Phương pháp phân tích lịch sử

Một phần của tài liệu Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học luật TS nguyễn ngọc điện (Trang 33 - 34)

Biến dạng luật viết theo yêu cầu của khu ng cản h áp dụng. Cũng xuất phát từ nhận định theo đó, tư duy của người làm luật là sản phẩm của lịch sử, người sử dụng phương pháp phân tích lịch sử chủ trương rằng khi nghiên cứu và phân tích luật viết, t hì chỉ nên quan tâm tìm hiểu m ối quan hệ logique giữa quy tắc đề ra t rong văn bản với trình độ tư duy pháp lý (t rình độ ý thức xã hội nói chung) của thời kỳ văn bản được soạn t hảo và ban hành, từ đó rút ra nhận định về quan điểm của người làm luật trong việc xây dựng quy tắc liên quan. T rở lại thời kỳ xảy ra tình huống pháp lý đang được xem xét, nhà chuyên m ôn xây dựng giải pháp từ quan điểm của người làm luật đã được xác định. Nói cách khác, bằng phương pháp phân tích lịch sử, nhà chuyên môn vận dụng các quy tắc được xây dựng trong hoàn cảnh điều kiện của thời kỳ đã qua vào hoàn cảnh, điều kiện của thời kỳ m ới: ở thời kỳ trước, người làm luật đã quyết định như thế bởi vì...; vậy, với quan điểm đó và nếu phải giải quyết cùng một vấn đề, thì, ở thời kỳ này, người làm luật sẽ quyết định như thế này... Có ý kiến cho rằng khi sử dụng phương pháp phân tích lịch sử, nhà chuyên m ôn chỉ quan tâm đến nội dung của văn bản, không cần t ìm hiểu ý chí của người làm luật39; nhưng, thực ra nếu không xác định được quan điểm, chủ trương của người làm luật, thì không thể vận dụng nó để biến dạng các quy tắc (mà người làm luật đã xây dựng trước đây), thành giải pháp cho vấn đề đặt ra trong hoàn cảnh mới.

Thực hành. Phương pháp phân tích lịch sử được sử dụng để tìm hiểu các văn bản được ban hành cách thời điểm phân tích đã khá lâu nhưng vẫn còn hiệu lực thi hành. Luật Việt Nam không có nhiều văn bản loại này. Thử lấy m ột ví dụ trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.

3 7

Di chúc cá nhân là di chúc do một người lập, phân biệt với di chúc chung do vợ và chồng cùng lập để định đoạt tài sản chung: BLDS Điều 666.

3 8 Với vốn sống dồi dào và đạo lý đủ chín mùi, nhà chuyên môn sẽ có xu hướng chọn giải pháp thứ ba: ưu tiên thi hành di sản thờ cúng và chỉ cắt giảm di tặng: có thể xem thêm Thừa kế, đd, tr. 241 và kế tiếp. hành di sản thờ cúng và chỉ cắt giảm di tặng: có thể xem thêm Thừa kế, đd, tr. 241 và kế tiếp.

3 9

T heo Điều 24 của Luật, cha, mẹ đại diện cho con chưa thành niên trước pháp luật. Có thể hiểu rằng ở thời kỳ luật được soạn thảo, vấn đề đại diện cho con chưa thành niên thường chỉ được đặt ra trong các trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con trong các vụ tranh chấp về tài sản, trong việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng thông qua các thủ tục tư pháp (chẳng hạn, nhân một vụ ly hôn), hoặc trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Chính trong nền nếp tư duy pháp lý đặc thù, phù hợp với khung cảnh pháp lý, m à người làm luật đã viết quy tắc chi phối quyền đại diện của cha, mẹ đối với con chưa thành niên bằng những từ ngữ mang dấu ấn của “pháp đình”. “Cha, mẹ đại diện cho con chưa thành niên trước pháp luật”: đọc quy tắc, người đọc thường liên tưởng ngay đến hình ảnh một người cha hoặc một người mẹ (hoặc cả hai) đang đứng trước đại diện của m ột cơ quan thực thi pháp luật - m ột thẩm phán, m ột nhân viên công lực,... - với tư cách người đại diện của con chưa thành niên có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, có hành vi vi phạm pháp luật và cần phải bị chế tài, có yêu cầu cấp dưỡng sau khi cha, mẹ ly hôn,...

Con chưa thành niên của những năm cuối thập niên 90 không chỉ cần được đại diện trong những trường hợp bi kịch, như trong suy nghĩ cũ. Có quyền có tài sản riêng, trong điều kiện lưu thông dân sự ngày một phát triển, con chưa thành niên thường xuyên có nhu cầu xác lập và thực hiện các giao dịch. Có khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự (có năng lực pháp luật), con chưa thành niên, không được luật cho phép phép tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ đó (không có năng lực hành vi), chỉ có t hể t hực hiện thông qua vai trò của người đại diện (BLDS Điều 22). T hế thì, Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, được đọc trong bối cảnh kinh tế-xã hội của thời kỳ này, phải được hiểu như sau: cha, mẹ đại diện cho con chưa thành niên trong các quan hệ giữa con chưa thành niên và người thứ ba. Người thứ ba này có thể là đại diện của cơ quan t hực thi pháp luật, nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là một người đối tác trong m ột quan hệ kết ước bình đẳng (mua bán, trao đổi, bảo đảm nghĩa vụ,...)40.

Một phần của tài liệu Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học luật TS nguyễn ngọc điện (Trang 33 - 34)