Trong khi đó, trạng thái tiền tệ bình quân của Techcombank đối với USD là âm, vì vậy khi tỷ giá năm 2011 tăng đã gây ra một khoản lỗ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình CAMELS Ngân Hàng Thương mại cổ phần Tecombank (Trang 64 - 70)

là âm, vì vậy khi tỷ giá năm 2011 tăng đã gây ra một khoản lỗ cho ngân hàng. Theo giả định của Techcombank, khi VND giảm giá 5% so với USD thì tổn thất của ngân hàng là 110.913 triệu đồng. Bên cạnh đó, trạng thái tiền tệ bình quân đối với các ngoại tệ khác như EUR, vàng... dương nên khi tỷ giá của các đồng tiền này với VND tăng sẽ làm tăng thu nhập cho ngân hàng.

Năm 2012:

Chỉ số EPS giảm đột ngột so với năm 2011 (từ 2.902 đồng xuống còn 700 đồng) do lợi nhuận thuần giảm mạnh trong khi số lượng cổ phiếu bình quân gia quyền tiếp tục tăng. Năm 2012 là một năm đầy biến động của ngành ngân hàng với

6 lần thay đổi lãi suất cho vay và huy động làm lãi suất sụt giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Quá hạn Không ảnh hưởng bởi lãi Dưới 1 tháng Từ 1 đến 3 tháng Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 đến 12 tháng Trên 1 năm Trên 1 năm Tổng cộng Tài sản bình quân 5.292.728 40.598.638 57.543.874 17.132.597 19.214.652 22.078.737 19.900.561 181.761.786 Nợ phải trả bình quân 5.435 27.033.531 73.836.192 30.716.714 13.272.733 20.318.815 2.088.242 167.271.661 Mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất nội bảng (bình quân) 5.287.293 13.565.107 -16.292.318 -13.584.117 5.941.919 1.759.922 17.812.319 14.490.125

Trong năm 2012 mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất của tài sản và nợ phải trả bình quân kỳ hạn dưới 1 tháng và từ 3-6 tháng có giá trị âm nên khi lãi suất thị trường các kỳ hạn này liên tục giảm vào năm 2012 đã làm tăng thêm một khoản thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên mức chênh lệch của tổng các kỳ hạn lại dương và mức dương cao, đạt 14.490.125 triệu đồng, điều này dẫn đến rủi ro rất lớn và tổn thất cho Techcombank. Theo giả định của Techcombank, nếu lãi suất đối với VND tăng 3% thì sẽ làm tăng 108.441 triệu đồng trọng kết quả hoạt động kinh doanh trước thuế. Tuy nhiên lãi suất năm 2012 lại sụt giảm mạnh dẫn đến giảm mạnh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của lợi nhuận thuần và chỉ số EPS của Techcombank năm 2012.

Tính chung cho cả năm 2012 thì tỷ giá giảm 0,96%. Sự thay đổi của tỷ giá USD/VND như vậy đã tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank.

VND USD EUR Vàng Tiền tệkhác Tổng cộng

Tài sản bình quân 140.448.756 36.423.517 681.328 4.220.011 285.636 182.059.246 Nợ phải trả bình quân 123.083.696 38.992.347 841.500 4.259.608 152.541 167.329.692 Trạng thái tiền tệ nội bảng 17.365.060 -2.568.831 -160.173 -39.598 133.095 14.729.554 Trạng thái tiền tệ ngoại bảng(bình quân) -749.532 1.017.196 -185.921 0 -45.327 36.416 Trạng thái tiền tệ nội, ngoại bảng (bình quân) 16.615.528 -1.551.635 -346.094 -39.598 87.768 14.765.970

Trạng thái tiền tệ nội, ngoại bảng bình quân của Techcombank đối với USD năm 2012 là âm (-1.551.635 triệu đồng) và theo giả định VND tăng giá 5% so với USD thì sẽ làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh và vốn chủ sở hữu 100.350 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2012 tỷ giá giảm 0,96% tức VND tăng giá, điều này đã góp phần làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, trạng thái tiền tệ đối với EUR và vàng đều âm, khi giả định VND tăng giá 5% so với EUR và vàng sẽ làm tăng lần lượt 16.131 triệu đồng và 3.903 triệu đồng trong kết quả hoạt động kinh doanh và vốn chủ sở hữu; khi VND giảm giá so với những đồng tiền này thì làm giảm lợi nhuận và vốn chủ sở hữu.

