0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Phân tích luật viết theo chủ đề

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LUẬT TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN (Trang 37 -38 )

D. Trường hợp giữa các điều luật viết có sự mâu thuẫn

2. Phân tích luật viết theo chủ đề

Chủ đề của văn bản luật và chủ đề của học thuyết pháp lý. Với phương pháp phân tích tìm hiểu pháp luật hoặc bình luận văn bản, chủ đề được xem xét chỉ có thể là chủ đề của văn bản được phân tích. Để có được những công trình nghiên cứu và phân tích luật viết có giá trị, người nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp phải làm thế nào thoát khỏi sự lệ thuộc vào văn bản luật trong

4 3

Một trong những ví dụ về tính giáo dục và tính nhân đạo của pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa là quy định cho phép Toà án xác định một tình tiết không được liệt kê trong luật viết là tình tiết giảm nhẹ với điều kiện ghi nhận rõ tình tiết đó trong bản án (BLHS Điều 46). Đối với điều luật đó, việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết hầu như không chịu một sự giới hạn nào, ngoài những giới hạn của chính phương pháp.

việc xác định chủ đề. Nói rõ hơn, các chủ đề m à xoay quanh nó hoạt động nghiên cứu và phân tích luật viết được thực hiện phải là những chủ đề của khoa học luật.

T a biết rằng việc nghiên cứu và phân tích luật viết theo chủ đề được chuẩn bị thực hiện theo ba bước: xác định chủ đề, xây dựng đề cương và xác định các điều luật liên quan. Giả sử chủ đề chung đã được xác định, người nghiên cứu và phân tích còn lại hai bước chuẩn bị. Công việc chính của người nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp - tìm kiếm các quy tắc liên quan đến chủ đề - có thể đơn giản, nhưng cũng có thể trở nên rất phức tạp trong các trường hợp điều luật không rõ nghĩa hoặc cần sử dụng các phương pháp mang tính chất “ tạo ra luật” như phương pháp phân tích lịch sử và phương pháp phân tích phát triển.

2.1. Xây dựng đề cương

Xây dựng đề cương là một công việc khá phức tạp chỉ có t hể được mô tả đầy đủ và chi t iết trong khuôn khổ một đề tài khác44. Ở đây chỉ nêu một số việc cần làm liên quan đến việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết.

2.1.1. G iới hạn chủ đề

Xác định các khái niệm cơ bản. Đó là những khái niệm của học thuyết pháp lý mà ta phải dựa vào để thực hiện các bước đào sâu nội dung của đề tài. Ví dụ, trong đề tài Quyền thừa kế theo pháp luật của vợ (chồng), các khái niệm cơ bản phải được nắm vững bao gồm : mở t hừa kế, năng lực thừa kế theo pháp luật, các nguyên tắc xác định người thừa kế, quyền hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc, chuyển giao di sản, quản lý t ài sản có, t hanh toán t ài sản nợ và thanh toán tài sản có.

Xác định các vấn đề cơ bản xoay quanh đề tài. Các vấn đề cơ bản thường được rút ra từ những giả thiết mà người viết, t ùy theo sự phong phú của vốn sống, vốn học thuật, của kinh nghiệm bản thân, có thể hình dung. Ví dụ, khi tìm hiểu đề tài Công dụng của tài sản, ta có thể liên t ưởng đến những tình huống như sau: có những động sản trở thành bất động sản do công dụng (động sản gắn liền với vật kiến trúc), trong khi có những bất động sản có xu hướng trở t hành động sản và do đó chịu sự chi phối của chế độ pháp lý áp dụng cho động sản ngay cả khi chưa trở thành động sản về phương diện vật lý (m ua bán mùa màng chưa được thu hoạch); công dụng của một hệ thống phục vụ nội bộ của một bất động sản (đường cống thoát nước nội bộ) có t hể trở thành cơ sở vật chất của quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, m ột khi bất động sản được chia thành hai bất động sản nhỏ; nghĩa vụ của người thuê tôn trọng công dụng của tài sản t huê; nghĩa vụ của chủ sở hữu chung nhà chung cư tôn trọng công dụng quy ước của chung cư;...

2.1.2. Xác định các nguyên tắc l ớn l iên quan đến đề tài

Dung hoà các lợi ích trái ngược. M ột chế độ pháp lý có thể được biết đến như m ột hệ thống các quy tắc được xây dựng nhằm bảo vệ các lợi ích chung, bảo vệ đạo lý hoặc các giá trị xã hội. Giả sử chúng ta tìm hiểu đề tài Tình trạng không nhận thức được hành vi của m ình trong luật dân sự, ta sẽ nhận thấy rằng các giải pháp được ghi nhận trong luật viết đôi khi có vẻ như nhằm bảo đảm sự tôn trọng đối với nhân thân (vật lý và pháp lý) của người không nhận thức được hành vi của mình; đôi khi có vẻ như để tránh cho các lợi ích của người này không trở thành m iếng mồi ngon của những người m uốn lợi dụng tình trạng không nhận được hành vi của người khác; đôi khi nữa, để ngăn chặn việc người không nhận thức được hành vi của m ình có những hành động gây thiệt hại cho người khác và cuối cùng, để các quy tắc bảo vệ người không nhận thức được hành vi của mình không trở thành vật cản đối với sự phát triển giao dịch dân sự.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LUẬT TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN (Trang 37 -38 )

×