0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tập trung phát triển và nâng cao kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 99 -99 )

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh

4.3.6. Tập trung phát triển và nâng cao kết cấu hạ tầng

- Tập trung huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm, công trình giao thông, hạ tầng đô thị, công trình thủy lợi theo quy hoạch. Quy hoạch và đầu tƣ phát triển hạ tầng đô thị ở các huyện; hoàn thành đầu tƣ hạ tầng thiết yếu của trung tâm huyện lỵ Yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơn; tập trung đầu tƣ xây dựng trung tâm huyện lỵ Lâm Bình. Tiếp tục đầu tƣ, chỉnh trang đô thị thành phố Tuyên Quang; quan tâm đầu tƣ các công trình hạ tầng vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Chú trọng đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông, trọng tâm là đƣờng Hồ Chí Minh (đoạn qua tỉnh Tuyên Quang), cầu Tình Húc (thành phố Tuyên Quang),... Triển khai xây dựng đƣờng cao tốc nối thành phố Tuyên Quang với đƣờng cao tốc Lào Cai - Hải Phòng, đƣờng sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái, đƣờng quốc lộ 37B, quốc lộ 2B; chuẩn bị các điều kiện để triển khai đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng vành đai I, vành đai II, nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100% các tuyến đƣờng từ trung tâm xã đến trung tâm các thôn, bản.

- Tiếp tục đầu tƣ phát triển hệ thống thủy lợi, nâng cao năng lực tƣới và hạn chế thiệt hại do thiên tai; xây dựng, cải tạo các công trình hồ chứa đa năng, công trình kè sông đoạn qua các khu đô thị; tu sửa, nâng cấp, quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi. Tập trung đầu tƣ một số công trình văn hóa, thể thao thiết yếu nhƣ: Cụm tƣợng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang gắn với Quảng trƣờng Nguyễn Tất Thành (giai đoạn II), sân vận động, nhà luyện tập, thi đấu thể thao và các công trình trọng điểm khác. Huy động nguồn lực cải tạo, phát triển và quản lý, sử dụng hiệu quả, an toàn lƣới điện; đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng các công trình cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp với từng vùng.

4.3.7. Gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội

4.3.7.1. Giải quyết công ăn việc làm

- Tập trung thực hiện quy hoạch và nâng cấp trung tâm dạy nghề huyện Chiêm Hóa, huyện Sơn Dƣơng thành trƣờng trung cấp nghề; tiếp tục nâng cao năng lực đào tạo nghề, chất lƣợng hoạt động của Trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuật và Công nghệ. Thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình lao động, việc làm giai đoạn 2011 - 2015. Tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; chủ động tìm kiếm và phát triển thị trƣờng lao động, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Phát triển các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề gắn với tƣ vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho ngƣời lao động; triển khai có hiệu quả Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và dự án về dạy nghề thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

4.3.7.2. Xoá đói giảm nghèo bền vững

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững theo hƣớng tạo điều kiện để ngƣời nghèo tự vƣơn lên thoát nghèo

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, để nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân; thực hiện tốt các lĩnh vực an sinh xã hội. Thƣờng xuyên rà soát, nắm chắc tình hình đời sống của nhân dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo, thực hiện các biện pháp hỗ trợ, không để xảy ra tình trạng thiếu đói; triển khai có hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế đối với ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách theo quy định.

4.3.7.3. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

- Tiếp tục đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trong các trƣờng học đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật đặc biệt là tay nghề, bậc thợ cao; đồng thời có chính sách ƣu đãi để thu hút lao động có chất lƣợng, tay nghề cao, cán bộ tri thức có năng lực chuyên môn đến và ở lại với Tuyên Quang. Tạo bƣớc chuyển biến căn bản và toàn diện về chất lƣợng giáo dục, đào tạo, xây dựng xã hội học tập, tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch xây dựng xã hội hóa học tập tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020; tiếp tục đầu tƣ cơ sở vật chất cho việc dạy và học của Trƣờng Đại học Tân Trào; nâng cấp hệ thống các trƣờng nghề và trƣờng chuyên nghiệp. Củng cố, sắp xếp mạng lƣới trƣờng, lớp để hệ thống giáo dục phát triển toàn diện. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động nguồn lực đầu tƣ cơ sở vật chất ngành giáo dục và đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân học tập, chú trọng điều kiện học tập ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4.3.7.4. Nâng cao chất lượng y tế, chăm sóc sức khoẻ

