Xây dựng quy chế trả thu nhập tăng giờ nhằm đảm bảo công bằng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại trường cao đẳng nghề việt đức vĩnh phúc (Trang 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5.Xây dựng quy chế trả thu nhập tăng giờ nhằm đảm bảo công bằng

trong phân phối thu nhập

Hiện nay nhà trƣờng áp dụng trả thu nhập tăng giờ cho giáo viên theo mức đồng đều, điều này chƣa khuyến khích đƣợc đội ngũ giảng viên hăng say tham gia giảng dạy thêm giờ, nhất là đội ngũ giảng viên có trình độ cao. Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, tiết kiệm chi và công bằng trong phân phối thu nhập. Cụ thể khi xây dựng quy chế trả thu nhập tăng giờ làm cơ sở để trả lƣơng tăng giờ cho giáo viên. Khi xây dựng quy chế cần đƣa các tiêu chí sau vào xem xét: Trình độ giảng viên ngƣời nào có trình độ cao hơn, thâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn niên công tác nhiều hơn, thì đƣợc hƣởng đơn giá tăng giờ cao hơn, ví dụ đơn giá tăng giờ đối với thạc sỹ phải cao hơn cử nhân hoặc kỹ sƣ. Để đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, tạo động lực cho cán bộ giảng viên phát huy đƣợc hiệu quả làm việc nhà trƣờng cần thực hiện theo hƣớng sau:

- Thay vì trả thu nhập tăng giờ nhƣ hiện nay nhà trƣờng nên sửa số tiết vƣợt trong định mức quy định là 200 tiết nhà trƣờng nên trả theo đơn giá tiền lƣơng của mỗi giảng viên.

- Số tiết vƣợt ngoài định mức nhà trƣờng nên xây dựng các mức khác nhau cho từng đối tƣợng hƣởng, giảng viên là tiến sỹ một mức, giảng viên là thạc sỹ một mức, giảng viên là cử nhân hoặc kỹ sƣ một mức.

- Trƣờng xem xét đơn giá trả thu nhập tăng giờ vì theo mức trả hiện tại quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ quá thấp so với mặt bằng chung của các trƣờng khác, trƣờng tăng đơn giá lên mức thấp nhất là 30.000 đồng/1 tiết vƣợt.

4.2.6. Tăng cường công tác quản lý tài sản

Để thực hiện tốt công tác quản lý tài sản, nhà trƣờng cần thực hiện chặt chẽ từ khâu lập dự toán về mua sắm sửa chữa, quản lý tài sản cho đến khâu quyết toán thanh lý:

Lập dự toán mua sắm tài sản phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của đơn vị. Phải có sự phối hợp giữa các khoa phòng, các khoa phòng thực hiện kiểm kê và đánh giá tài sản của bộ phận mình và thông báo nhu cầu sử dụng tài sản trong năm kế hoạch.

Nhà trƣờng thƣờng xuyên thực hiện việc theo dõi, quản lý tài sản nhà nƣớc giao, kiểm kê đánh giá tình trạng tài sản, tính đúng tính đủ đối với tài sản dùng vào hoạt động sản xuất dịch vụ, nghiêm túc thực hiện trích khấu hao đối với loại tài sản này theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nƣớc. Tiền trích khấu hao và tiền thanh lý tài sản đƣợc để lại bổ xung vào quỹ phát triển hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn động sự nghiệp của trƣờng, nhằm mục tiêu tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị trong trƣờng.

Nâng cao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản giao cho các phòng, khoa, bộ phận chức năng, nhằm đảm bảo việc sử dụng tài sản có hiệu quả, tiết kiệm, không hƣ hỏng mất mát, các bộ phận đó định kỳ báo cáo tình hình sử dụng và chất lƣợng tài sản để nhà trƣờng thực hiện việc bảo dƣỡng thiết bị máy móc. nhà trƣờng cần đƣa ra cách xác định mức độ bồi thƣờng tài sản, quy định rõ trách nhiệm từng cá nhân liên quan, đặc biệt là tài sản ở các xƣởng thực hành.