Năm 2013:

Năm 2013, lợi nhuận tiếp tục giảm trong khi số lượng cổ phiếu bình quân gia quyền tiếp tục tăng làm cho chỉ số EPS giảm thêm 100 đồng so với năm 2012 và đạt

mức 600 đồng. Điều này một phần là do những khó khăn vẫn tiếp diễn ở năm 2013, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán vẫn còn những bất ổn nội tại cũng như sự biến đổi về lãi suất, tỷ giá trong năm này.

Về lãi suất:

Đối với lãi suất VND, mặt bằng lãi suất VND cuối năm 2013 đã giảm khoảng 2 - 5% so với đầu năm, trong đó, lãi suất huy động giảm 2 -3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3 – 5%. Đối với lãi suất USD, lãi suất huy động bám sát trần cho phép, đi ngang ở mức 2%/năm đối với dân cư và 0,5%/năm đối với các tổ chức kinh tế trong phần lớn thời gian trước khi giảm xuống còn 1,25%/năm và 0,25%/năm từ ngày 28/6; lãi suất cho vay giảm nhẹ khoảng 1% so với cuối năm 2012.

Quá hạn Không ảnh hưởng bởi lãi Dưới 1 tháng Từ 1 đến 3 tháng Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 đến 12 tháng Trên 1 năm Trên 1 năm Tổng cộng Tài sản bình quân 5.755.899 35.684.842 49.029.195 18.676.704 17.425.703 19.323.817 24.959.472 170.855.630 Nợ phải trả bình quân 5.435 25.874.138 66.010.584 26.901.595 16.529.893 17.677.064 2.697.664 155.696.372 Mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất nội bảng (bình quân) 5.750.464 9.810.704 -16.981.390 -8.224.891 895.810 1.646.754 22.261.808 15.159.258

Theo cơ cấu tài sản và nợ phải trả theo kỳ hạn thì mức chênh lệch nhạy cảm lãi suất bình quân là âm đối với các kỳ hạn dưới 1 tháng và từ 1-3 tháng nên khi các mức lãi suất này giảm vào năm 2013 đã làm tăng một khoản lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, tổng mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất bình quân là 15.159.258 triệu đồng nên khi lãi suất giảm đã tăng rủi ro cho ngân hàng. Theo giả định, lãi suất VND tăng 3% sẽ làm tăng 159.714 triệu đồng và khi lãi suất USD tăng 1,5% sẽ làm giảm 58.600 triệu đồng lợi nhuận thuần và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên lãi suất đối với VND và USD đều giảm trong năm 2013, điều này dẫn đến sự

suy giảm trong lợi nhuận thuần đối với VND và tăng lên đối với USD. Sự tăng lên của lợi nhuận khi lãi suất USD giảm không bù đắp được tổn thất khi lãi suất VND tăng lên. Điều này góp phần làm giảm lợi nhuận cũng như chỉ số EPS năm 2013.

Về tỷ giá:

Năm 2013 tỷ giá USD/VND tiếp tục nhẹ theo diễn biến của thị trường tài chính trong nước và quốc tế, trong đó có đợt tăng mạnh nhất là vào tháng 4 khi tỷ giá kịch trần là 21.036, tỷ giá thị trường tự do lên đến 21.320. Ngày 27/6/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá thêm 1% lên mức 21.036 VND/USD.

