Những bất cập trong qui định về chi trang phục

Một phần của tài liệu Pháp luật chi phí hợp lý được khấu trừ xác định thu nhập chịu thuế TNDN (Trang 32 - 34)

Về vấn đề khống chế chi mua sắm trang phục thay cho quần áo bảo hộ lao động cũng có bất cập. Theo quy định tại phần B mục III, 6.2, TT 128, chi mua sắm trang phục thay cho quần áo bảo hộ lao động theo số thực chi nhng không quá 500.000 đồng/ngời/năm. Việc khống chế khoản chi này khi tính vào chi phí hợp lý để xác định mức độ nghĩa vụ thuế TNDN không ngoài mục đích hạn chế tình trạng các cơ sở kinh doanh thực hiện chi cho mục đích này từ các nguồn đài thọ khác nhng muốn đẩy vào chi phí hợp lý nhằm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập. Nhng một thực tế cho thấy không phải tất cả các DN đều có nhu cầu mua sắm trang phục thay cho quần áo bảo hộ lao động mà có việc mua sắm đi nữa thì mức chi đó ở các DN khác nhau là không giống nhau vì nó còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của DN cũng nh tính chất đặc thù của ngành nghề sản xuất kinh doanh. Hơn nữa sự khống chế này có thể đẩy DN đứng trớc hai xu thế: một là, cố gắng khai thác triệt để mức khống chế để giảm mức độ nghĩa vụ thuế nếu số thực chi thấp hơn mức khống chế; hai là, nếu số thực chi cao hơn mức khống chế thì DN sẽ bị thiệt. Điều này ít nhiều đã làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của DN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.8. Những bất cập trong qui định về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, hoa hồng môi giới,.v.v. khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, hoa hồng môi giới,.v.v.

Trong nền kinh tế thị trờng ngày nay, thơng hiệu là nhân tố quan trọng để DN khẳng định vị trí và đẳng cấp của mình. Vì thế, các DN có xu hớng mở rộng quảng bá và khuếch đại hình ảnh của DN bằng cách thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại sản phẩm. Hiện nay, còn tồn tại rất nhiều ý kiến xung quanh việc khống chế tối đa không quá 10% tổng số chi phí đối với hoạt động này (riêng đối với hoạt động thơng nghiệp, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra).

chế này của chi phí quảng cáo, tiếp thị là hạn chế quyền tự do kinh doanh của DN. Bởi lẽ, chi phí quảng cáo, tiếp thị là một trong những khoản chi phí thực sự cần thiết cho việc quảng bá, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần của DN, nhằm thực hiện chiến lợc kinh doanh của DN, góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho DN. Mặt khác, quy định tỷ lệ khống chế là cha thật phù hợp với quan điểm tôn trọng tính tự chủ, tự quyết của DN. Mặc dù các DN đánh giá cao việc Luật thuế TNDN hiện hành tăng mức chi phí tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại từ 7% lên 10% tổng chi phí từ năm 2004, tuy nhiên, nhiều DN vẫn cho rằng, việc ấn định tỷ lệ chi phí tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại không phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo gánh nặng cho DN. Theo báo cáo của Nhóm công tác về Thuế thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp, hiện chỉ còn Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực không khấu trừ toàn bộ số tiền mà DN bỏ ra để thực hiện quảng cáo, tiếp thị.

Quan điểm thứ hai lại cho rằng: trên thực tế, chi phí quảng cáo tiếp thị chủ

yếu tập trung vào cơ sở sản xuất mới thành lập hoặc cơ sở sản xuất sản phẩm mới đa ra trên thị trờng. Đối với cơ sở sản xuất mới thành lập thì theo Luật thuế TNDN quy định ít nhất DN cũng đợc miễn thuế TNDN hai năm đầu, kể từ năm có thu nhập và giảm 50% thuế TNDN hai năm kế tiếp. Nh vậy, tỷ lệ khống chế 10% chi phí quảng cáo, tiếp thị không ảnh hởng gì đến cơ sở mới ra hoạt động. Đối với các cơ sở sản xuất mặt hàng mới thì cần chú ý là tỷ lệ 10% đợc tính trên tổng chi phí sản xuất sản phẩm (chiếm từ 75% đến 80% so với doanh thu bán ra) cho nên tỷ lệ 10% là con số rất lớn, có đơn vị tính ra đến hàng chục tỷ đồng (bằng 7,5 đến 8% doanh số bán ra). Thực tế ít có DN sản xuất nào chi hết tỷ lệ này cho công tác tiếp thị vì tỷ suất lợi nhuận trong cơ chế thị trờng thông thờng không thể cao đến mức để cho DN có thể chi cho quảng cáo nhiều nh thế.

Nh vậy, hiện nay xung quanh quy định về 10% tổng chi phí cho quảng cáo vẫn tồn tại những ý kiến trái ngợc nhau. Có nên chăng bỏ quy định này hay quy định “thoáng” hơn để tạo một môi trờng pháp lý thuận lợi đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các DN. Đó là một câu hỏi đặt ra cho các nhà lập pháp trong công tác nghiên cứu và dự liệu pháp luật.

Một vấn đề nữa cũng liên quan tới chi phí quảng cáo tiếp thị là các chi phí này đợc khống chế tối đa không quá 10% tổng các khoản chi từ khoản 1 đến khoản 10 Mục III.B,TT 128 còn TT 33 áp dụng cho DNNN nớc lại có quy định khác. TT 33 quy định các khoản chi này đối với DNNN đợc xác định theo thực tế

phát sinh (tiết b, điểm 1.5, khoản 1, mục II, phần C chơng II). Phải chăng có sự phân biệt giữa DNNN và các loại hình DN khác?

Một phần của tài liệu Pháp luật chi phí hợp lý được khấu trừ xác định thu nhập chịu thuế TNDN (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w