Khái quát về Trƣờng Cao đẳng nghề ViệtĐức Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại trường cao đẳng nghề việt đức vĩnh phúc (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.Khái quát về Trƣờng Cao đẳng nghề ViệtĐức Vĩnh Phúc

3.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc

Trƣờng Cao đẳng nghề Việt - Đức tỉnh Vĩnh Phúc tiền thân là trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành xây dựng đƣợc thành lập tháng 11/1998, trực thuộc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc. Ngày 04/5/2000, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký Quyết định số 760/QĐ-UB về việc thành lập trƣờng Đào tạo nghề Vĩnh Phúc trên cơ sở nâng cấp Trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành xây dựng và chuyển giao quyền quản lý nhà nƣớc từ ngành Xây dựng sang ngành Lao động TB&XH. Thực hiện Luật dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006, nhà trƣờng đã nâng cấp và đổi thành trƣờng Trung cấp nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc tại Quyết định số 498/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 03/7/2007 Nhà trƣờng đƣợc nâng cấp thành trƣờng Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc tại Quyết định số 922/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/7/2007 của Bộ Lao động TB&XH. Trƣờng đƣợc Tổng cục Dạy nghề Bộ lao động TB&XH cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số 34/2009/GCN-ĐKHĐDN ngày 26/5/2009; số 59/2012/CNĐKHĐ-TCDN ngày 14/12/2012. Tháng 7/2009, Trƣờng đƣợc UBND tỉnh xếp hạng I trƣờng Cao đẳng nghề theo Quyết định số 2095/QĐ-CT ngày 7/7/2009. Năm 2010, Trƣờng hoàn thành công tác tự kiểm định chất lƣợng dạy nghề và đƣợc Bộ LĐ-TB&XH cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng dạy nghề cấp độ 3 ngày 10/3/2011, số đăng ký 02/2010. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trƣờng thực hiện theo Điều lệ trƣờng đƣợc UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 19/9/2008, đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 27/01/2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Trƣờng Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trƣờng có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Sơ đồ 3.1: Quá trình thành lập trƣờng Cao đẳng nghề Việt - Đức tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc

Tổ chức đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho ngƣời học năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động.

- Đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật chuyên ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao đạt tiêu chuẩn quy định của nhà nƣớc và yêu cầu của doanh nghiệp.

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chƣơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề đƣợc phép đào tạo.

Trƣờng Cao đẳng nghề Việt - Đức tỉnh Vĩnh Phúc (Ngày 3/7/2007) Trƣờng Trung cấp nghề Việt - Đức tỉnh Vĩnh Phúc (Ngày 12/2/2007) Trƣờng Đào tạo nghề Vĩnh Phúc (Ngày 4/5/2000)

Trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn - Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình ngƣời học nghề trong hoạt động dạy nghề.

- Đƣa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chƣơng trình dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH.

3.1.3. Tổ chức bộ máy, nhân sự của Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc - Cơ cấu tổ chức của trường

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trƣờng Cao đẳng nghề Việt - Đức tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt gồm: Ban giám hiệu; Các hội đồng tƣ vấn; Các Phòng chức năng; Các khoa chuyên môn; Các cơ sở phục vụ đào tạo; Các tổ chức chính trị xã hội.

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy HỘI ĐỒNG TRƢỜNG

BAN GIÁM HIỆU

CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN Phòng Hành chính - Tổ chức Phòng Đào tạo Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Quản lý Thiết bị - Vật tƣ Phòng Công tác Học sinh sinh viên Phòng Nghiên cứu khoa

học &Hợp tác quốc tế

Khoa Công nghệ thông tin Khoa Cơ khí chế tạo

Khoa Động lực

Khoa Điện - Điện tử Khoa Xây dựng - Kinh tế

Khoa Khoa học cơ bản

Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Trung tâm ứng dụng kỹ thuật

công nghệ và xuất khẩu lao động Phòng Thanh tra, khảo thí,

kiểm định chất lƣợng Khoa Chính trị pháp luật Các phòng chức năng Các khoa chuyên môn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức bộ máy nhân sự của trường

Bảng 3.1: Tình hình cán bộ viên chức nhà trƣờng giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh(%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) 2011/2010 2012/2011 Bình quân Tổng số 175 100 197 100 220 100 113 112 112 1 Theo giới tính 175 100 197 100 220 100 Nam 105 60 112 56,9 125 56,8 107 112 109 Nữ 70 40 85 43,1 95 43,2 121 112 116 2 Trình độ 175 100 197 100 220 100 Sau đại học 47 26,9 65 33 88 40 138 135 136 Đại học 82 46,9 89 45,2 94 42,7 106 106 106 Khác 46 23,2 43 21,8 38 17,3 0,93 0,88 0,91 3 Phân bổ 175 100 197 100 220 100

