Báo cáo số 92/2013/BC-TA ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ về hoạt động năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014 của ngành Tòa án nhân dân Thành

Một phần của tài liệu TÀI SẢN RIÊNG VÀ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trang 74 - 78)

Cần Thơ về hoạt động năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014 của ngành Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ

quyết 1.753/1.855 đơn/vụ)”65. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án hôn nhân và gia đình phải qua nhiều cấp xét xử; trong đó, đặc biệt phải nói đến sự thiếu sót trong công tác giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của các các Tòa án. Đó là việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu của vụ án chưa đầy đủ, chưa chính xác, thậm chí có nhiều trường hợp thiếu khách quan, xác định không đúng thẩm quyền; áp dụng sai điều luật dẫn đến xét xử không đúng. Ngoài ra, còn xuất phát từ chính nhận thức sai lầm của các đương sự về quyền lợi chính của mình nên đã kháng cáo, kháng nghị hoặc khỏi kiện yêu cầu Tòa án xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Bên cạnh thiếu sót trong việc ra các bản án, quyết định không phù hợp với pháp luật, tiến độ giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng nhiều trường hợp còn quá hạn luật định, thậm chí để kéo dài không giải quyết. Tòa án các cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã có nhiều cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền; số lượng các vụ việc đã giải quyết năm 2013 tăng hơn năm 2012; chất lượng giải quyết các vụ việc dân sự và hôn nhân gia đình đã được nâng lên; bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự; tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác giải quyết các vụ án dân sự nóichung trong toàn ngành.

3.2.2. Thực tiễn và kiến nghị hướng hoàn thiện quy định pháp luậtvề tài sản riêng của vợ, chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm về tài sản riêng của vợ, chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời, quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ta đặt dưới sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000; Qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp cho thấy, việc áp dụng những quy định pháp luật xác định tài sản riêng của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc hoặc thiếu sót. Theo đánh giá của Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa địa phương dễ gặp sai sót khi giải quyết án hôn nhân - gia đình ở khâu xác định tài sản chung, riêng của

65 Báo cáo số 05/BC-TA ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kếtcông tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân

vợ chồng; Nhiều bản án đã bị hủy, bị kháng cáo vì xác định chưa chính xác, không hợp lý. Việc ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã góp phần khắc phục được phần nào những bất cập mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa giải quyết được. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp thì vẫn gặp nhiều vướng mắc và gây khó khăn cũng như trong việc đảm bảo quyền lợi của các vợ chồng khi xảy ra tranh chấp đòi hỏi nhà làm luật cần có những điều chỉnh thích hợp cũng như ban hành thêm các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể hơn trong việc áp dụng quy định vào thực tiễn; một số vấn đề vướng mắc đã phát sinh:

Thứ nhất, áp dụng căn cứ xác định tài sản riêng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những điều, khoản quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng trong hôn nhân. Thế nhưng trên thực tế, việc phân định rõ ràng tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng rất phức tạp. Văn hóa Việt Nam luôn xem xét tài sản trong hôn nhân dưới góc độ "của chồng công vợ". Theo đó, mọi tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết hôn vô hình chung được xem làm "của chung" và vợ chồng đều có quyền được hưởng ngang nhau trong khối tài sản “chung” đó. Với văn hóa người Việt vẫn còn mang nặng tâm lý ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề xác định rõ ràng tài sản riêng khi kết hôn. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ khi lấy chồng được bố mẹ cho tài sản dưới hình thức là của hồi môn. Vì vậy nhiều gia đình nhà gái vì muốn con gái “có giá” trong mắt nhà trai nên phải lo liệu những món đồ giá trị như tiền bạc, vàng, trang sức để dành tặng cô dâu làm của hồi môn. Trong lễ cưới cô dâu, chú rể được gia đình hai bên tặng cho vàng hoặc tiền làm của hồi môn. Vậy những tài sản có giá trị này là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng? Pháp luật Việt Nam có điều chỉnh về của hồi môn là tài sản chung hay riêng?

Vậy trong đám cưới gia đình hai bên trao quà cho vợ, chồng thường nói: “tặng cho hai đứa” cũng có khi chỉ trao quà vào tay, chứ không nói gì. Bởi lẽ, khi kết hôn chẳng ai nghĩ sẽ ly hôn, nên những quà tặng ngầm cho

riêng thường được nhập luôn vào tài sản chung. Hay những tài sản cho chung lại trở thành tài sản riêng. Pháp luật quy định trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Ví dụ: như gia đình cho trang sức là vàng, thường cô dâu là người cất giữ và sử dụng; Mặc dù, cho chung nhưng sau khi ly hôn thì cô dâu thường nghĩ tặng cho trang sức là cho riêng mình và mặc nhiên không chia. Nhưng cũng có trường hợp khi ra Tòa tranh chấp người vợ chứng minh bằng việc “đây là tài sản riêng, vì khi tặng cho mọi người trao, và đeo vào người cho cô”, còn người chồng “yêu cầu chia đôi, hoặc của nhà ai thì về nhà người đó”. Có thể thấy việc chứng minh tài sản chung, riêng là trang sức vàng trong ngày cưới rất khó, vì chẳng có một giấy tờ chứng minh, cũng như khi trao chẳng ai rạch ròi, nói rõ cho cô dâu hay cho chú rể.

Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”. Có thể thấy không có một quy định rành mạch, rõ ràng về việc tặng cho trang sức, vàng bạc là tài sản riêng hay chung; vấn đề này phụ thuộc vào việc xét xử của từng Tòa và chứng minh của một trong hai bên vợ chồng.

Theo quan điểm của người viết: thì nhà làm luật nên ban hành văn

bản hướng dẫn cụ thể đối với những đồ nữ trang mà cha mẹ cho con trong ngày cưới (vàng, bạc, kim khí quí, đá quí…) thì cần xác định theo nguyên tắc:

Nếu cha mẹ tuyên bố cho riêng thì cũng được coi là tài sản riêng của vợ, chồng; nếu cha mẹ tuyên bố cho chung cả hai vợ chồng thì đó là tài sản chung. Nếu giữa vợ chồng có tranh chấp, thì chia cho người đang sử dụng những đồ nữ trang đó. Qui định này là cần thiết và bảo đảm được tính nhất quán khi Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản là những đồ nữ trang mà cha mẹ tuyên bố cho con trong ngày cưới.

Thứ hai, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

 Việc pháp Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của người thứ ba trong trường hợp này không được thừa nhận (Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014), là hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, nếu áp dụng qui định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề bất cập cần phải có sự vận dụng linh hoạt hơn. Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, trừ trường hợp tài sản riêng của họ có hoa lợi lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc khi tài sản riêng đó được sử dụng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình66. Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào?

Theo người viết, pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần

Một phần của tài liệu TÀI SẢN RIÊNG VÀ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w