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cƣờng áp dụng chế độ luân phiên cán bộ y tế giúp tuyến dƣới nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế theo hƣớng chuyên ngành, cân đối giữa các chuyên khoa; chú trọng đào tạo để có đội ngũ cán bộ là trƣởng, phó khoa của bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế huyện đạt trình độ chuyên khoa cấp I trở lên; chăm sóc sức khoẻ và công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các đối tƣợng chính sách; đầu tƣ nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở khám chữa bệnh. Đầu tƣ nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành Trung tâm khám chữa bệnh kỹ thuật cao.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân số, gia đình; quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh phòng chống các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm trong cộng đồng. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thông qua việc khuyến khích mở các cơ sở khám chữa bệnh bán công, tƣ nhân, phát triển dịch vụ y tế kỹ thuật cao; tăng cƣờng huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế.

4.3.8. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm môi trường

- Quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên; thực hiện đồng bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trƣờng, tài nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nƣớc. Tăng cƣờng quản lý, kiểm tra, giám sát về tài nguyên và môi trƣờng, các tổ chức, cá nhân, các dự án đầu tƣ sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

- Xây dựng các dự án xử lý rác thải tập trung, xử lý nƣớc thải đô thị; bảo đảm khu công nghiệp của tỉnh có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng; xử lý cơ bản các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng; thu gom, xử lý các rác thải nguy hại, rác thải rắn, nƣớc thải y tế.

- Thực hiện xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ đa dạng sinh học. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho cộng đồng, chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu.

4.4. Kiến nghị

Để có thể tiếp tục nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 cần:

- Chú trọng đến hiệu quả của việc đầu tƣ, trong đó cần quan tâm đến đầu tƣ thuộc lĩnh vực của Nhà nƣớc, không nên quá phụ thuộc vào việc tăng vốn đầu tƣ; mà cần chủ động triển khai những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn nhƣ: Thực hiện việc đào tạo nâng cao tay nghề ngƣời lao động cũng nhƣ trình độ, năng lực của cán bộ quản lý để tạo ra năng suất lao động cao hơn, khuyến khích việc cải tiến qui trình sản xuất, giảm chi phí trung gian và các tiến bộ khoa học công nghệ để ngày một nâng cao năng suất lao động, tăng đóng góp của TFP vào tăng trƣởng. Bên cạnh đó cần nắm bắt nhu cầu thị trƣờng để kịp thời thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng và năng suất cao hơn, tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho các sản phẩm.

- Kinh tế của Tuyên Quang chủ yếu vẫn là nông, lâm nghiệp và thủy sản nên việc chuyển dịch cơ cấu cần gắn chặt với những điều kiện kinh tế - xã hội, vị thế vai trò và lợi thế cạnh tranh hiện có của địa phƣơng. Vì vậy, cần có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhận thức đúng đắn hơn về mục tiêu chuyển dịch kinh tế của các cấp, từ tỉnh đến các huyện: Có thể là toàn tỉnh cần có chuyển dịch nhanh hơn về cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nhƣng với từng địa phƣơng thì cần có bƣớc đi khác nhau. Những địa phƣơng có điều kiện phát triển nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ thì tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ phải tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn, nhƣng với các địa phƣơng có thế mạnh riêng có về nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hoặc thủy sản, trong khi điều kiện phát triển công nghiệp lại khó khăn thì không nhất thiết phải giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ để từng bƣớc làm tăng hiệu quả kinh tế và đảm bảo chất lƣợng tăng trƣởng chung của tỉnh một cách bền vững.

