Trường hợp câu chữ của văn bản không rõ nghiã

Một phần của tài liệu Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học luật TS nguyễn ngọc điện (Trang 25 - 27)

II. Các phương pháp nghiên cứu và phân tích chủ yếu

2. Trường hợp câu chữ của văn bản không rõ nghiã

T rước m ột văn bản có câu chữ không rõ nghĩa, công việc nghiên cứu và phân tích của nhà chuyên môn giống như công việc của người nghiên cứu sử học: nhà chuyên m ôn tự đặt m ình trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời kỳ m à văn bản được xây dựng và ban hành và dựng lại diễn biến tâm lý của người làm luật trong lúc soạn thảo văn bản.

Xem lại các công trình chuẩn bị. Các công trình chuẩn bị một văn bản quy phạm pháp luật rất đa dạng: văn bản dự thảo, các biên bản thảo luận chuyên môn, các bản tổng hợp ý kiến đóng góp, ... và đặc biệt, tờ trình dự thảo văn bản t rước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản. Các công trình này có thể cung cấp những thông tin cho phép người nghiên cứu khám phá được ý nghĩa m à người soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật m uốn gán cho văn bản đó và nhất là những lý lẽ mà người làm luật viện dẫn để bảo vệ những giải pháp m à người làm luật lựa chọn và được ghi nhận trong văn bản.

Ví dụ. T rước đây, Pháp lệnh thừa kế quy định rằng người thừa kế có quyền khước từ quyền hưởng di sản và có thời hạn 6 tháng, kể từ thời điểm biết việc m ở thừa kế, để sử dụng quyền khước từ đó (Điều 31). Sau này, Bộ luật dân sự lại quy định rằng người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản và thời hạn từ chối là 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế. T a nhận thấy rằng thời hạn từ chối nhận di sản được thừa nhận trong cả hai văn bản vẫn là 6 tháng; nhưng điểm xuất phát của thời hạn trong mỗi văn bản không giống nhau: trong Pháp lệnh, thời hạn này bắt đầu từ thời điểm người thừa kế biết việc m ở thừa kế; trong BLDS, thời hạn này lại bắt đầu từ ngày m ở thừa kế. Bộ luật (và nói chung, văn bản quy phạm pháp luật) tất nhiên không giải thích tại sau có sự thay đổi đó. Tuy nhiên, trong m ột tờ trình dự án BLDS trước Quốc hội, đại diện của Chính phủ - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo và tu chỉnh dự thảo BLDS - đã giải trình rằng nếu xác định

2 4

Có thể tham khảo thêm: Cornu, Droit civil - Introduction. Les personnes. Les biens, Montchrestien, 1990, số 412; Ghestin và Doubeaux, sđd, số 144 ghi chú 52.

thời điểm bắt đầu thời hạn từ chối theo giải pháp của Pháp lệnh, thì, trong trường hợp có tranh chấp, thẩm phán sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ. Vậy, trong chừng mực nào đó, ta hiểu rằng giải pháp của BLDS cho vấn đề xác định thời điểm bắt đầu thời hạn từ chối nhận di sản được xây dựng trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng giải pháp của Pháp lệnh thừa kế25.

Đối chiếu các tiề n l ệ lịch sử. T ư duy của người làm luật, cũng như tư duy nói chung, là sản phẩm của lịch sử. Trong nhiều trường hợp, người làm luật xây dựng m ột quy phạm, thậm chí, một chế định trên cơ sở tiếp thu và kế thừa có chọn lọc các quy tắc, chế định đã từng được ghi nhận trong luật cổ hoặc trong tục lệ truyền thống. Khi nghiên cứu và phân tích loại quy phạm, chế định này, có thể dựa vào các quy tắc, chế định của luật cổ và tục lệ truyền thống để, t rong trường hợp câu chữ dùng để diễn đạt quy phạm, chế định hiện hành không rõ nghĩa, có thể làm rõ nội dung của quy phạm, chế định đó.

Ví dụ. Pháp luật thừa kế hiện hành có xây dựng chế định người quản lý di sản. Thoạt trông, có thể nghĩ rằng đó là một chế định được du nhập từ hệ thống Anh-Mỹ26; nhưng, thực ra, chế định này có m ối liên hệ chặt chẽ với chế độ gia trưởng đã được áp dụng từ nhiều trăm năm trong luật cổ và tục lệ truyền thống Việt Nam . T hực vậy, di sản trong luật cổ và tục lệ được hiểu như gia tài của cha, mẹ, ông, bà (nói chung là của gia đình) để lại cho các con, cháu trực hệ, không phải là khối tài sản của cá nhân để lại cho những người thừa kế của cá nhân đó. Bởi vậy, trong trường hợp cha hoặc mẹ chết trước, thì khối tài sản của gia đình tiếp tục được đặt dưới sự quản lý chung của mẹ hoặc cha còn sống; và nếu cha, m ẹ không tiến hành phân chia tài sản của gia đình cho các con ngay trong lúc còn sống, thì khối tài sản của gia đình chỉ được giao hẳn cho con cháu khi nào cả cha và m ẹ đều chết.