Ban giám hiệu 5 2,9 5 2,5 5 2,3 100 100 100

Các phòng ban 58 33,1 68 34,5 70 31,8 117 103 110

Các khoa 94 53,7 106 53,8 127 57,7 113 120 116

Các trung tâm 18 10,3 18 9,1 18 8,2 100 100 100

Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức - Trường CĐNVĐVP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Qua bảng số liệu trên ta thấy số lƣợng cán bộ viên chức nhà trƣờng qua các năm tăng, năm 2010 có 175 cán bộ viên chức năm 2012 tăng lên là 220 cán bộ viên chức với tỷ lệ tăng bình quân là 12%. Sở dĩ tăng nhƣ vậy là do trƣờng thực hiện theo hƣớng dẫn của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Với tỷ lệ tăng nhƣ vậy là rất tốt vì Trƣờng đang cần nguồn nhân lực để mở rộng phát triển nhà trƣờng. Tuy nhiên tăng nguồn nhân lực kèm theo sự tăng quỹ tiền lƣơng, tăng khoản chi thƣờng xuyên của đơn vị.

Trình độ cán bộ viên chức nhà trƣờng đƣợc nâng cao qua các năm, năm 2010 có 47 cán bộ viên chức có trình độ sau đại học chiến tỷ lệ 26,9%, năm 2011 tăng lên 65 cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ 33%, năm 2012 tăng lên 88 cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ 40%. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do trƣờng có cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích cán bộ viên chức học tập nâng cao trình độ, chế độ chính sách học tập nâng cao trình độ cán bộ quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ, do sự nỗ lực học tập nâng cao trình độ của cán bộ viên chức nhà trƣờng. Vì vậy đến năm 2012 cán bộ viên chức có trình độ khác chỉ còn chiếm 17,3% đây là còn số đáng mừng, trong giai đoạn tới phấn đấu CBVC nhà trƣờng đều có trình độ từ đại học trở lên. Giai đoạn 2010 - 2012 nhà trƣờng đã chú trọng đầu tƣ nguồn nhân lực, nhằm thu hút đội ngũ cán bộ viên chức trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn cao phục vụ lâu dài cho nhà trƣờng.

Việc phân bổ nhân lực các phòng ban khoa là chƣa phù hợp, số lƣợng cán bộ viên chức trực tiếp giảng dạy chiếm tỷ lệ thấp, trong khi muốn mở rộng quy mô Trƣờng thì phải tăng nguồn nhân lực cho bộ phận này. Cơ cấu cán bộ phòng ban còn chiếm tỷ lệ cao cho thấy nhà Trƣờng chƣa áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào làm việc, hiệu quả làm việc chƣa cao nên cần nhiều nguồn nhân lực cho bộ phận này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc Việt Đức Vĩnh Phúc

Trƣờng Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao và căn cứ vào Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó trƣờng xây dựng phƣơng án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt. UBND tỉnh xem xét và có ý kiến chính thức bằng văn bản quyết định giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính cho trƣờng.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ năm kế hoạch. Căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nƣớc quy định. Kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thƣờng xuyên năm trƣớc liền kề đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập dự toán toán thu, chi hoạt động thƣờng xuyên, làm căn cứ xác định mức đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên và mức kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp hỗ trợ hoạt động thƣờng xuyên để UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định giao dự toán kinh phí hoạt động thƣờng xuyên cho trƣờng.

Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên của Trƣờng cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 -2012:

Mức tự bảo đảm chi phí 8.350.000.000

hoạt động thƣờng xuyên = --- x 100 = 35,6% của đơn vị (%) 23.480.000.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Trƣờng cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên nằm trong khoảng từ 10% đến 100% vì vậy đƣợc xếp vào đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.

3.2.1. Tình hình quản lý, khai thác các nguồn thu tại Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc

3.2.1.1. Tình hình tổ chức lập dự toán thu

Vào đầu quý 4 của năm tài chính, Trƣờng Cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc tiến hành lập dự toán thu - chi gửi Sở Tài chính Vĩnh Phúc xem xét và phê duyệt.

Lập dự toán thu dựa trên cơ sở sau:

Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trƣớc: Số lƣợng HSSV chính quy các hệ (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, bổ túc nghề). Số lƣợng HSSV hệ đào tạo ngắn hạn. Các lớp đào tạo bồi dƣỡng ngắn hạn...

