Cơ sở thực tiễn về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh tuyên quang (Trang 30)

5. Bố cục của đề tài

1.4.Cơ sở thực tiễn về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế

1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phương và các nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mô hình tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015, trƣớc hết là phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, tính bền vững. Thứ hai, dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Thứ ba, dựa trên cơ sở máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao. Khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phải đạt đƣợc hiệu quả sử dụng các nhân tố tổng hợp (TFP) và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Để sau năm 2025, là một trong những tỉnh công nghiệp tốp đầu của khu vực Đông Nam Bộ.

Năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt ở mức 12,1% (mục tiêu nghị quyết là 12%), gấp đôi so với tốc độ tăng trƣởng chung của cả nƣớc. Một số lĩnh vực quan trọng khác cũng đạt và vƣợt dự toán, nhƣ: thu ngân sách ƣớc đạt gần 27 ngàn tỷ đồng (đạt 103%, tăng 11% so với cùng kỳ), trong đó 59,1% là thu từ nội địa (chưa tính nguồn thu từ xổ số kiến thiết), cho thấy hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn vẫn ổn định và có tăng trƣởng. Tuy nhiên, mô hình tăng trƣởng kinh tế vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chƣa đầy đủ bốn nhóm yếu tố về lao động, tài nguyên, vốn và công nghệ hiện đại để phát triển theo chiều sâu. Năng suất các nhân tố tổng hợp - Total Factor Productivity (TFP) phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình nhƣ kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ, chất lƣợng vốn đầu tƣ mà chủ yếu là chất lƣợng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý chƣa cao..., đặc biệt là trình độ lao động và vốn đầu tƣ.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Là một nƣớc nông nghiệp truyền thống, bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan mới bƣớc vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch lần thứ chín. Sau gần 50 năm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Thái Lan hiện đã trở thành một nƣớc công nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mới trong khu vực và trên thế giới. Trong suốt quá trình phát triển của mình, nhìn chung, Thái Lan đã duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá cao và chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc đảm bảo. Trong thời kỳ từ 1980 - 1986, tỷ lệ tăng trƣởng GDP của Thái Lan luôn giữ ở mức từ 4,8 - 5,5%/năm, một tốc độ tăng trƣởng khá trong thời kỳ đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tiếp theo đó đến giai đoạn từ 1987 - 1995, tốc độ gia tăng GDP đã tăng lên nhanh chóng, trung bình đạt 9%/năm. Giai đoạn tiếp theo từ 1996 - 1999, tác động cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á đã làm cho kinh tế Thái Lan chững lại, giảm từ 9,2% năm 1995 xuống còn 5,9% vào năm 1996.

Trong thời kỳ từ năm 1987 - 1996, tăng trƣởng nhanh của Thái Lan chủ yếu đạt đƣợc nhờ vào tăng vốn đầu vào, đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp không nhiều và có những biến động thất thƣờng.

Tăng trƣởng nhanh của Thái Lan thời kỳ trƣớc năm 1996 tiềm ẩn yếu tố kém bền vững, khi mà tăng trƣởng nhanh gắn liền với sự gia tăng không ngừng và quá ào ạt của vốn vật chất đầu vào. Ngay từ những năm 1960, cùng với việc thực thi chiến lƣợc công nghiệp hóa, khu vực chế tạo của nƣớc này đã đƣợc bảo hộ và phát triển mạnh. Đến sau 1985, khi nền kinh tế mở cửa hơn, cơ cấu công nghiệp chuyển mạnh từ hƣớng sử dụng nhiều lao động sang các ngành sử dụng nhiều vốn, do giai đoạn này dòng chảy của vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đổ vào Thái Lan ồ ạt. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 làm cho nền kinh tế tăng trƣởng âm, yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp suy giảm mạnh.

Tăng trƣởng kinh tế của Thái Lan dựa chủ yếu vào tăng nguồn vốn đầu vào. Tỷ lệ đầu tƣ trên GDP những năm trƣớc khủng hoảng tài chính, tiền tệ năm 1997 khá cao, thậm chí rất cao (nhiều năm trên 40%). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn của Thái Lan lại thấp, với chỉ số ICOR trong nhiều thập kỷ gần đây thƣờng xuyên ở mức cao trên 5. Cơ cấu đầu tƣ của Thái Lan trong thời kỳ này có sự thiên lệch lớn. Thái Lan quá tập trung đầu tƣ cho ngành công nghiệp chế tạo và xây dựng kết cấu hạ tầng, dẫn đến sự mất cân xứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong đầu tƣ đối với nông nghiệp; trong khi nông nghiệp vẫn là ngành vẫn chiếm phần lớn lực lƣợng lao động.

