Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2005: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 122 của bộ luật này thì vô hiệu

Một phần của tài liệu TÀI SẢN RIÊNG VÀ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trang 64 - 68)

đình càng tốt...”

Vai trò của gia đình đối với xã hội là vô cùng quan trọng nên các chế định pháp luật điều chỉnh vấn đề không những phải đáp ứng được định hướng pháp luật mà còn phải phù hợp với thực tiễn xã hội. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 qua gần 15 năm áp dụng được coi là hành lang pháp lý quan trọng trong việc kế thừa và phát huy chế độ hôn nhân và gia đình tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng cả về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế…gây khó khăn cho người dân cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Chính vì vậy, việc thay đổi luật đã là một điều tất yếu để phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (có hiệu lực 1/1/2015) đã được Quốc hội thông qua với đa số phiếu tán thành Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc cơ bản, các quy định tiến bộ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và đồng thời sữa đổi những bất cập, hạn chế của luật cũ cũng như bổ sung những quy định mới để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh phù hợp với quá trình thay đổi của đời sống xã hội. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung khá nhiều điểm mới hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Tuy nhiên ở đây người viết muốn đề cập đến những điểm mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những điểm tiến bộ hơn rất nhiều so với Luật cũ, đó là những quy định liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân. Sự thay đổi này còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển; góp phần giải quyết nhanh những tranh chấp, bất cập trong việc xác định tài sản của vợ chồng mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa giải quyết được triệt để. Cụ thể những điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mà người viết muốn đề cập là:

Về căn cứ xác định tài sản riêng: Nếu so sánh với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì căn cứ xác định tài sản riêng ở Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2014 có những điểm mới và nổi bật như sau:

Thứ nhất, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bỏ căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng là “đồ dùng, tư trang cá nhân”. Điều này xuất phát từ nhu cầu giải quyết những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật đối với căn cứ không phù hợp nêu trên. Bởi vì, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì cứ hãy là dồ dùng tư trang cá nhân là thuộc tài sản riêng của vợ, chồng mà không có quy định nào hạn chế giá trị tài sản, không quy định loại tài sản nào được xem là đồ dùng, tư trang cá nhân thuộc sở hữu riêng; đồng thời pháp luật cũng không xem xét nguồn gốc hình thành đồ dùng tư trang là từ tài sản chung hay riêng. Do đó, có thể hiểu người vợ hoặc chồng quản lý, sử dụng tài sản đó sẽ được xác định là chủ sở hữu tài sản mà mình đang quản lý. Quy định như vậy là không hợp lý, bởi lẽ trong trường hợp một trong hai bên đang quản lý tài sản đó sẽ vì vậy mà chuyển tài sản đó thành tài sản thuộc sở hữu của mình và gây thiệt hại cho người còn lại. Vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bỏ đi căn cứ nêu trên, theo người viết là hoàn toàn phù hợp và là điểm tiến bộ của Luật trong việc áp dụng vào thực tiễn hiện nay.

Thứ hai, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những điểm tiến bộ hơn trong việc quy định về vấn đề chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, nhất là về hậu quả pháp lý của nó, cụ thể được quy định tại điều 14 của Nghi định 126/2014/NĐ-CP: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định; Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi,lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng; Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi

tức phát sinh từ tàisản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. bên cạnh đố, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã sửa dổi, bổ sung các quy định về cách thức chia tài sản chung (Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014); thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014); và các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu (Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Những điều luật trên cùng được quy định trong cùng một văn bản là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, giúp cho các cơ quan Tòa án cũng như người dân dễ dàng tiếp cận hơn, làm cho luật dễ đi vào đời sống nhân dân hơn khi không có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành; ngoài ra việc quy định như vậy giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian khi giải quyết vụ án của các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đưa ra căn cứ xác định tài sản riêng còn là các “tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình”. Sở dĩ, pháp luật quy định nhóm tài sản này thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng là dựa vào đặc điểm cũng như công dụng của nó; Đảm bảo được quyền tự do cá nhân với những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tại khoản 20 Điều 3 còn bổ sung khái niệm như thế nào là nhu cầu thiết yếu: “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”. Tuy nhiên, đối với những người, những gia đình với mức sống khác nhau thì khái niệm đồ dùng thiết yếu sẽ là không giống nhau, mà tùy theo cách sống, mức sống của gia đình hoặc nghề nghiệp của đương sự: Ví dụ đối với một người, gia đình này thì chỉ các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như giày dép, mũ, áo…là đồ dùng thiết yếu nhưng đối với những người khác, gia đình khác lại xem máy tính cá nhân, xe máy…hay các vật dụng có giá trị khác là tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của bản thân. Đây là quy định hoàn toàn mới mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa đề cập đến đồng thời việc pháp luật quy định như vậy

tạo nên sự linh hoạt, linh động và đồng thời trao quyền tài phán cho cơ quan Tòa án trong việc xem xét giải quyết dựa trên hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng gia đình khi phát sinh tranh chấp.

Thứ tư, tài sản riêng của vợ chồng còn là các loại tài sản mà theo quy định của pháp luật là tài sản riêng của vợ chồng; Quy định này, tưởng chừng chỉ là căn cứ để dự liệu cho các trường hợp pháp luật chưa dự liệu hết nhưng thực tế nó có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nhận thức và là cơ sở pháp lý vững chắc trong áp dụng pháp luật - đều mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa thể hiện. Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nhằm giúp dẫn chiếu áp dụng các quy định của pháp luật khác xác định cụ hể các loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân; Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định chi tiết về tài sản riêng khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật bao gồm: “Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ; Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng”57.

Thứ năm, sửa đổi, bổ sung một số căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cho rõ ràng, tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết tranh chấp chính xác hơn về vấn đề này; cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 xác định khối tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. So với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, vừa đưa ra những căn cứ xác định tài sản chung, vừa đưa ra những căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng; Quy định này về cơ bản thật sự rõ ràng hơn so với luật cũ cho việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử của các ngành Tòa án cũng như bảo đảm quyền lợi của vợ chồng khi tham gia vào

Một phần của tài liệu TÀI SẢN RIÊNG VÀ VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w