Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tâp II các quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Tr

Một phần của tài liệu TÀI SẢN RIÊNG VÀ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trang 59 - 64)

trường hợp tài sản riêng đó phát sinh hoa lợi, lợi tức là nguồn sống chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt tài sản phải có sự đồng ý của hai bên vợ, chồng. Do đó, anh Tuấn không được bán cửa hành khi chưa có sự đồng ý của chị Vân.

Quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định trực tiếp việc hạn chế định đoạt tài sản của chủ sở hữu, quyền định đoạt đối với tài sản được ghi nhận trong Hiến pháp cũng như trong Bộ luật Dân sự54. Lý do của sự hạn chế này nhằm mục đích bảo vệ đời sống chung của gia đình. Bởi, cuộc sống chung giữa vợ chồng đòi hỏi sự gắn kết lâu dài, bền vững, hạnh phúc theo mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập. Trách nhiệm vun đắp, xây dựng hạnh phúc gia đình, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, nuôi dưỡng giáo dục các con vì lợi ích của xã hội thuộc về cả hai vợ chồng. Họ cần phải sử dụng tài sản riêng của mình để tạo ra nguồn thu nhập nhằm bảo đảm cho cuộc sống gia đình tồn tại và phát triển. Sự thực là khi đem tài sản riêng của mình dùng vào để sử dụng chung cả hai bên vợ chồng đều cho là đúng, hợp tình, hợp lý; không cần một giấy tờ ghi nhận nào cả. Cả hai bên coi như là điều hiển nhiên và cũng có thể coi đó là sự thỏa thuận ngầm. Điều này hoàn toàn hợp lý cả về mặt đạo đức lẫn quy định pháp luật, xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân.

Tóm lại những hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì vợ,chồng có tài sản riêng đó cần phải căn nhắc khi sử dụng tài sản riêng. Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của vợ, chồng thì sự thảo thuận của vợ chồng phải tuân theo hình thức đó; cụ thể Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định:

“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa

54 Đoàn Thị Phương Diệp, Chế độ tài sản giữa vợ chồng trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sungLuật Hôn nhân và gia đình, http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/che-111o-tai-san- Luật Hôn nhân và gia đình, http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/che-111o-tai-san- giua-vo-chong-trong-du-thao-luat-sua-111oi-bo-sung-luat-hon-nhan-va-gia 111inh/ article_view? bstart:int=7&-C [Truy cập ngày 02/7/2015]

thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trườnghợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bốgiao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu”.

Cũng có nghĩa rằng, khi vợ chồng định đoạt tài sản riêng đó, cần phải có sự thỏa thuận với người kia là hợp ý nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình, là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm với gia đình. Vì vậy, người vợ hoặc chồng có tài sản riêng đó cần suy nghĩ cẩn thận vừa vì lợi ích riêng của mình, vừa vì lợi ích chung của gia đình. Quy định này xuất phát từ cách điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình đó là: các chủ thể khi thực hiện quyền của mình phải xuất phát từ lợi ích của gia đình, tào điều kiện để gia đình làm tốt chức năng của nó.

2.2.2. Tài sản riêng là chỗ ở chính của gia đình

Tương tự như việc hạn chế định đoạt tài sản đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình. Nhiều chế định hôn nhân và gia đình trong Bộ luật dân sự tiến bộ trên thế giới cũng có quy định về hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản riêng. Chẳng hạn, như bộ luật Dân sự cộng hòa Pháp cũng quy định về vấn đề này. Cụ thể để bảo vệ chổ ở của gia đình, khoản 3 Điều 215 Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp có quy định: “vợ, chồng không thể định đoạt những quyền đảm bảo về chổ ở của gia đình cũng như những đồ đạc trong nhà nếu không có sự đồng ý của bên kia”. Quy định này áp dụng cho các trường hợp, không phân biệt nhà ở đó là tài sản chung hay tài sản riêng.