Hiện nay, ngành dịch vụ đang là một trong những ƣu tiên phát triển kinh tế của Thái Lan, trong đó du lịch là ngành mũi nhọn trong lĩnh vực dịch vụ. Du lịch Thái Lan tăng trƣởng mạnh và liên tục từ sau năm 1991. Sự thành công trên đã khiến du lịch trở thành ngành có doanh thu cao nhất, chiếm 6% GDP của Thái Lan. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngành công nghiệp không khói này của Thái Lan đã và đang gặp nhiều khó khăn do nạn dịch SARS, đại dịch cúm gia cầm, sóng thần... Để khôi phục du lịch, Chính phủ Thái Lan đã đƣa ra nhiều chính sách thu hút khách du lịch, trong đó đặc biệt phải kể đến việc coi trọng khu vực kinh tế tƣ nhân, coi kinh tế tƣ nhân nhƣ là một trong những động lực phát triển kinh tế. Đây là một sự thay đổi hết sức kịp thời và phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế Thái Lan.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cách từ những năm 1960, kể từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ nhất ra đời năm 1962, nền kinh tế đã duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh. Bình quân tốc độ tăng GDP hàng năm là 9% cao hơn rất nhiều so tốc độ tăng bình quân của thế giới. Trong cùng thời gian công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trên 20% năm, dịch vụ tăng trên 14%/ năm. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh đã giúp cho Hàn Quốc giải quyết đƣợc nhiều vấn đề nhƣ giảm thất nghiệp, giảm tỷ lệ nghèo đói, giảm mức chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị.

- Tài trợ cho các nhu cầu đầu tƣ trƣớc tình hình kinh tế trong nƣớc kém phát triển, nguồn tích luỹ từ nội bộ ít, nguồn tài trợ bên ngoài giảm sút chính phủ đã khuyến khích đầu tƣ làm tăng việc sử dụng nguyên liệu trong công nghiệp, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, khuyến khích du nhập công nghệ kỹ thuật mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sử dụng công cụ thuế và tăng cƣờng tiết kiệm của chính phủ, sử dụng công cụ thuế nhƣ một công cụ kích thích đầu tƣ, tăng cƣờng sử dụng chính sách lãi suất thấp, chính phủ đƣa ra các điều kiện để hoàn lại vốn và trả lãi cho các nhà đầu tƣ. Để tập trung vốn cho phát triển các ngành mũi nhọn.

1.4.1.4. Kinh nghiệm của Anh

Học thuyết Mác đã nhận định là sự tích luỹ tƣ bản nguyên thuỷ nhất thiết phải diễn ra trƣớc khi có sự phát triển kinh tế. Cơ sở thực tiễn của học thuyết này bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển kinh tế của nƣớc Anh, nơi mà buôn bán, bóc lột thuộc địa và một số hình thức khác đã tạo cho nƣớc Anh có đƣợc nguồn vốn tích luỹ khổng lồ. Đến cuối thế kỷ XIX nguồn vốn tích luỹ của nƣớc Anh biến thành tƣ bản đầu tƣ vào công nghiệp. Từ thực tiễn đó cho thấy, trƣớc cách mạng công nghiệp nƣớc Anh đã trải qua chủ nghĩa tƣ bản thƣơng mại hàng thế kỷ. Nhƣ vậy, con đƣờng và giải pháp cơ bản để tạo dựng vốn đầu tƣ vào công nghiệp hoá và phát triển kinh tế là phát triển mạnh tự do thƣơng mại nhằm tạo ra từ tích luỹ nội bộ nền kinh tế kết hợp với sự cƣớp bóc từ các nƣớc thuộc địa.

1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang

- Mở rộng và phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy sự năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành và nhân dân. Luôn giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trƣờng thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạnh hợp tác, mở rộng liên doanh, liên kết, tận dụng thời cơ thu hút đầu tƣ; tập trung vốn cho phát triển các ngành thuộc tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và tăng cƣờng vai trò điều tiết của nhà nƣớc trong nền kinh tế quốc dân, mở rộng thị trƣờng; tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ƣơng và tập trung huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

- Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là tăng cƣờng sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phƣơng phục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ cho sản xuất công nghiệp, khuyến khích việc đầu tƣ công nghệ kỹ thuật mới để tạo ra giá trị sản phẩm cao hơn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; bên cạnh đó chú trọng phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Tiếp tục rà soát để xây dựng cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng đồng bộ và đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất,... để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.

- Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang hiện nay nhƣ thế nào ?

Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang là gì ?

Giải pháp nào là cần thiết để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các công trình nghiên cứu trƣớc đó; tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, các hội nghị tổng kết của các đơn vị, cơ quan trong tỉnh; và thông tin thông qua các tạp chí chuyên ngành thống kê, báo chí, internet…

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu và biểu đồ minh họa; một số thông tin sẽ đƣợc kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Đề tài kết hợp nhiều phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp thống kê mô tả (phân tổ dữ liệu, trình bày dữ liệu bằng bảng biểu, đồ thị thống kê và sơ đồ…), phân tích, so sánh, đánh giá, mô hình hóa...; phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian; phƣơng pháp chỉ số…

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Phù hợp với các nội dung trên và xuất phát từ điều kiện thực tế về hệ thống chỉ tiêu thống kê và nguồn số liệu hiện có, đề tài chỉ đi sâu vào đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một số nhóm chỉ tiêu thống kê phù hợp để phản ánh thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Tuyên Quang xét theo góc độ kinh tế và một số nội dung về xã hội và môi trƣờng.

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá nội dung bên trong (nội tại) của tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế

2.3.1.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quan hệ về sự biến đổi của các bộ phận cấu thành với biến đổi chung của tổng thể

Việc xác định các bộ phận cấu thành và tổng thể chung chỉ có ý nghĩa tƣơng đối, phụ thuộc vào đặc điểm của hiện tƣợng và mục đích nghiên cứu. Các bộ phận cấu thành ở đây có thể là các loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm với giá trị chung; có thể là các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh với một ngành; có thể là các ngành, nhóm ngành, các khu vực kinh tế, loại hình sản xuất với toàn nền kinh tế quốc dân ở phạm vi toàn quốc hay một tỉnh, thành phố; có thể là các tỉnh, thành phố, các vùng với chung toàn quốc,... Có nhiều loại chỉ tiêu phản ánh quan hệ về sự biến đổi của các bộ phận cấu thành với sự biến động chung của tổng thể nhƣ đã trình bày ở trên. Ở đây chỉ trình bày 3 loại đặc trƣng nhất nhƣ sau:

a. Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất chung do đóng góp của các bộ phận cấu thành

Nếu gọi kết quả sản xuất (giá trị tăng thêm hoặc tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh) trong phạm vi tổng thể chung là Y, và của từng bộ phận cấu thành là yj (j = 1, 2,… n chỉ số thứ tự các bộ phận cấu thành) ta có:

Công thức tính:

+ Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất nói chung (đóng góp của tất cả các bộ phận cấu thành). 0 0 1 0 Y Y Y Y Y Y I  ; (1)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 0 j 1 j 0 j Y Y y y Y i ; (2) Trong đó:

0 ký hiệu cho kỳ gốc và 1 ký hiệu cho thời kỳ báo cáo Từ 1 và 2 có thể thiết lập quan hệ sau:

n 1 j j Y i I  vì n 1 j j Y ; (3)

b. Cơ cấu đóng góp của các bộ phận cấu thành trong tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất (dj) Y j j I i d  ; (4)

c. Chỉ số đặc trương quan hệ so sánh giữa tốc độ tăng những sản phẩm hoặc những ngành chủ yếu và tốc độ tăng kết quả sản xuất nói chung

Gọi Iy/c- tốc độ tăng những sản phẩm hoặc những ngành chủ yếu và Y

I

 - tốc độ tăng kết quả sản xuất nói chung, ta sẽ có công thức tính chỉ số đặc trƣng quan hệ so sánh giữa tốc độ tăng những sản phẩm hoặc những ngành chủ yếu và tốc độ tăng chung kết quả sản xuất (Is)

Y c / y s I I I   ; (5)

Is > 1 nghĩa là kết quả sản xuất ra những sản phẩm chủ yếu, những sản phẩm cốt kế dân sinh hoặc những ngành chủ yếu tăng cao hơn kết quả sản xuất những sản phẩm khác hoặc các ngành khác thì là tốt, chất lƣợng tăng trƣởng theo xu thế đó là cần thiết và rất có ý nghĩa. Ngƣợc lại, nếu Is

< 1 thì chất lƣợng tăng trƣởng chƣa tƣơng xứng với tăng lên của khối lƣợng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh tuyên quang (Trang 30)