châu Âu sử dụng từ hai trăm năm nay, nghĩa là từ khi luật viết bắt đầu được được các nhà luật học châu Âu sử dụng từ hai trăm năm nay, nghĩa là từ khi luật viết bắt đầu được pháp điển hoá thành các bộ luật. Nghiên cứu và phân tích luật viết theo phương pháp phân tích câu chữ hoặc chú giải là hoạt động trí tuệ của nhà chuyên môn “đi xuyên qua văn bảnquy phạm pháp luật” để nắm bắt ý chí đích thực của người làm luật. Mục đích tối hậu của việc thực hành phương pháp phân tích câu chữ là phát hiện ý chí của người làm luật, phát hiện các quy phạm pháp luật m à người làm luật muốn xây dựng và được thể hiện trong văn bản. Phương pháp này được xây dựng dựa trên một số nguyên t ắc cơ bản và được thể hiện thành một tập hợp các công cụ phân tích, trong đó có một số công cụ của logique học như tam đoạn luận, suy lý ngược, suy lý mạnh, quy nạp và diễn dịch. T ập hợp các công cụ phân tích được xếp thành hai nhóm: nhóm được sử dụng trong trường hợp văn bản luật không rõ nghĩa và nhóm được sử dụng trong trường hợp văn bản luật không đầy đủ.
Nhóm phân tích cũng đã chỉ ra m ột số nhược điểm của phương pháp phân tích câu chữ hoặc chú giải.
- Phương pháp phân tích câu chữ chỉ tập trung tìm hiểu ý chí của người làm luật ở thời điểm văn bản được ban hành. Ðiều đó có nghĩa rằng kết quả giải thích phải luôn như nhau, bất kể t hời điểm mà việc giải thích được thực hiện. Nói cách khác, ý chí lịch sử của người làm luật được áp đặt một cách cố định chừng nào văn bản (hình thức thể hiện t rên giấy mực của ý chí đó) còn có hiệu lực thi hành. Quan niệm này không phù hợp với quy luật phổ biến về sự phát t riển của sự vật, hiện tượng .
- Phương pháp phân tích câu chữ dựa hẳn vào câu chữ của văn bản luật để tìm kiếm và phát hiện các quy tắc pháp lý. T hế mà, câu chữ của luật viết luôn chỉ có một số lượng giới hạn; bởi vậy, dù có dùng tất cả các công cụ phân tích, người ta cũng chỉ có được một số lượng giới hạn các quy tắc.
1.2. Phương pháp phân tí ch phát tri ển. Đây là phương pháp phân tích hiện đại nhất và được sử dụng trong trường hợp việc sử dụng các công cụ của phương pháp phân tích câu chữ tỏ ra không dụng trong trường hợp việc sử dụng các công cụ của phương pháp phân tích câu chữ tỏ ra không còn có hiệu quả trong việc tìm kiếm các quy tắc cần thiết. T ình trạng mất hiệu quả của phương pháp phân tích câu chữ thường được ghi nhận m ột khi tình huống được xem xét rõ ràng là tình huống không được người làm luật dự kiến khi xây dựng văn bản luật liên quan. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là: đối với mọi vấn đề pháp lý, luật phải luôn có giải pháp. Với nguyên tắc đó, thì trong trường hợp việc tìm kiếm giải pháp bằng các phương pháp phân tích câu chữ không đem lại kết quả cần thiết, người nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp hoặc người thực hành luật phải xây dựng giải pháp bằng cách khác.
T heo phương pháp phân tích phát triển, người nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp phải xuất phát từ việc quán triệt tư tưởng chủ đạo mà người làm luật đã dựa vào trong quá trình xây dựng các quy tắc liên quan và phải bám lấy tư tưởng chủ đạo đó trong quá trình suy nghĩ, cân nhắc trên cơ sở học thuật, vốn sống vào đạo lý về m ột giải pháp chấp nhận được cho vấn đề đặt ra trong tình huống không được người làm luật dự kiến.
1.3. Phương pháp phân tí ch lịch sử. Đây là phương pháp được sử dụng trong một số trường hợp phân tích các văn bản luật đã được ban hành từ khá lâu nhưng vẫn cón hiệu lực thi hành. T ư tưởng phân tích các văn bản luật đã được ban hành từ khá lâu nhưng vẫn cón hiệu lực thi hành. T ư tưởng chủ đạo của phương pháp này là: tư duy của người làm luật, cũng như tư duy nói chung, là sản
phẩm của lịch sử; bởi vậy: 1. Muốn tìm hiểu ý nghĩa của một quy tắc cổ xưa, người nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp phải tự đặt m ình trong hoàn cảnh, điều kiện lịch sử của người làm ra quy tắc đó, để suy nghĩ; 2. Muốn áp dụng quy tắc cổ xưa m à vẫn còn hiệu lực trong hoàn cảnh, điều kiện hiện tại, người nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp phải “diễn đạt lại” ý chí của người làm luật như thể người làm luật của thời kỳ trước đang sống và xây dựng quy tắc liên quan trong thời kỳ này: ”Ở thời kỳ trước, người làm luật đã quyết định như thế bởi vì...; vậy, với quan điểm đó và nếu phải giải quyết cùng m ột vấn đề, thì, ở thời kỳ này, người làm luật sẽ quyết định như thế này...”.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn suy nghĩ và giới thiệu một số phương pháp có thể sử dụng được để phân tích luật viết trong trường hợp giữa các điều luật có sự mâu thuẫn. Các điều luật trái ngược có t hể xuất hiện trong những văn bản khác nhau hoặc trong cùng một văn bản..