Đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh tuyên quang (Trang 82)

5. Bố cục của đề tài

3.3.Đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang

3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ổn định kinh tế vĩ mô bƣớc đầu thể hiện đƣợc vai trò quan trọng trong điều hành nền kinh tế thị trƣờng của Tuyên Quang. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh những năm qua tiếp tục tăng trƣởng khá và tƣơng đối toàn diện, hài hoà với phát triển văn hoá xã hội, chăm lo đời sống nhân dân.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GRDP.

- Cơ sở hạ tầng tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhất là các vùng nông thôn. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp có chuyển biến mạnh, phát triển vững chắc, hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh.

- Hoạt động tài chính, tín dụng điều hành ngân sách có nhiều tiến bộ; khoa học công nghệ, tài nguyên môi trƣờng đƣợc quan tâm phục vụ thiết thực, hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Các thành phần kinh tế tiếp tục đƣợc tạo điều kiện phát triển và bình đẳng trƣớc pháp luật. Cơ cấu thành phần kinh tế đã và đang có sự chuyển dịch theo quan điểm phát triển đa sở hữu với nhiều thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó đã đem lại cho nền kinh tế có sự tăng trƣởng nhanh, đạt đƣợc những mặt tích cực của mục tiêu phát triển bền vững.

- Xoá đói giảm nghèo đạt đƣợc những chuyển biến rất tích cực, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời liên tục tăng do tốc độ tăng GRDP luôn cao hơn hẳn so với tốc độ tăng dân số của cùng thời kỳ. Đây là một dấu hiệu tốt cho chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang, đặc biệt về khía cạnh cạnh tranh: Thu nhập bình quân đầu ngƣời cao sẽ là cơ hội để nâng cao chất lƣợng dân số, chất lƣợng nguồn lao động cả về mặt sức khỏe lẫn trình độ chuyên môn, từ đó tạo đƣợc điều kiện cạnh tranh hơn về năng suất và hiệu quả.

- Chất lƣợng công tác giáo dục và đào tạo, chất lƣợng khám chữa bệnh không ngừng đƣợc cải thiện từng bƣớc đáp ứng nhu cầu của nhân dân; đã chú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trọng nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với thị trƣờng lao động, giải quyết việc làm.

3.3.1.2. Nguyên nhân

- Các cấp, các ngành, các địa phƣơng đã tích cực đổi mới lề lối, phƣơng thức hoạt động; vận dụng sáng tạo các cơ chế chính sách của nhà nƣớc vào điều kiện thực tế của địa phƣơng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo chỉ đạo của Chính phủ.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện bốn khâu đột phá và xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm nhƣ: Giá trị sản xuất công nghiệp, làm đƣờng giao thông nông thôn, phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bảo đảm an sinh xã hội...; tập trung vào những vấn đề khó khăn, vƣớng mắc của cơ sở để chỉ đạo, điều hành và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.

- Chủ động có các biện pháp tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc, nhất là khó khăn về nguyên, nhiên, vật liệu, vốn, thị trƣờng tiêu thụ để duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh. Quan tâm chỉ đạo, có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, bảo đảm đời sống của nhân dân.

- Thƣờng xuyên chăm lo, bảo đảm đời sống của nhân dân nhất là ở vùng còn nhiều khó khăn. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, chính sách của nhà nƣớc cho các hộ chế độ chính sách.

3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1. Những tồn tại

- Kinh tế phát triển chƣa ổn định và bền vững, quy mô nhỏ; một số sản phẩm công nghiệp, nông lâm nghiệp tăng trƣởng thấp...; sản xuất hàng hóa phát triển chƣa mạnh, sức cạnh tranh thấp, chƣa có thƣơng hiệu. Tƣ duy và chỉ đạo phát triển kinh tế dịch vụ và sản xuất hàng hóa ở một số ngành, địa phƣơng còn hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chƣa đƣợc tập trung đầu tƣ; chƣa có nhiều thuận lợi để thu hút nhà đầu tƣ. Công tác thu hút đầu tƣ còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chƣa cao.

- Tiến độ triển khai một số dự án và giải ngân vốn xây dựng cơ bản, vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia, công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng còn chậm, ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dung vốn đầu tƣ.

- Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Chất lƣợng giáo dục đào tạo có mặt còn hạn chế. Chất lƣợng giảm nghèo chƣa thật sự bền vững; đời sống của một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn.

- Thủ tục hành chính về đất đai, cấp phép đầu tƣ, xây dựng còn phức tạp; cơ chế điều hành vẫn còn bất cập, mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Thực hiện các quy định về trách nhiệm quản lý địa bàn (đất đai, lâm sản, khoáng sản, an ninh trật tự...) thực hiện chƣa nghiêm có nơi còn sai phạm, việc đánh giá cán bộ chƣa gắn với trách nhiệm quản lý địa bàn.

3.3.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu

a. Nguyên nhân khách quan

- Do Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ của tỉnh hiện tại chƣa thuận lợi trong việc thu hút đầu tƣ so với nhiều tỉnh, thành phố khác.

- Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nƣớc, tình hình lạm phát, giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao.

- Vốn do Trung ƣơng cấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển; thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hƣởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều cố gắng nhƣng một số nơi còn chậm, hiệu quả chƣa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ở một số địa phƣơng việc nhận thức về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chƣa sát với thực tế, muốn tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nhƣng các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện tại chƣa thích ứng, trong khi điều kiện để phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản lại là lợi thế và là thế mạnh, nhƣng việc đầu tƣ còn rất hạn chế nên ảnh hƣởng đến việc duy trì và nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng chung của toàn tỉnh.

- Thành phần kinh tế nhà nƣớc là thành phần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ nhiều nhất nhƣng lại không phải là thành phần có tỷ lệ đóng góp GRDP cao. Thành phần kinh tế nƣớc ngoài nhỏ bé nên chƣa phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi. Kinh tế cá thể quy mô nhỏ, sản xuất chủ yếu là thủ công, phân tán nhỏ lẻ, hiệu quả, năng suất thấp nhƣng lại chiếm tỷ trọng cao. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế chung của nền kinh tế.

- Tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, việc huy động và sử dụng nguồn vốn địa phƣơng còn hạn chế; chƣa khai thác đƣợc các lợi thế sẵn có của tỉnh để đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng chƣa đồng bộ, còn khó khăn đối với thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội, năng lực cạnh tranh kém, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp.

Chƣơng 4

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG

4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 kinh tế giai đoạn 2011 - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV (giai đoạn 2011 - 2015) đã xác định tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, phấn đấu tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; sớm đƣa Tuyên Quang thoát khỏi tình trạng kém phát triển và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc.

Tập trung vào 04 khâu đột phá:

(1) Huy động nguồn lực đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông.

(2) Phát triển mạnh công nghiệp, tập trung công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến sâu khoáng sản.

(3) Phát triển kinh tế du lịch.

(4) Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

4.1.2. Định hướng

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV đã xác định phƣơng châm "Ổn định hài hoà, tập trung đột phá, khai thác tiềm năng, hội nhập phát triển", huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế bảo đảm chất lƣợng, hiệu quả và tính bền vững; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nhanh và đa dạng hoá các ngành dịch vụ; phát triển nông, lâm nghiệp vững chắc theo hƣớng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trƣờng.

Nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hoá - xã hội, nhất là giáo dục, đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân lực, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chú trọng bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững; chủ động hội nhập và hợp tác phát triển. Tăng cƣờng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị gắn với đẩy mạnh Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

4.1.3. Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2015

- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm trên 14%.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Công nghiệp, xây dựng 38%; các ngành dịch vụ 37%; nông lâm nghiệp 25%.

- Đến năm 2015, GDP bình quân đạt trên 1.300 USD/ngƣời (tương đương 26,8 triệu đồng).

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 6.500 tỷ đồng, tăng bình quân trên 23%/năm.

- Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt trên 1.400 tỷ đồng, tăng bình quân 17%/năm; trong đó thu cân đối ngân sách địa phƣơng đạt trên 1.000 tỷ đồng.

- Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 25 triệu USD.

- Duy trì 100% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45%, trong đó qua đào tạo nghề đạt trên 27%.

- Trên 75% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa; trên 70% số thôn, bản, tổ nhân dân đạt chuẩn văn hóa.

- Tạo việc làm mới cho trên 80.000 lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân 3 - 4%/năm.

- Tỷ lệ che phủ của rừng trên 60%; hầu hết dân cƣ thành thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch, 75% dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế, trên 90% chất thải rắn thông thƣờng đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn.

4.2. Dự kiến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế và bền vững; thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện các lĩnh vực đột phá về công nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hoá và phát triển mạnh du lịch; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân; tăng cƣờng công tác bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc và phấn đấu đạt mức trung bình của cả nƣớc.

4.2.2. Dự kiến một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2020

(1) Tốc độ tăng GRDP bình quân trên 8%/năm.

(2) Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp - xây dựng: 41,6%; các ngành dịch vụ: 39,1%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 19,3%.

(3) GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 2.000 USD/năm.

(4) Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định năm 2010 đạt 17.600 tỷ đồng, tăng bình quân 11,5%/năm. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 97%.

(5) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân trên 4%/năm.

(6) Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt trên 1.670 tỷ đồng, trong đó số thu cân đối ngân sách nhà nƣớc 1.600 tỷ đồng.

(7) Giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt trên 136 triệu USD.

(8) Duy trì 100% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn phổ cập mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, trong đó qua đào tạo nghề trên 37%.

(9) Trên 90% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; trên 80% số thôn, bản, tổ nhân dân đạt chuẩn văn hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(10) Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi xuống 13,5%; 80% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; có 25 giƣờng bệnh/10.000 dân.

(11) Tạo việc làm cho trên 100.000 lao động.

(12) Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân 3 - 4%/năm.

(13)Về môi trƣờng: Tỷ lệ che phủ của rừng trên 60%; 98% dân cƣ thành thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch, 95% dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế; trên 90% chất thải rắn thông thƣờng đƣợc xử lý theo quy định.

4.3. Các giải pháp để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020 Quang giai đoạn 2016 - 2020

4.3.1. Hoàn thiện môi trường chính sách

- Tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách của tỉnh đã ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng và bảo đảm theo quy định. Đơn giản hóa thủ tục hành chính bảo đảm thực chất, gọn nhẹ, hiệu quả và nâng cao chất lƣợng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến ngƣời dân và doanh nghiệp.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách của tỉnh liên quan đến doanh nghiệp; bãi bỏ, chỉnh sửa những nội dung không hợp lý,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh tuyên quang (Trang 82)