1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm được:
* Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Hà Ánh Minh * Vận dụng kiến thức văn học giúp học sinh hiểu về nghệ thuật:
+ Học sinh phân biệt được Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí với tùy bút trong bài Một thứ quà của lúa non đã học ( Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút. Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng).
+ Thể loại văn bản nhật dụng với kiểu loại thuyết minh : học sinh tìm hiểu bước đầu về các phương pháp thuyết minh đặc trưng: Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích; phương pháp liệt kê; phương pháp phân loại, phân tích... ( học sinh sẽ học ở lớp 8 ) kết hợp trong phương thức nghị luận.
* Về nội dung:
- Kết hợp kiến thức môn : địa lý, lịch sử, âm nhạc, mỹ thuật, phim, tranh ảnh… giúp học sinh hiểu về vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên, lịch sử và con người xứ Huế : Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Tích hợp với câu ca dao về xứ Huế : “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ -Ai vô xứ Huế thì vô” để cảm nhận xứ Huế nổi tiếng với vẻ đẹp mộng mơ của sông Hương, núi Ngự Bình, kiến thức cố đô Huế... và lịch sử xứ Huế anh hùng, con người xứ Huế thanh lịch, dịu dàng và hiếu khách …
- Kết hợp với kiến thức môn âm nhạc, lịch sử , phim, tranh ảnh … giúp học sinh nắm rõ đặc trưng của ca Huế:
+ Lịch sử nguồn gốc ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) và ca nhạc cung đình trang trọng, uy nghi... Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng: Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,… Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh...thể hiện các cung bậc tình cảm của con người và cuộc sống lao động sản xuất.
+ Các nhạc cụ biểu diễn ca Huế phong phú : đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh...
+ Cách thức và yêu cầu biểu diễn ca Huế : Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa.
+ Vai trò của ca Huế: Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là bồi dưỡng học sinh thêm yêu vẻ đẹp thiên nhiên, con người và văn hóa dân ca của đất nước mình. một thú vui thanh cao và lịch sự.
2. Rèn luyện kĩ năng:
- Kĩ năng tóm tắt: Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.
- Kĩ năng đọc diễn cảm: Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ nghệ thuật pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn bản nhật dụng ( thể loại thuyết minh ) qua thể kí có kết hợp với nghị luận và miêu tả.
minh và rèn kĩ năng viết văn bản nghị luận kết hợp yếu tố miêu tả .
- Rèn kĩ năng sưu tầm, tập hợp tư liệu, nhập vai, thuyết trình, thảo luận nhóm; kĩ năng tích hợp liên môn: văn học – văn học; văn học – lịch sử; văn học – địa lý; văn học – GDCD; văn học – âm nhạc; văn học – văn hóa …để rèn cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức – cảm thụ thẩm mỹ nét văn hóa nghệ thuật phi vật thể .
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” (GDCD bài 7, lớp 9); Học sinh sẽ qua đó tham gia “ Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ”(GDCD bài 9, lớp 8 ) và bồi dưỡng học sinh có ý thức “ Bảo vệ di sản văn hóa ”( GDCD , bài 15, lớp 7),…
- Giáo dục học sinh tình cảm và trách nhiệm “ Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên ” ( GDCD, bài 7, lớp 6); yêu vẻ đẹp quê hương đất nước và ý thức bảo vệ môi trường qua các hoạt động thiết thực do các cơ quan đoàn thể phát động : thi vẽ tranh, thi sáng tác viết về vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, tham gia trồng cây, thu gom rác thải…
- Giáo dục học sinh ý thức tự hào và bảo vệ quê hương, đất nước ( GDCD, bài 17, lớp 9); Thông qua môn âm nhạc học sinh thêm yêu thích làn điệu dân ca của các miền quê Việt Nam nói chung và Quốc Oai nói riêng .
- Giáo dục học sinh thêm yêu thích bộ môn Văn và hiểu được : Dạy học liên môn trong môn Văn học là giúp người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh.