Bộ xương giữ chức năng nâng đỡ cơ thể gồm có các gai xương có thể bằng đá vôi, bằng silic, bằng các sợi hữu cơ spongin do tế bào sinh xương tạo thành. Gai xương có thể có một trục hoặc nhiều trục, riêng lẽ hoặc từng bó. Tiêu bản gai xương của bộ xương Spongilla sp. thuộc lớp Thân lỗ thông thường
(Demospongida) có cấu trúc bằng gai silic (một trục hoặc nhiều trục hoặc gồm cả hai), hoặc chỉ gồm các sợi spongin và không có gai đá vôi (gai canxi) (Thái Trần Bái, 2010).
Hình 4.2: Các kiểu gai xương của thân lỗ (Hickman et al, 2007) Gai silic ở thân lỗ 6 tia Gai silic ở thân lỗ
thông thường
Gai tạo mạng spongin
Hình 4.3: Các kiểu gai xương của Thân lỗ thông thường Spongilla sp. (mã số Z2.72) A. Bộ xương thân lỗ thông thường; B1, B2, B3. Gai nhiều trục; C1, C2. Gai 1 trục; D. Sợi spongin.
4.1.2. Quan sát mầm sinh dục và lát cắt dọc qua mầm sinh dục
Thân lỗ sinh sản bằng hình thức vô tính và hữu tính. Sinh sản bằng cách tạo mầm của thân lỗ nước ngọt ở vùng lạnh là hình thức sinh sản vô tính. Mầm là khối tế bào amip được bao bọc bởi lớp vỏ cách nhiệt và khi gặp điều kiện thuận lợi khối tế bào amip sẽ chui ra ngoài và phát triển thành thân lỗ mới (Thái Trần Bái, 2010). Quan sát mầm sinh dục và lát cắt dọc qua mầm sinh dục trên tiêu bản cố định tại PTN Động vật có thể thấy được hình dạng, cấu tạo lớp vỏ cách nhiệt, gai xương và khối tế bào amip. Ngoài ra, còn có thể quan sát được quá trình khối tế bào amip của mầm sinh dục chui ra ngoài ở hình thức sinh sản vô tính. A B1 D C1 B2 B3 C2
Hình 4.4: Mầm của Thân lỗ nước ngọt
A. Mầm vẽ lớn (Thái Trần Bái, 2010); B. Lát cắt dọc mầm thân lỗ (Hickman et al, 2007); C. Sinh sản vô tính của thân lỗ (Ruppert et al, 2004).
Hình 4.5: Mầm thân lỗ nước ngọt
A. Mầm thân lỗ (mã số Z2.62); B. Lát cắt dọc mầm; C. Quá trình nảy chồi của mầm; C1. Khối tế bào amip trong mầm; C2. Khối tế bào amip đang chui ra ngoài; C3. Mầm sau khi khối tế
bào amip đã ra ngoài (mã số Z2.61.02).
A B
C
C1 C2 C3
Gai xương
B
Khối tế bào amip
Lỗ noãn Gai xương
A