So với luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã bổ sung thêm những quy định mới về quan hệ vợ chồng: Liên quan đến nghĩa vụ và quyền nhân thân của vợ và chồng; liên quan đến nghĩa vụ và quyền tài sản của vợ, chồng. Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng rộng hơn, cụ thể hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:
“1.Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2.Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”.
Đặc biệt là những điều luật quy định về chế độ tài sản riêng của vợ chồng cũng như việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản riêng trong thời kì hôn nhân để thực hiện kinh doanh riêng cũng như việc quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng riêng và toàn quyền trong vệc định đoạt tài sản riêng. Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng:
“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng”.
Như vậy việc quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân ngày càng được quy định một cách cụ thể và chi tiết hơn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Đồng thời cũng xuất phát từ yêu cầu chung của xã hội là đảm bảo cuộc sống ổn định cho tất cả các công dân. Vì vậy cũng kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định về quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng. Trong đó ngoại lệ về quyền định đoạt tài sản riêng được ghi nhận tại khoản 4 và khoản 5 Điều 33 luật này. Bên cạnh đó, hình thức của việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ, chồng được quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghi định 70/2001/NĐ-CP như sau:
“1. Trong trường hợp việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định giao dịch đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì sự thoả thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...)
2. Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng
của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng”.
Việc quy định hạn chế định đoạt tài sản riêng của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là điểm mới hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đó là căn cứ pháp lý giúp Tòa án có giải quyết những vụ tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống gia đình, để có hạnh phúc trọn vẹn thì giữa hai bên vợ chồng không nhất thiết phải phân định quá rạch rồi vấn đề tài sản này là của riêng hay chung; chỉ nên áp dụng vào những trường hợp thật cần thiết; để góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc.
1.2.3.4. Luật Hôn nhân gia đình 2014
Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị – pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử25. Trong đó, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã bảo đảm cho Luật Hôn nhân và gia đình đi vào cuộc sống, thống nhất trong áp dụng pháp luật, quyền, lợi ích hợp pháp của người dân về hôn nhân và gia đình được thực hiện và bảo vệ. Tuy nhiên, một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình còn chậm được hướng dẫn thi hành hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, dẫn tới có nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn áp dụng. Do đó, hiệu quả áp dụng các văn bản quy phạm pháp Luật Hôn nhân và gia đình chưa cao Về chế độ tài sản của vợ chồng, Luật Hôn