- Xem xét điều chỉnh lại cơ cấu trong nội bộ một số ngành kinh tế nhƣ: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phải quy hoạch và ƣu tiên đầu tƣ cho những loại cây, con có thế mạnh vƣợt trội và đặc biệt là phải tăng nhanh hơn tỷ trọng của ngành dịch vụ của khu vực này; ngành công nghiệp phải từng bƣớc giảm tỷ trọng của một số ngành có hàm lƣợng công nghệ thấp, tăng nhanh các ngành có hàm lƣợng công nghệ cao, tiêu tốn ít nguyên liệu và sử dụng công nghệ tiên tiến.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những bất cập về cơ cấu của các thành phần kinh tế; có cơ chế, chính sách để khuyến khích và khai thác thế mạnh của các thành phần kinh tế góp phần nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế chung toàn tỉnh; đồng thời, cần tăng cƣờng và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với mỗi thành phần kinh tế, loại hình sở hữu, để các thành phần kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu đề ra.

- Chú trọng đầu tƣ cho y tế, giáo dục bằng cách huy động từ nhiều nguồn khác nhau; đồng thời tăng cƣờng công tác quản lý đối với chất lƣợng dịch vụ y tế, giáo dục bằng các biện pháp cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động để họ có cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm và thực hiện quyết liệt hơn các giải pháp nhằm tăng thêm việc làm, cải thiện đời sống dân cƣ, nhất là lao động khu vực nông thôn. - Rà soát và bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ cam kết về bảo vệ môi trƣờng. Tích cực triển khai các biện pháp nhằm bảo về tài nguyên, khoáng sản và tiếp tục thực hiện phòng trào trồng cây, gây rừng, bảo vệ môi trƣờng sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Qua phân tích đánh giá có thể thấy những năm qua kinh tế của Tuyên Quang tiếp tục tăng trƣởng khá và tƣơng đối toàn diện, hài hoà với phát triển văn hoá xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GRDP. Cơ sở hạ tầng tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, một số lĩnh vực nhƣ giao thông, thông tin liên lạc phát triển khá mạnh; thƣơng mại, dịch vụ, du lịch có chuyển biến, tiềm năng du lịch bƣớc đầu đƣợc khai thác phát huy. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp có chuyển biến mạnh, phát triển vững chắc, bƣớc đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh. Hoạt động tài chính, tín dụng điều hành ngân sách có nhiều tiến bộ; khoa học công nghệ, tài nguyên môi trƣờng đƣợc quan tâm phục vụ thiết thực, hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các thành phần kinh tế tiếp tục đƣợc tạo điều kiện phát triển và bình đẳng trƣớc pháp luật. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc kinh tế Tuyên Quang vẫn còn những bất cập nhƣ: Kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng là cơ bản các yếu tố chiều sâu chƣa đƣợc khai thác một cách hợp lý và còn nhiều bất cập; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp còn chậm; thực hiện một số dự án đầu tƣ chƣa đạt tiến độ đề ra; sản lƣợng một số sản phẩm công nghiệp chƣa đạt kế hoạch; chậm xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu một số sản phẩm của tỉnh; mặt hàng xuất khẩu chƣa đa dạng, chất lƣợng, sức cạnh tranh chƣa cao. Chất lƣợng dịch vụ du lịch còn hạn chế, sản phẩm du lịch còn ít; năng lực thu hút đầu tƣ, năng lực cạnh tranh còn thấp; chất lƣợng giáo dục đào tạo và một số lĩnh vực văn hoá, xã hội chƣa cao...

Qua nghiên cứu Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang, bƣớc đầu đã căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung phản ánh mặt chất của tăng trƣởng, xác định đƣợc các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhóm chỉ tiêu, nguồn số liệu chủ yếu phục vụ việc phân tích, đồng thời đề xuất đƣợc những nội dung cơ bản và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.

Tuy nhiên, việc phân tích nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là một chủ đề hết sức rộng và phức tạp, hiện nay vẫn còn nhiều nội dung và chƣa có một khái niệm thống nhất, cũng chƣa có một thƣớc đo chuẩn nào để xem xét, đánh giá một nền kinh tế là tăng trƣởng đạt chất lƣợng hay chƣa đạt chất lƣợng; nguồn số liệu để tính toán các chỉ tiêu còn nhiều bất cập, chƣa đầy đủ; một số chỉ tiêu tính toán độ tin cậy chƣa cao... Với thời gian cho phép và khả năng tƣ duy có hạn nên đề tài cũng chƣa thể đƣa ra những giải pháp tối

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 99 -99 )

×