BAN KIỂM SOÁT

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình CAMELS Ngân Hàng Thương mại cổ phần Tecombank (Trang 30 - 47)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

EXCO

ALCO

Hội Đồng Tín Dụng Cấp Cao

Hội Đồng Tín Dụng Miền B/N

Hội Đồng Xử Lý Nợ và Rủi Ro Tín Dụng

Hội Đồng Đầu Tư Tài Chính

Hội Đồng Đầu Tư Công Nghệ Thông Tin

Hội Đồng Sản Phẩm KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Ủy Ban Kiểm Soát Rủi Ro

Ủy Ban Nhân Sự Và Lương Thưởng

K.Tiếp thị và xây dựng thương hiệu K. Quản trị nguồn nhân lực

K.Vận hành và công nghệ K. Khối tài chính và chiến lược

K. Quản trị rủi ro K.Tuân thủ QTRR hoạt động

K.Nguồn vốn và thị trường tài chính K.Bán hàng và kênh phân phối

K.Ngân hàng bán buôn K.Khách hàng doanh nghiệp

K.Dịch vụ tài chính cá nhân K.Dịch vụ nội bộ

Ban điều hành miền Nam

Văn phòng đại diện miền Nam Văn phòng đại diện miền Nam Ban điều hành miền Trung

III. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ - MANAGEMENT COMPETENCY

3.1. Mô hình tổ chức quản lý và chính sách quản lý chung

3.1.1. Mô hình tổ chức và chính sách quản lý chung

Hòa theo xu thế chung TechcomBank tiếp tục phát triển và hoàn thiện mô hình hoạt động theo hướng hiện đại tiến tiến, bắt kịp với sự phát triển của ngành ngân hàng trên thế giới. TechcomBank đang phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại đa năng tập trung vào hoạt động bán lẻ. Theo đó, TechcomBank xây dựng mô hình tổ chức theo hướng tập trung theo từng khối chức năng chuyên sâu từ hội sở đến các đơn vị thành viên.

Đặc biệt dưới sự tư vấn của cổ đông chiến lược HSBC, Techcombank đang từng bước xây dựng mô hình theo mô hình của HSBC, một mô hình hiện đại đã mang lại thành công lớn cho HSBC. Cụ thể xây dựng TechcomBank thành hai khối riêng biệt, khối bán lẻ và khối bán buôn. Hai khối này tuy độc lập nhưng phối hợp nhịp nhàng nhằm hỗ trợ nhau nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn.Với sự tư vấn của các chuyên gia đến từ HSBC mô hình quản lý tập trung các khối hiện nay tại TechcomBank đã hình thành rõ rệt và đang mang lại những hiệu quả nhất định. Mô hình này định hướng các phòng giao dịch tập trung tối đa vào việc bán hàng và dịch vụ khách hàng; cũng như tập trung điều hành tại các trung tâm, các bộ phận quản lý rủi ro, phê duyệt tín dụng, phát triển sản phẩm, thu hồi nợ, phát triển mạng lưới...

3.1.2. Thành phần hội đồng quản trị

Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) là cơ quan quản trị Techcombank với các thành viên được bầu bởi đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Techcombank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Techcombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.

Hội đồng quản trị của Techcombank giai đoạn 2011 – 2013 gồm 8 thành viên, trong đó có Chủ tịch HĐQT – Hồ Hùng Anh , Phó Chủ tịch thứ nhất và 2 Phó Chủ tịch.Toàn bộ thành viên HĐQT không phải là người điều hành. Chủ tịch và các phó chủ tịch HĐQT do các thành viên HĐQT bầu hoặc bãi miễn với đa số phiều bằng thể thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm. Với sự có mặt của cổ đông chiến lược HSBC với khoảng 19,4% cổ phần thơi điểm hiện tại, HĐQT của TechcomBank có

mặt của 2 chuyên gia cao cấp giàu kinh nghiệm đến từ HSBC nhằm giúp ngân hàng xây dựng được hệ thống và đội ngũ nhân sự mạnh, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển.

Tuy nhiên vào tháng 04/2014 hai đại diện đến từ cổ đông chiến lược Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải (HSBC) là ông Stephen Chareles Banner và ông Timothy Mark Francis Kenedy sẽ rút khỏi Hội đồng quản trị và không có đại diện nào của tổ chức này ứng cử thay thế. Tuy nhiên, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ được bổ sung một thành viên độc lập mới là ông Nguyễn Đoan Hùng, người vừa thôi giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào tháng 11/2013. Theo đó, Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2014 - 2019 của TechcomBank sẽ gồm 7 thành viên, so với 8 thành viên của nhiệm kỳ trước. Sự rút lui thành viên hội đồng quản trị của HSBC này làm dấy lên lo ngại HSBC sẽ thoái vốn khỏi TechcomBank, tuy nhiên đại diện TechcomBank cho biết hiện HSBC chưa thông báo kế hoạch này.

3.2. Chiến lược kinh doanh của Techcombank

Với tầm nhìn chiến lược là trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, TechcomBank định hướng phát triển thành một ngân hàng hiện đại theo chuẩn quốc tế. Tham vọng đó có thể thấy qua việc năm TechcomBank đã hợp tác với HSBC – Ngân hàng hàng đầu thế giới làm cổ đông chiến lược với 20% cổ phần nhằm tận dụng, học hỏi mô hình tổ chức, chiến lược kinh doanh từ HSBC.

Chiến lược kinh doanh của TechcomBank là đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó tập trung vào các sản phẩm bán lẻ, và nhóm khách hàng trọng tâm là khách hàng tiêu dung cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Bở lẽ đây là thị trường rất tiềm năng ở Việt Nam chưa được các Ngân hàng tập trung khai thác hết. Mặt khác việc cạnh tranh cung cấp dịch vụ cho các công ty tập đoàn lớn, các tập đoàn nhà nước là việc vô cùng khó khăc, bởi khối này gần như là độc quyền của các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước do họ có chi phí huy động vốn nhỏ hơn, nên có thể cho vay với mức lãi suất thấp hơn mà vẫn đảm bảo biên độ lợi nhuận. Nhận thức được thế mạnh, cũng như khả năng của mình TechcomBank quyết đinh phát triển tập trung vào màng khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, trong mảng kinh doanh này cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm của các ngân hàng khách nên việc cạnh tranh cũng trở nên gay

gắt hơn, vì thế TechcomBank cần tập trung phát triển chất lượng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm hướng tới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3.3. Mô hình kiểm soát nội bộ

Trong mô hình quản trị ngân hàng thì hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) luôn là một yếu tố mang tính sống còn. Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức, được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo mọi cán bộ nhân viên đều phải tuân thủ các chính sách và quy định nội bộ. Như vậy, hệ thống KSNB điều chỉnh hành vi của các thành phần nghiệp vụ, không chỉ giới hạn trong kiểm soát chức năng kinh doanh, kiểm soát tài chính mà còn điều chỉnh toàn bộ các chức năng như: quản trị điều hành, bộ máy tổ chức, nhân sự,...

Nắm bắt được tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ Techcombank xây dựng riêng cho mình Quy chế hoạt động cho Ban kiểm soát nội bộ. Theo đó Ban kiểm soát nội bộ do đại hội cổ đồng bầu với trên 51% số phiếu và phải được Ngân hàng nhà nước chuẩn ý. Thanh viên ban kiểm soát phải là những người có uy tín, có đạo đức, có trình độ chuyên môn về ngành ngân hàng, đáp ứng được về yêu cầu chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng nhà nước quy định.

- Ban kiểm soát nội bộ do hội đồng cổ đông bầu ra nên phải chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông trước mọi hoạt động của mình.

- Đối với Hội đồng quản trị(HĐQT): Ban kiểm soát phải phối hợp chặt chẽvới HĐQT trong quá trình hoạt động, các thành viên Ban kiểm soát được HĐQT cung cấp tài liệu và thông tin cần thiết phục vụ công tác của Ban kiểm soát. Ban kiểm soát hoạt động với tư cách khách quan độc lập tương đối trong quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh – quản lý– điều hành ngân hàng; đồng thời Ban kiểm soát có trách nhiệm phối hợp cùng HĐQT theo dõi chỉ đạo quá trình chấn chỉnh và xử lý các sai phạm theo kiến ngh ịcủa Ban kiểm soát sau mỗi lẫn kiểm tra, phúc tra.

- Tổng giám đốc, giám đốc các chi nhánh chịu giám sát của ban kiểm soát trước các hoạt động điều hành của mình.

- Ban kiểm soát được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộTechcombank để thực thi nhiệm vụcủa Ban kiểm soát; yêu cầu các bộ phận nghiệp vụ và nhân viên trực tiếp làm nghiệp vụ giải trình các công việc đã làm, xuất trình văn bản chỉ đạo,

chứng từ sổ sách ghi chép và các tài liệu có liên quan khác (khi cần thiết) trong hoạt động để phục vụviệc kiểm tra hoặc kiểm toán.

- Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, Ban kiểm soát phải đảm bảo không làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.

Nhằm rút ngắn thời gian giao dịch và giảm bớt các thủ tục phê duyệt các hợp đồng tín dụng cho khách hàng, đồng thời, đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro, quản lý tập trung nghiệp vụ tín dụng, vào 04/2009, ngân hàng Techcombank đã xây dựng Trung tâm Kiểm soát Tín dụng và Hỗ trợ kinh doanh hoạt động theo mô hình Đơn vị sự nghiệp. Trung tâm này được xây dựng tại 2 khu vực trọng điểm, đó là Trung tâm kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh Miền Bắc, địa điểm đặt tại 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội và Trung tâm kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh Miền Nam có địa điểm đặt tại số 6 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tham khảo mô hình đã được áp dụng của các Ngân hàng hàng đầu như HSBC, Trung tâm Kiểm soát Tín dụng và Hỗ trợ kinh doanh Techcombank được xây dựng với mô hình quản lý nghiệp vụ tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại. Trung tâm kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh có chức năng quản lý chứng từ, quản lý tín dụng, quản lý kho quỹ, kiểm soát thu nợ và xử lý tập trung một số hoạt động nghiệp vụ khác nhằm kiểm soát và hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày phù hợp với quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Với sự ra đời của Trung tâm Kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh, Techcombank là Ngân hàng Việt nam đầu tiên áp dụng mô hình kiểm soát tập trung với hoạt động tín dụng và hỗ trợ kinh doanh.

