Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tập II các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Tr 268-

Một phần của tài liệu TÀI SẢN RIÊNG VÀ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trang 89 - 90)

của người vợ sẽ bị Tòa án phản bác, đồng thời cuộc sống gia đình sẽ có thể bị ảnh hưởng.

Theo quan điểm của người viết: đáng lẽ ra luật nên quy định tài sản riêng phát sinh hoa lợi, lợi tức thường xuyên và hoa lợi, lợi tức đó là nguồn sống chủ yếu của gia đình của gia đình thì điều luật có thể dễ áp dụng trong trường hợp nêu trên; Nên tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình nên quy định: “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ”.

Thứ tư, quy định ghi nhận hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng, trong trường hợp quy định tại Điều 31 và khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Luật chỉ đòi hỏi sự thỏa thuận hay đồng ý của vợ chồng trong trường hợp cần sự định đoạt tài sản. Vợ hoặc chồng vẫn có quyền cho thuê, mượn tài sản, nói chung là quy định cách thức khai thác công dụng của tài sản, mà không cần sự đồng ý của người còn lại. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch không mang tính chất định đoạt tài sản (ví dụ: cho thuê tài sản để hưởng lợi tức) nhưng lại dẫn đến việc định đoạt tài sản ngoài ý muốn (ví dụ: Thế chấp, cầm cố tài sản thì trong trường hợp nghĩa vụ được đảm bảo không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ. Bên nhân cầm cố, thế hấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố)68; khi đó thì khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có được áp dụng không? Nếu khoản 4 Điều 44 trong trường hợp này không được áp dụng thì coi như một bên vợ hoặc chồng đã gián tiếp quyết định việc định đoạt tài sản riêng có hoa lợi, lợi tức là nguồn sống chủ yếu của gia đình, thì có thể ảnh hưởng đến đời sống chung của gia đình. Nhưng nếu điều luật được áp dụng thì hành vi của người chồng có được xem là hành vi định đoạt trái pháp luật tài

Một phần của tài liệu TÀI SẢN RIÊNG VÀ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w