VND USD EUR Vàng Tiền tệkhác Tổng cộng Tài sản bình quân 141.839.418 27.029.705 459.593 1.357.021 467.354 171.153.090

Nợ phải trả bình

quân 124.777.514 28.811.730 509.762 1.320.371 335.027 155.754.403 Trạng thái tiền tệ nội

bảng(bình quân) 17.061.904 -1.782.025 -50.169 36.650 132.327 15.398.687

Trạng thái tiền tệ ngoại bảng(bình

quân) 310.333 -257.758 48.785 0 -48.768 52.593

Trạng thái tiền tệ nội, ngoại bảng (bình

quân) 17.372.237 -2.039.783 -1.384 36.650 83.559 15.451.280

Trạng thái tiền tệ bình quân đối với USD là -2.039.783 triệu VND năm 2013 nên khi tỷ giá tăng sẽ làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng. Khi giả định tỷ giá USD/VND tăng 3% thì lợi nhuận thuần và vốn chủ sở hữu của Techcombank sẽ giảm 52.905 triệu đồng. Như vậy, sự thay đổi của tỷ giá USD/VND theo chiều

hướng tăng trong năm 2013 đã làm tăng rủi ro và tổn thất cho ngân hàng, góp phần làm giảm lợi nhuận và lãi cơ bản trên trên cổ phiếu.

Tóm lại từ năm 2011 đến nay, với diễn biến nền kinh tế phức tạp, thì ảnhhưởng của các nhân tố thị trường, đặc biệt sự thay đổi mạnh mẽ của lãi suất, hưởng của các nhân tố thị trường, đặc biệt sự thay đổi mạnh mẽ của lãi suất, tỷ giá... đã có những tác động không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, trong đó có Techcombank. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra và sự phát triển bền vững, Techcombank cần có những phương pháp hiện đại để phân tích và phòng ngừa rủi ro thị trường, tránh những tổn thất lớn do những nhân tố này mang lại.

KẾT LUẬN

Qua phân tích 6 chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam theo mô hình CAMELS, nhóm có được cái nhìn tổng quan đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của ngân hàng TechcomBank. Theo đó, về mức độ an toàn vốn của Techcombank có thể coi là đạt yêu cầu về an toàn vốn theo chuẩn của NHNN cũng như kinh nghiệm quốc tế. Về chất lượng tài sản vẫn còn nhiều điểm đáng lưu ý, như tỷ lệ nợ xấu vẫn khá cao và vẫn có xu hướng phát sinh thêm nợ xấu. Về năng lực quản lý, có thể nói bộ máy quản lý của Techcombank hiện đại, thống nhất do học hỏi kinh nghiệm từ các cổ đông chiến lược như HSBC, qua đó cho thấy chiến lược kinh doanh đúng đắn của Techcombank trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Về khả năng sinh lời, tuy khả năng sinh lời giai đoạn gần đây của Techcombank có sụt giảm khá mạnh, nhưng đó cũng là do một phần lớn nguyên nhân khách quan đến từ tình trạng khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế, một phần là do sự lỏng lẻo trong phát triển tín dụng nhữn năm trước đây để lại gánh nặng nợ xấu ăn sâu vào lợi nhuận, tuy nhiên với chiến lược kinh doanh hướng tới chuẩn hiện đại, giảm bớt tỷ trọng cho tín dụng truyền thống bức tranh lợi nhuận của Techcombank trong nửa đầu 2014 là một điểm sáng của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Về đánh giá khả năng thanh khoản, nhin chung là chấp nhận được. Và cuối cùng là về mức độ nhạy cảm của kết quả kinh doanh đối với các rủi ro thị

trường, ta thấy Techcombank trong giai đoạn gân đây lợi nhuận chịu ảnh hưởng khá mạnh từ các biến động thị trường như lãi suất, tỷ giá, điều đó đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao hơn nữa công tác dự báo, phòng ngừa rủi ro. Trên đây là toàn bộ bài phân tích của nhóm về hiệu quả hoạt động của Techcombank theo chuẩn CAMELS, do tầm hiểu biết có hạn, thêm vào đó là số liệu tính toán chỉ đơn thuần lấy trên các báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nên không thể tránh khỏi sự thiếu chính xác trong các chỉ số đánh giá. Bởi vậy mong nhận được sự thông cảm từ bạn đọc. Hi vọng bài viết đã đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về hiệu quả hoạt động của ngân hàng Techcombank.

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình CAMELS Ngân Hàng Thương mại cổ phần Tecombank (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w