Cơ cấu nguồn vốn huy động 1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình CAMELS Ngân Hàng Thương mại cổ phần Tecombank (Trang 56 - 57)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động trên của Techcombank là do những khó khăn chung đối với ngành ngân hàng, đặc biệt là tình trạng nợ xấu

V.3.Cơ cấu nguồn vốn huy động 1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

V.3.1. Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Các khoản nợ Chính phủ và NHNNV N Tiền gửi và vay các TCTD

Tiền gửi của KH Các CCTC PS và công nợ TC khác Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro PHGTCG Vốn huyđộng nguồn vốnTổng 2011 3317602 48132743 88647779 252398 23094145 163444667 180531163 2012 39170405 111462288 127953 10450843 161211489 179933598 2013 15224974 119977924 73157 64137 5643295 140983487 158896663 Tỷ lệ Vốn huy động/Tổng nguồn vốn cho biết tỷ lệ của Vốn huy động trong Tổng nguồn vốn, từ đó cho biết khả năng huy động vốn của NH.

Thông qua biểu đồ trên, ta có thể thấy chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Mặc dù mức giảm là rất thấp, tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác việc giảm này có thực sự không tốt hay không ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự thay đổi này.

 Năm 2011, tỉ lệ này là 90,535%. Đến năm 2012 chỉ tiêu này đã giảm xuống 89,595%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do Vốn huy động giảm.

 Vốn huy động giảm 2.233.178trđ (-1,37%) là do tất cả các chỉ tiêu tạo thành đều giảm, trong đó một số chỉ tiêu giảm với tỉ trọng lớn là:

- Các khoản nợ Chính phủ và NHNNVN giảm 3.317.602trđ (-100%) - PH GTCG giảm 12.643.302trđ (-54,75%)

- Tiền gửi và vay các TCTD giảm 8.962.338trđ (-18,62%)

Tuy nhiên, bù lại việc giảm của các chỉ tiêu trên thì khoản mục Tiền gửi của KH lại tăng mạnh với mức tăng 22.814.509trđ (+25,74%).

Chính điều này đã giúp cho Vốn huy động của NH không bị giảm quá mạnh mà vẫn ở mức gần bằng năm ngoái.

Sự giảm, tăng của các chỉ tiêu cho thấy NH đang có xu hướng tập trung vào nhóm KH cá nhân hơn là các TCTD, đây có thể là định hướng mới của NH.

Như vậy, việc chỉ số này giảm không hẳn là dấu hiệu xấu, thậm chí có thể coi là tín hiệu tốt trong hoạt động Tín dụng của NH. Bởi các khoản nợ Chính phủ và NHNNVN giảm thể hiện NH đã trả được các khoản nợ này, đồng nghĩa với việc cũng tránh được tình trạng sẽ bị NHNN chú ý, kiểm soát chặt chẽ. Thêm vào đó, khoản mục PH GTCG của NH cũng giảm cho thấy NH luôn có đủ nguồn vốn để thực hiện các hoạt động cần thiết, việc thiếu vốn với số lượng lớn đã được kiểm soát tốt hơn so với năm 2011.

 Năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục giảm thêm gần 1% xuống mức 88,727%. Khác với giai đoạn 2011-2012, trong năm 2013, sụt sụt giảm này đến từ cả 2 yếu tố là Vốn huy động và Tổng nguồn vốn. Trong đó:

 Vốn huy động giảm 20.228.002trđ (tương đương 12,55%). Có thể thấy, mặc dù năm 2013 đã có thêm khoản mục các CCTC phái sinh và công nợ TC khác so với năm 2011, 2012 nhưng Vốn huy động vẫn tiếp tục giảm chủ yếu là do các khoản mục:

- Tiền gửi và vay các TCTD giảm mạnh, với mức giảm 23.945.431trđ, ứng với 38,87%

- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro giảm 63.816trđ, tương đương 49.87%

- PH GTCG cũng giảm hơn 46% làm cho khoản mục này giảm 4.807.548trđ xuống mức 5.643.295

 Bên cạnh đó sự sụt giảm này còn do sự giảm sút về Tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn đã giảm 21.036.935trđ tương đương 11,69%

Như vậy, mặc dù chỉ tiêu Vốn huy động/Tổng nguồn vốn chỉ giảm nhẹ, tuy nhiên cả vốn huy động và Tổng tài sản lại đều giảm khá mạnh. Trong giai đoạn này, nền kinh tế vẫn chưa hồi phục, tuy nhiên NH cần chú trọng tìm hiểu rõ nguyê n nhân tại sao lại có sự sụt giảm này để có hướng điều chỉnh phù hợp.

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình CAMELS Ngân Hàng Thương mại cổ phần Tecombank (Trang 56 - 57)