Nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn, PGB đã đƣa ra chính sách chú trọng huy động tiền gửi từ cả nền kinh tế và thị trƣờng liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2010-2014, thị trƣờng tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất khi NHNN thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong nƣớc, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng trong nƣớc gây ảnh hƣởng tới công tác huy động tiền gửi của các NHTM nói chung và PGB nói riêng. Trƣớc các biến động về giá huy động tiền gửi trên thị trƣờng, PGB đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thị trƣờng, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động và chênh lệch lãi suất giữa các Chi
nhánh; cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động tiền gửi mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, đầu tƣ tự động, tiết kiệm dự thƣởng, tiết kiệm bảo an, tiết kiệm trực tuyến, tiết kiệm linh hoạt...)
Hiện nay, các sản phẩm huy động tiền gửi của PGB khá linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhƣ: các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phƣơng thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất ƣu đãi. Bên cạnh đó, ngân hàng đã triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mại huy động tiền gửi nhƣ Tiết kiệm thông minh, Xuân thịnh vƣợng, Quà tặng mùa hè, với những phần quà và giải thƣởng có giá trị lớn đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng tích cực từ phía khách hàng và nâng cao hiệu quả cho hoạt động huy động tiền gửi. Doanh số huy động trung bình từ mỗi chƣơng trình khuyến mại đạt từ 1000 – 2000 tỷ đồng. Ngoài ra, PGB xây dựng và ban hành thêm các sản phẩm huy động tiền gửi phù hợp và có tính cạnh tranh cao, phát triển khách hàng mới và tài khoản tiền gửi thanh toán, giúp tăng trƣởng nguồn tiền gửi.
Bảng 3.4: Tình hình tổng nguồn vốn huy động của PGB giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng vốn huy động 13.995 14.802 15.859 21.436 22.048
Tỷ lệ tăng trƣởng so
với năm trƣớc 53,93% 5,77% 7,14% 35,17% 2,86%
Nguồn: Báo cáo thường niên PGB năm 2010-2014
Giai đoạn 2010 – 2014, nhìn chung tổng vốn huy động của PGB có sự tăng trƣởng qua các năm, tuy nhiên sự tăng trƣởng này không ổn định. Năm 2010, mức tăng trƣởng huy động tiền gửi của PGB tăng cao hơn 53%, đây đƣợc đánh giá là năm sôi động và gặt hái thành công của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Qua năm 2011, 2012 thì mức tăng trƣởng có sự giảm sút đáng kể, nguyên nhân chính là do NHNN đã 6 lần thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động, đƣa lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi có kì hạn dƣới 12 tháng tại các TCTD giảm từ 14% xuống còn
8%/ năm. Định hƣớng điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, đã làm cho không chỉ PGB mà toàn hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động huy động tiền gửi.
Bƣớc sang năm 2013, NHNN tiếp tục thực hiện thêm 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động, đƣa lãi suất tối đa áp đụng với tiền gửi có kì hạn dƣới 6 tháng tại các TCTD giảm từ 8% xuống còn 7%/năm. Mặc dù vậy, huy động tiền gửi năm 2013 của PGB vẫn đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2012. Năm 2014, huy động tiền gửi từ nền kinh tế của PGB tăng trƣởng 2,8% so với năm 2013 là một kết quả khả quan.
Bảng 3.5: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của PGB theo sản phẩm
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trƣởng (%) 11/10 12/11 13/12 14/13
Tiền gửi của khách hàng (KHCN và KHDN) 10.766 11.444 12.432 13.978 18.003 6,3 8,63 12,44 28,79 Tiền gửi/tiền vay khác 3.229 3.358 3.427 7.458 4.045 3,99 2,05 117,62 -45,76 Cộng 13.995 14.802 15.859 21.436 22.048 5,77% 7,13% 35,18% 2.86%
Bảng 3.6: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của PGB theo đối tƣợng khách hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trƣởng (%) 11/10 12/11 13/12 14/13
Tiền gửi của
KHDN 6.051 6.434 3.485 3.734 6.092 6,33 -45,84 7,14 63,15
Tiền gửi của
KHCN 4.715 5.010 8.947 10.244 11.911 6,26 78,58 14,5 16,27 Tiền gửi khác 3.229 3.358 3.427 7.458 4.045 3,99 2,05 117,62 - 45,76 Cộng 13.995 14.802 15.859 21.436 22.048 5,77 7,13 35,18 2,86
Nguồn: Báo cáo thường niên PGB năm 2010-2014
Bảng 3.7: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của PGB theo loại tiền tệ
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trƣởng (%) 11/10 12/11 13/12 14/13 Vốn huy động bằng VND 11.117 11.070 11.280 17.271 18.155 -0,42 1,90 53,11 5,12 Vốn huy động bằng ngoại tệ 2.878 3.732 4.579 4.165 3.893 29,67 22,69 9,04 -6,53 Cộng 13.995 14.802 15.859 21.436 22.048 5,77 7,13 35,18 2.86
Bảng 3.8: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của PGB theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trƣởng (%) 11/10 12/11 13/12 14/13 Tiền gửi không kỳ hạn 1.963 1.575 1.286 1.709 3.939 - 19,77 - 18,35 32,89 130,48 Tiền gửi có kỳ hạn 12.032 13.227 14.573 19.727 18.109 9,93 10,18 35,37 -8,2 Cộng 13.995 14.802 15.859 21.436 22.048 5,77 7,13 35,18 2.86
Nguồn: Báo cáo thường niên PGB năm 2010-2014
Năm 2012, huy động tiền gửi từ cá nhân có tốc độ tăng trƣởng mạnh 78,58%, chiếm tỷ trọng tới 56,4% tổng vốn huy động; trong khi huy động tiền gửi từ các doanh nghiệp giảm mạnh 45,8% so với năm 2011. Nguyên nhân là do chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2012, các doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn vốn của mình cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là do giảm mạnh huy động từ Tập đoàn Petrolimex.
Nhìn chung lƣợng vốn huy động tiền gửi từ cá nhân của PGB có sự tăng trƣởng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, điều này cho thấy niềm tin của ngƣời dân vào ngân hàng tốt hơn. Tuy nhiên, vốn huy động tiền gửi từ các doanh nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng vốn huy động tiền gửi của PGB (bảng 3.6), đây là tín hiệu không tốt, bởi vì nguồn vốn huy động tiền gửi từ cá nhân vẫn ổn định hơn và an toàn hơn.