Tình hình bất động sản qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH phát triển nhà viettel HANCIC (Trang 54 - 55)

Thị trƣờng bất động sản Việt Nam đã có những bƣớc phát triển tích cực trong 20 năm qua, rất nhiều dự án ở hầu hết các lĩnh vực nhà ở, văn phòng, thƣơng mại, khu công nghiệp đƣợc đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển mạnh (thậm chí quá nóng ở giai đoạn 2005-2010) thì thị trƣờng cũng đã có giai đoạn cực kỳ khó khăn (đặc biệt là năm 2011-2012).

Đã có giai đoạn, giá cả bất động sản giảm, giao dịch giảm sút ở tất cả các phân khúc. Thậm chí có thời điểm giá nhà đã giảm tới 30%. Tồn kho bất động sản tại thời điểm năm 2012 lên tới trên 100 nghìn tỷ, hiện nay đã giảm xuống còn khoảng trên 80 nghìn tỷ. Khó khăn này đã ảnh hƣởng không chỉ đến các DN bất động sản mà còn tác động tới rất nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Trƣớc tình hình đó, cơ quan quản lý nhà nƣớc thời gian qua đã nỗ lực ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trƣờng. Kết quả là thị trƣờng đã và đang có những chuyển biến tích cực.

Thứ nhất, giá bất động sản đã ổn định trở lại. Năm 2014, nhiều dự án phía Tây Hà Nội vào giai đoạn năm 2011-2013 giá giảm sâu, có dự án giảm tới 30% thì nay đã ổn định trở lại, thậm chí có dự án tăng từ 1-2% so với năm 2013. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá cả đƣợc điều chỉnh hợp lý hơn.

Thứ hai, lƣợng giao dịch thành công tăng. Trong năm 2014 tại Hà Nội đã có 5.300 giao dịch thành công tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trƣớc, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 4.500 giao dịch thành công tăng trƣởng 30% so với cùng kỳ. Giao dịch diễn ra chủ yếu ở căn hộ trung bình, có diện tích nhỏ, giá hợp lý. Thứ ba, tồn kho giảm mạnh. Năm 2014, tồn kho bất động sản cả nƣớc là 90.123 tỷ đồng giảm 10,4% so với cuối 2013.

Ngoài ra, dƣ nợ bất động sản tăng cao hơn mức trung bình của ngành. FDI vào bất động sản trong năm 2014 đứng thứ hai, có 30 dự án đăng ký mới.

44

Việc giải ngân gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng cũng đang tiến triển tốt. Năm 2014, tổng số tiền mà 5 ngân hàng cam kết cho vay đạt 5.590 tỷ đồng bằng 18,6% tổng nguồn vốn. Đã giải ngân đƣợc 2.634 tỷ đồng.

Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 phê duyệt Chiến lƣợc phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó,mục tiêu đến năm 2015 diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/ngƣời, mục tiêu đến năm 2020 là 25m2 sàn/ngƣời và đến năm 2030 là 30m2 sàn/ngƣời. Chính phủ sẽ đầu tƣ xây dựng tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở xã hội để giải quyết chỗ ở cho ngƣời có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Bên cạnh đó, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 60% số sinh viên, học sinh và 50% công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Hỗ trợ cho khoảng 400 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở.Bên cạnh đó, Tỷ lệ nhà ở chung cƣ trong các dự án phát triển nhà ở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đạt trên 90%, đô thị từ loại I đến loại II đạt trên 60%, đô thị loại III đạt trên 40% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới.

Ngân hàng nhà nƣớc có gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng vốn vay giá rẻ lãi suất 6% hỗ trợ cho ngƣời thu nhập thấp, cán bộ công nhân viên chức mua nhà ở xã hội có diện tích dƣới 70m2 và có giá dƣới 15 triệu đồng/m2. Hai chính sách trên tuy không chắc chắn vực dậy đƣợc thị trƣờng BĐS Việt Nam vốn đang trầm lắng nhƣng đã có tác động tích cực về mặt tâm lý và giúp làm tăng số lƣợng giao dịch trong ngành.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH phát triển nhà viettel HANCIC (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)