Hàng năm kiểm kê đánh giá lại tài sản, nếu tài sản không còn giá trị sử dụng có kế hoạch thanh lý, nhƣợng bán tài sản.

Thực hiện việc bảo toàn và phát triển nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vận dụng triệt để cơ chế chính sách của nhà nƣớc trong việc sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, dùng quỹ để đầu tƣ tài sản mới hoặc trong trƣờng hợp quỹ nhàn rỗi dùng quỹ góp vốn đơn vị khác, nhằm thu lợi nhuận về cho trƣờng.

4.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ là công việc không thể thiếu của công tác kế toán tài chính hàng năm, công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ giúp đơn vị phát hiện những sai sót trong công tác kế toán, từ khi lập dự toán đến khi thực hiện dự toán, kiểm soát toàn bộ hoạt động thu - chi của đơn vị đúng chế độ quy định hay không, Quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo suốt quy trình kế toán. Do vậy để hoạt động kiểm toán nội bộ đạt hiệu quả: Trƣớc hết cần bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng kiểm tra kiểm soát tài chính đối với đội ngũ cán bộ kế toán tài chính. Thƣờng xuyên tạo điều kiện đội ngũ kế toán cập nhập kịp thời những chính sách chế độ tài chính kế toán mới. Thứ hai trƣờng cần thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn toán báo cáo tài chính. Đánh giá tính chính xác, hữu hiệu, hiệu quả của công tác kế toán tài chính, công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính, công tác quản lý sử dụng tài sản của đơn vi, việc chấp hành các quy định của chế độ tài chính và nội quy quy chế của đơn vị. Bên cạnh việc kiểm toán nội bộ, hằng năm trƣờng cần thuê kiểm toán độc lập về kiểm toán báo cáo tài chính. Nếu thực hiện đƣợc nhƣ vậy thì công tác kế toán nói chung, báo cáo tài chính nói riêng và công tác kiểm tra kiểm soát tài chính của trƣờng thực sự hiệu quả, thông tin tài chính đƣợc cung cấp đảm bảo chính xác đầy đủ kịp thời và có tính pháp lý cao.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị về phía nhà trường

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết cụ thể hơn, đảm bảo tính công khai dân chủ và công bằng. Quy chế này phải đƣợc thảo luận dân chủ, công khai trƣớc khi ban hành và đƣợc gửi tới các đơn vị cơ sở, phổ biến tới từng cán bộ, viên chức để tuân thủ trong quá trình thực hiện.

- Phải xây dựng chiến lƣợc tài chính hợp lý cho đầu tƣ cơ sở vật chất ngắn hạn và dài hạn. Chú trọng khai thác các nguồn tài chính ngoài nguồn NSNN, nguồn học phí, đặc biệt tìm kiếm khai thác các nguồn viện trợ, biếu tặng trong và ngoài nƣớc.

- Xây dựng bố trí cán bộ phòng ban hợp lý tăng đội ngũ giảng viên về số lƣợng và chất lƣợng, đồng thời giảm đội ngũ cán bộ phục vụ.

- Tăng cƣờng cán bộ có trình độ cao cho phòng Tài chính - Kế toán góp phần tăng cƣờng cơ chế kiểm tra, kiểm soát tại đơn vị và tham mƣu về cơ chế tài chính cho Hiệu trƣởng đƣợc tốt hơn trong tình hình hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn - UBND cần nghiên cứu đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho từng loại đơn vị sự nghiệp. Trong đó, chú trọng tới cơ chế tài chính đặc thù cho một số đơn vị có nguồn thu thấp.

- Các cơ chế chính sách mới đƣợc ban hành, đi liền sau đó phải có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể để các đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ, nhất quán.

