Đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh tuyên quang (Trang 82 - 86)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.Đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang

3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ổn định kinh tế vĩ mô bƣớc đầu thể hiện đƣợc vai trò quan trọng trong điều hành nền kinh tế thị trƣờng của Tuyên Quang. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh những năm qua tiếp tục tăng trƣởng khá và tƣơng đối toàn diện, hài hoà với phát triển văn hoá xã hội, chăm lo đời sống nhân dân.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GRDP.

- Cơ sở hạ tầng tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhất là các vùng nông thôn. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp có chuyển biến mạnh, phát triển vững chắc, hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh.

- Hoạt động tài chính, tín dụng điều hành ngân sách có nhiều tiến bộ; khoa học công nghệ, tài nguyên môi trƣờng đƣợc quan tâm phục vụ thiết thực, hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Các thành phần kinh tế tiếp tục đƣợc tạo điều kiện phát triển và bình đẳng trƣớc pháp luật. Cơ cấu thành phần kinh tế đã và đang có sự chuyển dịch theo quan điểm phát triển đa sở hữu với nhiều thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó đã đem lại cho nền kinh tế có sự tăng trƣởng nhanh, đạt đƣợc những mặt tích cực của mục tiêu phát triển bền vững.

- Xoá đói giảm nghèo đạt đƣợc những chuyển biến rất tích cực, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời liên tục tăng do tốc độ tăng GRDP luôn cao hơn hẳn so với tốc độ tăng dân số của cùng thời kỳ. Đây là một dấu hiệu tốt cho chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang, đặc biệt về khía cạnh cạnh tranh: Thu nhập bình quân đầu ngƣời cao sẽ là cơ hội để nâng cao chất lƣợng dân số, chất lƣợng nguồn lao động cả về mặt sức khỏe lẫn trình độ chuyên môn, từ đó tạo đƣợc điều kiện cạnh tranh hơn về năng suất và hiệu quả.

- Chất lƣợng công tác giáo dục và đào tạo, chất lƣợng khám chữa bệnh không ngừng đƣợc cải thiện từng bƣớc đáp ứng nhu cầu của nhân dân; đã chú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trọng nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với thị trƣờng lao động, giải quyết việc làm.

3.3.1.2. Nguyên nhân

- Các cấp, các ngành, các địa phƣơng đã tích cực đổi mới lề lối, phƣơng thức hoạt động; vận dụng sáng tạo các cơ chế chính sách của nhà nƣớc vào điều kiện thực tế của địa phƣơng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo chỉ đạo của Chính phủ.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện bốn khâu đột phá và xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm nhƣ: Giá trị sản xuất công nghiệp, làm đƣờng giao thông nông thôn, phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bảo đảm an sinh xã hội...; tập trung vào những vấn đề khó khăn, vƣớng mắc của cơ sở để chỉ đạo, điều hành và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.

- Chủ động có các biện pháp tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc, nhất là khó khăn về nguyên, nhiên, vật liệu, vốn, thị trƣờng tiêu thụ để duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh. Quan tâm chỉ đạo, có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, bảo đảm đời sống của nhân dân.

- Thƣờng xuyên chăm lo, bảo đảm đời sống của nhân dân nhất là ở vùng còn nhiều khó khăn. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, chính sách của nhà nƣớc cho các hộ chế độ chính sách.

3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1. Những tồn tại

- Kinh tế phát triển chƣa ổn định và bền vững, quy mô nhỏ; một số sản phẩm công nghiệp, nông lâm nghiệp tăng trƣởng thấp...; sản xuất hàng hóa phát triển chƣa mạnh, sức cạnh tranh thấp, chƣa có thƣơng hiệu. Tƣ duy và chỉ đạo phát triển kinh tế dịch vụ và sản xuất hàng hóa ở một số ngành, địa phƣơng còn hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chƣa đƣợc tập trung đầu tƣ; chƣa có nhiều thuận lợi để thu hút nhà đầu tƣ. Công tác thu hút đầu tƣ còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chƣa cao.

- Tiến độ triển khai một số dự án và giải ngân vốn xây dựng cơ bản, vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia, công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng còn chậm, ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dung vốn đầu tƣ.

- Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Chất lƣợng giáo dục đào tạo có mặt còn hạn chế. Chất lƣợng giảm nghèo chƣa thật sự bền vững; đời sống của một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn.

- Thủ tục hành chính về đất đai, cấp phép đầu tƣ, xây dựng còn phức tạp; cơ chế điều hành vẫn còn bất cập, mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Thực hiện các quy định về trách nhiệm quản lý địa bàn (đất đai, lâm sản, khoáng sản, an ninh trật tự...) thực hiện chƣa nghiêm có nơi còn sai phạm, việc đánh giá cán bộ chƣa gắn với trách nhiệm quản lý địa bàn.

3.3.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu

a. Nguyên nhân khách quan

- Do Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ của tỉnh hiện tại chƣa thuận lợi trong việc thu hút đầu tƣ so với nhiều tỉnh, thành phố khác.

- Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nƣớc, tình hình lạm phát, giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao.

- Vốn do Trung ƣơng cấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển; thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hƣởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều cố gắng nhƣng một số nơi còn chậm, hiệu quả chƣa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ở một số địa phƣơng việc nhận thức về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chƣa sát với thực tế, muốn tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nhƣng các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện tại chƣa thích ứng, trong khi điều kiện để phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản lại là lợi thế và là thế mạnh, nhƣng việc đầu tƣ còn rất hạn chế nên ảnh hƣởng đến việc duy trì và nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng chung của toàn tỉnh.

- Thành phần kinh tế nhà nƣớc là thành phần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ nhiều nhất nhƣng lại không phải là thành phần có tỷ lệ đóng góp GRDP cao. Thành phần kinh tế nƣớc ngoài nhỏ bé nên chƣa phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi. Kinh tế cá thể quy mô nhỏ, sản xuất chủ yếu là thủ công, phân tán nhỏ lẻ, hiệu quả, năng suất thấp nhƣng lại chiếm tỷ trọng cao. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế chung của nền kinh tế.

- Tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, việc huy động và sử dụng nguồn vốn địa phƣơng còn hạn chế; chƣa khai thác đƣợc các lợi thế sẵn có của tỉnh để đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng chƣa đồng bộ, còn khó khăn đối với thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội, năng lực cạnh tranh kém, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp.

Chƣơng 4

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh tuyên quang (Trang 82 - 86)