đối với tài sản riêng.
2.1.1.1. Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn
Trước khi kết hôn: là thời điểm chưa phát sinh quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ, giữa họ chưa có mối quan hệ về tài sản. Do đó, họ có toàn quyền sở hữu khối tài sản mà họ có được do lao động, hoạt động sản cuất kinh doanh hoặc được tặng cho, thừa kế; đó là quyền cơ bản của công dân được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013:
“1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.”
Trước khi kết hôn vợ chồng đều là những chủ thể độc lập với các quyền và nghĩa vụ hoàn toàn không có sự ràng buộc pháp lý trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình bằng tài sản và họ tạo ra được là tài sản riêng là một quy định hợp lý. Tài sản riêng có được trước khi kết hôn có thể là tài sản thu nhập do lao động; do chính công sức của vợ, chồng tạo ra theo tính chất nghề nghiệp hay công việc của mình; cũng có thể tài sản đó có được do chuyển quyền sở hữu của mình cho vợ, chồng thông qua các giao dịch dân sự31.
Ví dụ: đầu năm 2013 Hùng dùng tiền thưởng cuối năm của mình để mua một chiếc xe ô tô, giấy đăng ký quyền sở hữu ghi tên Hùng; năm 2014 Hùng kết hôn; đến cuối năm 2014 Hùng lại làm thủ tục ly hôn. Vậy khi chia tài san ly hôn thì sẽ ô tô vẫn là tài sản riêng của Hùng. Bởi vì xe ô tô là Hùng dùng tiền riêng của mình để mua trước khi kết hôn và giấy đăng ký quyền sở hữu xe vẫn chỉ đứng tên Hùng.
Ngoài ra, do vợ, chồng trước khi kết hôn với tư cách là cá nhân, theo quy định của pháp luật dân sự mà vợ, chồng có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với những tài sản phát sinh, dựa trên các căn cứ được quy định từ Điều