Vai trò của học thuyết pháp lý

Một phần của tài liệu Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học luật TS nguyễn ngọc điện (Trang 42 - 43)

I. Học thuyết pháp lý

B. Vai trò của học thuyết pháp lý

Nguồn hay không phải nguồn của luật ?. Ở La Mã, học thuyết pháp lý t hực sự là một nguồn của luật: các nhà luật học là những người có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của luật, bởi, bằng hoạt động nghiên cứu của m ình, họ chỉ ra các quan điểm , đường lối, nguyên t ắc, cách thức và biện pháp áp dụng luật47. Ý kiến của nhà luật học có sức m ạnh như pháp luật, nghĩa là được tuân thủ và được bảo đảm t hực hiện bằng bộ máy cưỡng chế của Nhà nước.

T rong luật học đương đại, học thuyết pháp lý chỉ đóng vai trò gián tiếp t rong việc tạo ra các quy phạm pháp luật. Học thuyết pháp lý không phải là sự giải thích chính thức luật viết và do đó, không phải là m ột bộ phận của luật viết48. Học thuyết pháp lý cũng không phải là một nguồn độc

4 7

Mazeaud và Chabas, sđd, số 227; Ghestin và Goubeaux, sđd, số 227. 4 8

Ngay nếu như tất cả mọi người đều nhất trí về một ý kiến trong học thuyết pháp lý, thì bản thân ý kiến đó cũng không có được giá trị của một quy phạm pháp luật: Cornu, sđd, số 451. Tuy nhiên, ý kiến đó có thể được người làm luật đưa vào một văn bản quy phạm pháp luật bổ sung ở một thời điểm thích hợp; mặt khác, nếu nó luôn được mọi người coi như chuẩn mực xử sự, thì sau một thời gian, nó trở t hành tục lệ. Trong cả hai trường hợp, ý kiến trở thành

45 lập của luật. Với phương pháp phân tích câu chữ, nhà chuyên môn chỉ làm nhiệm vụ phát hiện luật, phát hiện các quy phạm nằm ẩn trong luật viết: nếu người làm luật còn sống và xác nhận, dưới một hình thức nào đó, rằng m ột quy tắc do nhà chuyên môn phát hiện phù hợp với ý chí của người làm luật, thì quy tắc đó là của luật viết, của người làm luật, chứ không phải do nhà chuyên môn tạo ra; nếu người làm luật không xác nhận việc đó (đặc biệt là do không còn sống để làm công việc xác nhận đó), thì kết luận của nhà chuyên m ôn chỉ là ý kiến tham khảo. Với phương pháp phân tích phát triển và phương pháp phân tích lịch sử, kết luận của nhà chuyên môn là những giả thuyết thuần tuý khoa học. T rong mọi trường hợp học thuyết pháp lý không thể chứa đựng “các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện”, như luật viết hay như một bộ phận của tục lệ. Ột

T uy nhiên, học thuyết pháp lý luôn là người đồng hành hữu ích và không thể thiếu đối với người làm luật và đối với người thực hành luật (nhất là người xét xử).

Học thuyết pháp lý và thực tiễ n xét xử. Xét xử là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của hoạt động thực hành luật, là việc người thẩm phán áp dụng luật để xử lý m ột trường hợp đặc thù. Để xét xử, thẩm phán dựa chủ yếu vào luật viết, đôi khi vào t ục lệ và, trong trường hợp gặp khó khăn trong việc nghiên cứu và phân tích các quy tắc của luật hoặc tục lệ, thẩm phán phải làm công việc của người nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp49: lúc ấy, thẩm phán có thể tham khảo các ý kiến đã được đưa ra trong học thuyết pháp lý để xây dựng giải pháp của m ình. T rong các hệ thống pháp lý phát triển ở trình độ cao, vẫn thường thấy, bên cạnh các bản án được công bố, những ý kiến bình luận của người nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp về giá trị lý luận của bản án. Dưới ảnh hưởng của những ý kiến bình luận đó, cũng như của toàn bộ hệ t hống học thuyết pháp lý, cơ quan xét xử có thể khẳng định hoặc thay đổi quan điểm của mình trong việc giải thích và áp dụng luật viết; ngược lại, sự kiên định của cơ quan xét xử trong cách xem xét một vấn đề nào đó có thể khiến người nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp phải điều chỉnh quan điểm của mình đối với vấn đề đó, cho phù hợp.

Học thuyết pháp lý và luật viết. Người nghiên cứu và phân tích luật viết không chỉ phát hiện quy phạm pháp luật. Luật viết, như đã biết, có những hạn chế và những thiếu sót của nó. Một trong những nhiệm vụ của nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích luật viết còn là phát hiện những hạn chế, những thiếu sót, bất cập của luật viết và đề xuất biện pháp sửa chữa, khắc phục trên cơ sở khoa học và đạo lý. Mặt khác, từ việc xem xét luật viết trong quá trình vận động và phát triển của luật học và trong khung cảnh của luật học so sánh, nhà chuyên môn đưa ra những dự đoán có tính chất khuyến cáo đối với người làm luật về hướng phát triển của luật học trong tương lai, để người làm luật tham khảo khi xây dựng m ột dự án luật m ới.

T rong những trường hợp tốt nhất, người làm luật còn kêu gọi sự hợp tác, thậm chí, sự chủ trì của nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích luật viết, trong việc xây dựng các dự án văn bản quy phạm pháp luật trước khi t rình cơ quan có thẩm quyền thông qua và ban hành.

II. Án lệ

Khái niệm. T heo Gérard Cornu, một nhà nghiên cứu nổi t iếng về thuật ngữ pháp lý của Pháp, của có thể tạm định nghĩa án lệ như là một thói quen áp dụng pháp luật của Toà án theo một cách thức nhất định nào đó50. Thói quen được ghi nhận qua việc áp dụng pháp luật theo cùng một cách trong

luật; nhưng nó không là luật với tư cách một yếu tố của học thuyết pháp lý, mà với tư cách một yếu tố của luật viết hoặc của tục lệ.

4 9

Nhưng, khác với người nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp, thẩm phán không tự nghĩ ra vấn đề cần giải quyết mà tiếp nhận vấn đề từ bên ngoài đưa vào, trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn.

5 0

Một phần của tài liệu Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học luật TS nguyễn ngọc điện (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)