Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex việt nam (Trang 31 - 33)

Năm 2008, tại Nhật Bản, JinBun Bank chính thức đi vào hoạt động, là ngân hàng ảo 100% đầu tiên trên thế giới. JinBun Bank là ngân hàng liên doanh giữa Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ và công ty viễn thông KDDI, cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chỉ trên điện thoại di động. Nhật Bản là nƣớc đầu tiên trên thế giới phát triển thiết bị di động 3G và 90% thiết bị viễn thông trên nền tảng 3G. Nguyên nhân của sự phát triển về công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ở Nhật Bản, là nhờ vào sự phát triển của hạ tầng viễn thông ở nƣớc này, cho phép ứng dụng công nghệ 3G - chuẩn viễn thông di động tiên tiến, hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao kết hợp nhận dạng giọng nói. Hiệu quả đem lại từ việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động rất lớn: đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên có liên quan, giúp ngân hàng thu hút đƣợc ngày càng nhiều khách hàng, thông qua đó phổ biến hoạt động ngân hàng đến đông đảo khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt động huy động tiền gửi nói riêng, cũng nhƣ gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

Học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản, các ngân hàng Việt Nam cần không ngừng hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các sản phẩm ngân hàng mang tính công nghệ cao, điển hình nhƣ các sản phẩm ngân hàng trên điện thoại di động. Tuy nhiên để phát triển thành công các loại hình sản phẩm này, cần phải có các điều kiện chủ quan từ phía ngân hàng và các điều kiện khách quan từ nền kinh tế, sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ thông tin quốc gia, các chính sách và điều kiện pháp lý từ phía Chính phủ và ngân hàng Nhà nƣớc.

Các ngân hàng Nhật Bản đã thành công với mô hình hệ thống chuyển mạch tập trung (MICS). Nhờ vào việc nhận ra tầm quan trọng của hệ thống thanh toán tự động gồm mạng lƣới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động đối với hoạt động huy động tiền gửi, thanh toán và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Thực ra, mạng lƣới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động của các ngân hàng đã hình thành từ những năm 90 của thế kỷ 20, nhƣng đến 02/1990, các mạng lƣới này đã đƣợc kết nối thông qua hệ thống chuyển mạch tập trung của Nhật Bản với nhiều cấp chuyển mạch với cơ chế hoạt động khá phức tạp.

Hệ thống chuyển mạch này có khả năng liên kết hoạt động thanh toán và giao dịch thẻ tự động giữa tất cả các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán nội bộ và liên ngân hàng cũng nhƣ đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Từ đó sẽ góp phần gia tăng số lƣợng tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn tiền gửi từ loại tài khoản này.

Ở Việt Nam, học tập kinh nghiệm từ Nhật Bản cũng nhƣ từ các quốc gia khác có công nghệ ngân hàng hiện đại, 07/2004, Banknetvn đƣợc thành lập với sự tham gia góp vốn của 8 cổ đông sáng lập gồm Công ty điện toán và truyền số liệu VDC; cùng với 7 ngân hàng bao gồm Agribank, Vietinbank, BIDV, Sacombank, ACB, EAB, Saigonbank. Mục tiêu của Banknetvn là xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia kết nối hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng ở Việt Nam, xử lý bù trừ thanh toán thẻ đối với các ngân hàng. Đến thời điểm hiện nay đã có 37 thành viên tham gia Banknetvn, với những hiệu quả hệ thống này mang lại cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và công tác huy động tiền gửi nói riêng, cùng với sự hỗ trợ của Hiệp hội ngân hàng, các NHTM còn lại chƣa tham gia nên xúc tiến tham gia vì lợi ích của chính ngân hàng mình và vì hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex việt nam (Trang 31 - 33)