Có trường hợp nhà ở và quyền sử dụng đất ở có nhà đó thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng và được sử dụng làm nơi ở duy nhất của gia

đình. Rõ ràng tài sản riêng trong trường hợp này được sử dụng chung, nhưng lại không phát sinh hoa lợi, lợi tức. Do đó, không chịu sự chi phối tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Chủ sở hữu có hay không quyền tự mình định đoạt hoặc xác lập các giao dịch quan trọng khác (Cho thuê, thế chấp) có đối tượng là nhà ở và quyền sử dụng đất ở đó mà không cần sự đồng ý của vợ (chồng) của mình? Thực tiễn chứng minh, dù nhà ở và quyền sử dụng đất ở có là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, sự đồng ý của cả vợ, chồng đối với việc chuyển nhượng hoặc xác lập các giao dịch quan trọng khác có đối tượng là các tài sản này luôn tỏ ra cần thiết55. Nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà được sử dụng làm nơi ở chính của gia đình phải được xem là tài sản đặc biệt. Một tài sản có quan hệ mật thiết với sự tồn vong của cuộc sống chung của vợ, chồng và nói chung là cuộc sống của cả gia đình.

Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên: “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Đồng thời quy định tại Điều 31 luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định giao dịch liên quan đến nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ, chồng: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng”. Như vậy, nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung. Trong trường hợp này, khi chủ sở hữu định đoạt tài sản, cần đảm bảo quyền được lưu cư 06 tháng của người còn lại. Nếu người không có nhà ở đã góp phần tài sản để sữa chữa, nâng cấp, xây

55 Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tâp II- các quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 270 quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 270

dựng... nhà ở thì chủ sở hữu phải hoàn trả chi phí đó. Theo quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: Trong trường hợp sau khi ly hôn nếu ngôi nhà là tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà sau khi ly hôn bên vợ hoặc chồng không phải là chủ sở hữu của ngôi nhà đó được phép lưu cư trong 06 tháng khi chưa tìm được chổ ở để có thời gian tìm chổ ở khác. Như vậy, trong thời hạn 06 tháng khi bên vợ, chồng tại căn nhà thì bên vợ, chồng là chủ sở hữu ngôi nhà không được phép bán ngôi nhà đó. Quy định trên là trường hợp làm hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ sau khi ly hôn.Việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện về nơi ở cho bên vợ, chồng không có chỗ ở có thể tìm được chổ ở trong thời gian nhất định.

Đây là trường hợp riêng biệt để hạn chế quyền định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản riêng. Tuy nhiên, một số quan điểm khác cho rằng cần nêu ra các trường hợp vợ, chồng bị mất khả năng nhận thức; không còn năng lực giao dịch dân sự do tai nạ, bệnh tật, tòa án tước quyền định đoạt...

Theo quy định của pháp luật: Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Sự thỏa thuận, bàn bạc ở đây vừa thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ tài sản, vừa thể hện sự đồng tâm nhất trí của vợ, chồng; sự tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ về nhân thân. Thực tế cho rằng, ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại khá phổ biến những tàn dư của tư tưởng mang nặng định kiến trọng nam, khinh nữ; đề cao vai trò của người chồng, nhất là ở khu vự miền núi, nông thôn, người chồng quyết định tất cả các vấn đề trong gia đình, trong đó có quyền định đoạt tài sản . Do vậy, việc quy định vợ cồng phải bàn bạc, thỏa thuận trước khi xác lập, thực hiện hay chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng có giá trị lớn thì điều cần thiết để tiếp tục bảo đảm nguyên tắc bình đẳng của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp người chồng không đạt được thỏa thuận với người vợ thì

hợp đồng dân sự bị coi là vô hiệu, không có giá trị pháp lý56. Quy định của điều luật một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, được tự do lên tiếng và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆNQUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN RIÊNG VÀ HẠN CHẾ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN RIÊNG VÀ HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG TRONG

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

3.1. Những điểm tiến bộ của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014trong việc ghi nhận tài sản riêng và việc hạn chế quyền định đoạt tài trong việc ghi nhận tài sản riêng và việc hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng

Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có đoạn:

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia

Một phần của tài liệu TÀI SẢN RIÊNG VÀ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trang 59 - 64)