3.4. Mô hình quản trị rủi ro

Hiện nay, TechcomBank đang áp dụng mô hình 3 tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn hàng, một mô hình mà nhiều chuyên gia quốc tế khuyên khích sử dụng trong quản trị rủi ro ngân hàng, đặc biệt trong quá trình khủng hoảng nợ xấu tại Việt Nam hiện nay.

Điểm ưu việt của mô hình 3 tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn hàng đó là tất các thành viên trong hệ thống đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro. Do

vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu ở mức thấp nhất. 3 tuyến phòng thủ tại Techcombank được xây dựng bao gồm:

- Tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở,... Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị. - Tuyến phòng thủ thứ 2 chính là Khối quản trị rủi ro và Khối tuân thủ, quản trị rủi ro

hoạt động và pháp chế. Nhiệm vụ của tuyến này là rất nhiều, nhưng quan trọng hơn cả là độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục…, giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ, ….

- Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận Kiểm toán nội bộ, đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của ngân hàng nên việc đánh giá với 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được độc lập và khách quan. - Mô hình phòng thủ này, nói thì rất đơn giản, nhưng theo các chuyên gia thì để mô

hình vận hành thành công đòi hỏi sự đầu tư rất tốn kém cả về tiền bạc, thời gian. Điều quan trọng là để thực hiện thành công đòi hỏi sự tuân thủ đầu tiên từ lãnh đạo ngân hàng, bởi không ít người ngại những “quy định rối rắm” của quản trị rủi ro làm cản ngân hàng chớp những cơ hội kinh doanh tốt.

Đánh giá về hệ thống Quản trị rủi ro hoạt động tại Techcombank, Ông Anil Kuma Parimoo, Giám đốc khối quản trị rủi ro của Techcombank cho biết, kết quả quan trọng sau một thời gian tuân thủ nghiêm ngặt mô hình quản trị phòng thủ 3 lớp tại Techcombank là các chuẩn mực an toàn đã được tuân thủ và dần tiệm cận với các chuẩn mực quản trị tiên tiến thế giới, đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên c ngân hàng. Mỗi cá nhân từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro

phát sinh. Tức là đảm bảo việc quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống chứ không chỉ riêng trách nhiệm của Khối quản trị rủi ro.

3.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Con người là nhân tố quan trọng tạo nên thành công cho Ngân hàn. Chính vì vậy, Techcombank chú trọng phát triển tiềm năng mỗi cá nhân, phát huy năng lực lãnh đạo và tinh thần hợp tác chặt chẽ ở tất cả các cấp trong Techcombank.

Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, lĩnh vực đào tạo của Techcombank đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đánh dấu một bước tiến nhanh và mạnh mẽ với phương pháp đào tạo đa kênh; Đào tạo thông qua hệ thống E-learning, đào tạo trên lớp học và đào tạo hỗn hợp tại đơn vị. Các khóa học được xây dựng chuyên nghiệp và hiệu quả đáp ứng được nhu cầu học tập của cán bộ nhân viên với 207 khóa học nghiệp vụ; 123 khóa học kỹ năng; 78 khóa học chung cùng 230 kỳ thi và sát hạch.

Các chương trình đào tạo liên tục được cải tiến, cập nhật về nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo để phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. Techcombank đã phối hợp với các chuyên gia và tổ chức đào tạo hàng đầu trong và ngoài nước để xây dựng và triển khai nhiều chương trình đào tạo từ cơ bản đến nâng cao. Trong năm 2013, cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ phận đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được thay đổi nhằm tối ưu hóa nguồn lực cho chiến lược phát triển con người của Techcombank. Bên cạnh sự đầu tư để phát triển hệ thống và tổ chức quản lý, chúng tôi xác định sẽ không ngừng cải tiến, tiếp tục đề ra các chiến lược đào tạo với các hình thức đào tạo khác nhau; phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.Với khát khao chinh phục mục tiêu trở thành Ngân hàng được yêu thích nhất tại Việt Nam, Techcombank tiếp tục đầu tư vào chiến lược phát triển nhân sự dài hạn hướng đến sự phát triển bền vững của Techcombank.

Xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn để thu hút cũng như giữ chân nhân tài.

Với mục tiêu khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu suất làm việc tốt nhất của mỗi cán bộ nhân viên, hàng loạt các chương trình thi đua khen

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình CAMELS Ngân Hàng Thương mại cổ phần Tecombank (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w