Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm

Một phần của tài liệu TÀI SẢN RIÊNG VÀ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trang 58 - 59)

Nếu chỉ có một người tham gia vào việc khai thác thì dù hoa lợi, lợi tức có là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó cũng không bị chi phối bởi quy định tại điều luật53. Ví dụ: Trường hợp của vợ chồng chị Thủy và anh Quân, hai vợ chồng anh chị kết hôn vào năm 2013, trước khi kết hôn anh Quân anh có vườn trồng cây ăn quả, sau khi kết hôn thì hai vợ chồng anh chị sống bằng nguồn thu nhập từ vườn trái cây đó, trong trường hợp anh Quân muốn đem bán vườn trái cây cho người khác thì phải có sự đồng ý của chị Thủy. Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hoa lợi, lợi tức phát sinh từa tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Trường hợp của anh Quân và chị Thủy, tuy rằng mảnh vườn trồng cây ăn quả là tài sản riêng của anh Quân, nhưng anh Quân đã đưa vào sử dụng chung tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình, tuy chi Thủy không phải là chủ sở hữu của mảnh vườn nhưng trong suốt thời kỳ hôn nhân chị cũng có công sức đống góp cùng anh Quân chăm sóc cho mảnh vườn; nên việc định đoạt tài sản của anh Quân bị chi phối bởi quy định tại hoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Điều này là một ngoại lệ của quy định về quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu, cũng có nghĩa là người có tài sản riêng bị hạn chế quyền định đoạt được tài sản đó.Ví dụ: Trước khi lấy vợ, anh Tuấn được bố mẹ cho một ngôi nhà ở quận Ninh Kiều làm cửa hàng kinh doanh. Sau khi cưới chị Vân và có con, cả nhà đều sống nhờ vào thu nhập từ cửa hàng. Trong một lần thua bạc, anh Tuấn đã gọi người đến bán ngôi nhà mà không có ý kiến của chị Vân. Khi mọi người can ngăn thì anh Tuấn nói rằng: “nhà của tôi, tôi có quyền bán”. Như vậy trong trường hợp trên, cửa hàng là tài sản riêng của anh Tuấn có được trước khi lấy vợ, là tài sản riêng của anh Tuấn. Nhưng đồng thời hoa lợi , lợi tức phát sinh tại cửa hàng là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình. Theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì

53 Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tâp II- các quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 268

Một phần của tài liệu TÀI SẢN RIÊNG VÀ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w