Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động trên của Techcombank là do những khó khăn chung đối với ngành ngân hàng, đặc biệt là tình trạng nợ xấu
V.3.2. Cơ cấu chi tiết trong vốn huy động
Dựa vào bảng cân đối kế toán hợp nhất của NH ta có thể tính được tỷ trọng từng khoản mục tiền gửi như sau:
Năm
Tiền gửi và vay các TCTD (%)
Tiền gửi của KH (%)
Tiền gửi của các
TCTD khác Vay các TCTD khác
2011 23,36 6,08 54,24
2012 9,26% 15,04 69,14
Ta có thể thấy, tỉ trọng tiền gửi của KH chiểm tỉ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động của NH.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tỉ trọng tiền gửi của KH đang ngày càng tăng nhanh, thay vào đó là tỉ trọng tiền gửi các TCTD lại ngày càng giảm xuống với tốc độ sụt giảm mạnh mẽ. Nguyên nhân của sự thay đổi này chính là do sự thay đổi định hướng của NH tập trung vào đối lượng KH cá nhân.
V.4.Mức độ phù hợp giữa vốn huy động và tài sản
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
LDR = Tổng khoản mục cho vay/ Tổng nguồn vốn huy động
Năm Tổng khoản mục cho vay
(tỷ đồng)
Nguồn vốn huy động (tỷ đồng)
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
2011 63.451.465 88.647.779 71,58%
2012 68.261.442 111.462.288 61,24%
2013 70.274.919 119.977.924 58,57%
6/2014 74.021.865 124.742.612 59,34%
Theo điều 18, thông tư số 13/2010/TT-NHNN thì tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn (LDR) không được vượt quá 80% đối với ngân hàng và trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Techcombank đều có tỷ lệ LDR dưới ngưỡng 80%, áp dụng đúng quy định của NHNN. Cụ thể là:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động từ năm 2011- 6/2014
Năm 2012 so với năm 2011, tỷ lệ này có sự giảm mạnh từ 71,58% xuống còn 61,24% (- 10,34) do tốc độ tăng của tổng khoản mục cho vay (+7,6%) nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động (+25,74%). Ngân hàng chú trọng vào phân khúc bán lẻ, tập trung vào cho vay khách hàng cá nhân (+23,8%). Bên cạnh đó, mức tăng trưởng của huy động vốn chủ yếu là huy động từ dân cư (chiếm 33,7%) và từ doanh nghiệp(chiếm 10,9%). Sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng kinh tế khiến cho các kênh hút vốn mạnh như bất động sản, chứng khoán, sản xuất
kinh doanh.... rơi vào bế tắc cùng với việc lãi suất huy động luôn có xu hướng giảm song tiền gửi trong dân cư vẫn tăng trưởng cao và chủ yếu. Như vậy, có thể nói nguồn vốn trong dân cư cùng với việc áp LDR theo thông tư số 13 đã hỗ trợ cho việc giảm tỷ lệ LDR của Techcombank nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung.
Sang đến năm 2013, tỷ lệ này tiếp tục giảm nhẹ (-2,67%) và đây là dấu hiệu đáng mừng của ngân hàng trong việc kiểm soát tín dụng. Sự giảm này là do tốc độ tăng của các khoản mục cho vay (+2,95%) nhỏ hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động (+7,64%). Khoản mục cho vay tiếp tục tăng nhưng cơ cấu cho vay có sự chuyển hướng từ cá nhân và các ngành nghề khác sang tập trung cho vay ngành Xây dựng do thị trường bất động sản đang dần hồi phục và sản xuất chế biến. Bên cạnh đó, huy động khách hàng cá nhân tăng nhẹ 2,5% trong khi huy động khách hàng doanh nghiệp tiếp tục tăng 19,1%.
6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này tăng nhẹ (+0,77%) do tốc độ tăng của các khoản mục cho vay (+5,3%) lớn hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động (+3,97%). Điều này chứng tỏ tín dụng đang có dấu hiệu khả quan hơn, tỷ lệ thuận với sự phục hồi của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần chú trọng vấn đề an toàn và hiệu quả tín dụng.