Các nền nếp này vẫn được duy trì trong xã hội hiện đại và có thể được phân tích, trong khung cảnh của m ột hệ t hống pháp lý t hừa nhận quyền sở hữu cá nhân về tài sản, như sau: khi cha hoặc mẹ chết, thì toàn bộ tài sản của cha, mẹ, trong đó có các tài sản tạo thành cái gọi là di sản của người chết, được đặt dưới sự quản lý của mẹ hoặc cha còn sống; khi cả cha, mẹ đều chết , thì cả hai khối di sản được chuyển giao cho con, cháu. Chính quyền tư hữu đã khiến cho người gia trưởng phải mang thêm m ột tên m ới là người quản lý di sản trong những trường hợp đặc thù và có những quyền và nghĩa vụ tương ứng với chức danh đó, do pháp luật (mới) quy định.

T hiết lập được mối liên hệ giữa chế định người quản lý di sản trong luật hiện hành và chế độ gia trưởng trong luật cổ và tục lệ, ta sẽ có được công cụ để phân tích và làm rõ m ột số quy tắc khó hiểu trong luật viết. Chẳng hạn, luật nói rằng nếu người có di sản không chỉ định người quản lý di sản, thì những người thừa kế thoả thuận cử người quản lý (BLDS Điều 641 khoản 1; Điều 684 khoản 1 điểm a). Với quy định đó, thì trên nguyên tắc, những người thừa kế có quyền thoả thuận cử người quản lý di sản trong trường hợp người lập di chúc không chỉ định người quản lý. Song, cứ hình dung: nếu cha hoặc m ẹ chết, thì m ẹ hoặc cha còn sống sẽ tự động quản lý tài sản của người chết cùng với tài sản của m ình và con, cháu tôn trọng thái độ xử sự đó, theo m ột tục lệ đã tồn tại từ nhiều trăm năm27; vậy, quyền thoả thuận của những người thừa kế, được luật thừa nhận, hẳn chỉ được khuyến khích sử dụng trong những trường hợp khác: người chết không có vợ, chồng; có vợ, chồng nhưng không có con và cha, mẹ của người chết còn sống;...28.

2 5

Giải pháp của BLDS ở điểm này chưa hẳn là giải pháp tối ưu; nhưng ta không bàn đến vấn đề đó ở đây.

2 6 Trong luật Anh-Mỹ, một khi thừa kế được mở, thì di sản được đặt dưới thẩm quyền của một personal representative, tạm dịch là ngưòi quản trị di sản. Có thể xem: Thừa kế, đã dẫn, tr. 299 và kế tiếp. representative, tạm dịch là ngưòi quản trị di sản. Có thể xem: Thừa kế, đã dẫn, tr. 299 và kế tiếp.

2 7

Và tục lệ này cũng là đạo đức: khó có thể nghĩ rằng việc con cái yêu cầu mẹ hoặc cha, còn sống cùng ngồi lại với mình để thoả thuận về việc cử một người khác quản lý di sản của cha hoặc mẹ chết trước, là thái độ xử sự phù hợp với đạo đức.

2 8

Cần lưu ý rằng giải pháp đó đã từng được thừa nhận trong luật hiện đại, tai Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày 20/01/ 1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao: “ Trong trường hợp không cần chia thừa kế ngay, thì người vợ hoặc chồng còn sống quản lý tài sản của người chết để lại”. Quy tắc mang tính án lệ đó, đến lượt mình, là tiền lệ lịch sử gần, góp phần củng cố cơ sở của giải pháp được đề nghị.

29

Dựa vào các nguyên tắc chung của luật. Đó là những nguyên tắc không được chính thức ghi nhận tại bất kỳ một điều khoản nào của luật viết, nhưng luôn được quán triệt trong luật viết và tạo thành tư tưởng chủ đạo chi phối quá trình soạn thảo luật viết. Có thể chỉ ra khá nhiều nguyên tắc loại này: không ai có thể chuyển giao cho người khác những quyền mà mình không có; của ai, t hì mất mát, hư hỏng người ấy chịu; chưa thanh toán xong nghĩa vụ tài sản, thì không được đem của cải tặng cho người khác; không thể tích luỹ của cải cho mình bằng tài sản của người khác;... Với những nguyên tắc chung đó, nhà chuyên môn có t hể xây dựng các giải pháp bổ sung cho luật viết: BLDS không có quy định về việc cấm bán, trao đổi những tài sản không thuộc quyền sở hữu của người bán, người trao đổi; nhưng không ai có quyền bán, trao đổi các tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình; BLDS không có quy định gì về hậu quả của việc thực hiện nghĩa vụ nhầm cho người không có quyền yêu cầu29; nhưng, một cách hợp lý, người thực hiện nhầm phải có quyền yêu cầu người tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại những gì đã nhận nhầm...

Một phần của tài liệu Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học luật TS nguyễn ngọc điện (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)