- Cơ chế tự chủ tài chính đề cao trách nhiệm của đơn vị, nhƣng cần tránh các việc làm tuỳ tiện, nằm ngoài khuôn khổ pháp luật. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ đơn vị và của các cơ quan cấp trên nhƣ: Thanh tra, Kiểm toán... Trong kiểm tra, kiểm soát nên quan tâm đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị theo kết quả “đầu ra”, giảm dần việc quản lý theo các yếu tố “đầu vào”.

- Sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lƣợng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ tài chính, nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, đồng thời tăng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn định mức mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ tài chính.

- Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, củng cố lề lối làm việc và giao trách nhiệm cụ thể để nâng cao tính chủ động của thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp có thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Hoạt động tự chủ tài chính của Trƣờng cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho Trƣờng chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực hiệu quả, đồng thời mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu. Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho Trƣờng thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo, của ngƣời lao động; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lƣợng hoạt động sự nghiệp; yêu cầu về công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp công việc, nhân sự, chi tiêu tài chính đƣợc thực hiện, tạo không khí đoàn kết, phấn khởi trong nội bộ đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong ba năm qua, thực hiện theo quyết định số 43 của Thủ tƣớng Chính Phủ về TCTC, công tác TCTC của Trƣờng đã đi vào nề nếp và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, vƣớng mắc và khó khăn nhất định.

Những kết quả đạt đƣợc của các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và của Trƣờng cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc nói riêng trong việc thực hiện cơ chế TCTC đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách tài chính của Trƣờng trong những năm qua.

Song, trong quá trình thực hiện cơ chế này, vẫn còn một số điểm hạn chế nhƣ: Nhận thức của cán bộ nhân viên nhà trƣờng về TCTC chƣa sâu chƣa rõ, trình độ đội ngũ công tác tài chính kế toán còn hạn chế, chƣa khai thác triệt để các nguồn thu, trong cơ cấu thu chƣa hợp lý còn phụ thuộc nhiều vào sự cấp phát của NSNN, quy chế chi tiêu nội bộ chƣa đƣợc chi tiết cụ thể, nhiều khoản chi còn lãng phí, chế độ trả vƣợt giờ chƣa khuyến khích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn ngƣời lao động làm việc, với những hạn chế nêu ra cần phải có những giải pháp hoàn thiện. Vì vậy luận văn đã đƣa ra những giải pháp nhằm giúp trƣờng hoàn thiện hơn công tác TCTC.

Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn và khả năng trình độ của tác giả, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhƣng hy vọng rằng những vấn đề đã đƣợc nêu lên trong luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện cơ chế TCTC đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại Trƣờng cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc nói riêng và hoàn thiện cơ chế TCTC đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006) Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên

chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Bộ Tài chính (2006) Thông tư 81/2006/TT - BTC ngày 06/09/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

3. Bộ Tài chính (2007) Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 43 về chế độ tài

chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu (2005 - 2007), Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2007) Thông tư 153/2007/TT - BTC sửa đổi thông tư 81/2006/TT - BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp.

5. Báo cáo tổng kết và quyết toán từ năm 2010 - 2012, Phòng Tài chính - Kế toán Trƣờng cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.

6. Chính phủ (2002), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế

độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

7. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

8. Chế độ tự chủ tài chính, biên chế đối với cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, NXB Tài chính, Hà Nội - 2007.

9. Luật ngân sách Nhà nƣớc sửa đổi, NXB Tài chính, năm 2004.

10. Nguyễn Văn Nam, Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đài truyền

hình Việt Nam. Luận văn thạc sỹ.

11. Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 18/03/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn 12. Quyết định số 361/QĐ-CĐN ngày 01/0702010 về quy chế chi tiêu nội

bộ của Trƣờng cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.

13. Quyết định số 348/QĐ-CĐN ngày 28/05/2011 về việc sửa đổi, bổ sung nội dung quy chế chi tiêu nội bộ Trƣờng cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.

14. Lê Thị Khánh Trang, Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Đại học

quốc gia Hà Nội theo hướng tự chủ tài chính. Luận văn thạc sỹ.

15. Vai trò của quản lý nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại trường cao đẳng nghề việt đức vĩnh phúc (Trang 100)