Dự kiến số lƣợng HSSV tuyển vào nhập học năm nay (căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh và tình hình nhập học thực tế năm trƣớc)

Ngoài ra căn cứ vào tình hình thực hiện các nhiệm vụ khác: Các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, chƣơng trình mục tiêu đƣợc giao năm trƣớc và nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao năm nay

Căn cứ vào kết quả thu sự nghiệp của năm trƣớc và kế hoạch thu sự nghiệp năm nay

Căn cứ các định mức đã đƣợc UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt với mức kinh phí cấp nhƣ sau: Hệ cao đẳng nghề 7.800.000 đồng/1học sinh/ 1năm, hệ bổ túc nghề, trung cấp nghề 5.300.000 đồng/1học sinh/1năm.

Với chức năng nhiệm vụ đƣợc UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Trƣờng lập dự toán thu cho các nội dung sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn + Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ: bao gồm các khoản chi thƣờng xuyên để bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

+ Kinh phí giao không thực hiện tự chủ bao gồm: Thực hiện nghiệp vụ; nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; thực hiện các chƣơng trình mục tiêu giáo dục đào tạo nghề; thực hiện chƣơng trình đào tạo lại, bồi dƣỡng kỹ năng nghề và nhiệm vụ đột xuất do UBND tỉnh giao.

- Thu sự nghiệp bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thu phí lệ phí: Học phí, lệ phí tuyển sinh

+ Thu từ hoạt động dịch vụ: Dịch vụ giới thiệu việc làm, dịch vụ xuất khẩu lao động, hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm thực tập, hợp đồng liên kết đào tạo.

+ Thu khác: Tiền ký túc xá, trông giữ xe, cho thuê cơ sở vật chất, cấp chứng chỉ Tiếng anh chứng chỉ Tin học...

- Thu từ các dự án viện trợ: Viện trợ không hoàn lại; quà tặng …

Trong năm thực hiện phát sinh các hoạt động bất thƣờng, Trƣờng đƣợc phép điều chỉnh dự toán thu cho phù hợp và báo cáo Sở Tài chính để điều chỉnh kịp thời.

Công tác lập dự toán thu của Trƣờng hàng năm dựa vào kế hoạch hàng năm. Dự toán thu từ nguồn NSNN thực hiện chế độ tự chủ đƣợc lập tƣơng đối chính xác so với các chỉ tiêu để lập kế hoạch, do đƣợc căn cứ vào số lƣợng HSSV chính quy, căn cứ này thƣờng ít thay đổi nên có thể dựa vào số thu năm trƣớc để ƣớc tính cho số thu năm sau. Dự toán thu từ NSNN cho việc thực hiện nghiên cứu khoa học, hay thực hiện chƣơng trình mục tiêu tƣơng đối chính xác do ngân sách tỉnh giao trực tiếp cho trƣờng dựa trên các mục tiêu và nhiệm vụ đƣợc giao. Đối với dự toán thu sự nghiệp sau khi thực hiện Nghị định 43 thì công tác lập dự toán đƣợc lập chính xác hơn do năm đầu tiên khi thực hiện tự chủ tài chính, Trƣờng phải xây dựng đề án/ phƣơng án tự chủ tài chính và đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn UBND tỉnh thông qua để làm cơ sở cho việc lập dự toán của các năm tiếp theo. Dự toán cho các khoản thu khác chỉ mang tính tƣơng đối vì nó phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động thực tế phát sinh. Có thể thấy điều đó qua bảng dự toán thu sau:

Bảng 3.2. Dự toán nguồn thu tài chính giai đoạn 2010 -2012

Stt Năm Nguồn thu 2010 2011 2012 So sánh (%) Tổng số (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 Bình quân I Kinh phí NSNN cấp 24.500 74 29.400 75,7 32.550 76,2 120 110,7 115,3 1 Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên 16.500 19.400 20.250 117,6 104,4 111 2 Kinh phí sự nghiệp khoa học 3.000 3.000 7.500 100 250 158 3 Kinh phí chƣơng trình mục tiêu 2.000 7.000 4.800 350 68,6 155 4 Vốn xây dựng cơ bản 3.000 II Thu sự nghiệp 8.650 26 9.430 24,3 10.170 23,8 109 107,8 108,4 1 Thu học phí, lệ phí 5.200 5.580 5.800 107,3 103,9 105,6 2 Hoạt động dịch vụ 1.350 1.400 1.800 103,7 128,6 115,5

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại trường cao đẳng nghề việt đức vĩnh phúc (Trang 46)