Asterias rubens có hình sao, đối xứng tỏa tròn bậc V, xung quanh có từ 5 đến
10 nhánh thuộc lớp Sao biển (Asteroidea). Cơ thể dẹp, lỗ miệng ở mặt dưới, lỗ hậu môn ở mặt đối diện. Sao biển bò chậm chạp nhờ hệ thống chân ống. Thành cơ thể gồm nhiều lớp biểu mô có tiêm mao ở ngoài cùng, dưới là lớp mô liên kết, dưới mô liên kết có bộ xương bằng canxi phát triển. Trong cùng là lớp biểu mô thể xoang. Mặt dưới mỗi cánh là hệ thống chân ống gắn với nhau thành từng đôi một. Ở mặt lưng có một số tấm canxi có kích thước lớn hơn và có màu sắc gọi là tấm sàng (Nguyễn Bích Thủy, 2000). Hệ tuần hoàn gồm ống vòng quanh miệng và các nhánh đi đến các cánh. Hệ tiêu hóa có miệng nằm ở mặt bụng, quanh miệng có môi nhỏ và mềm, không có cơ quan chuyên hóa để bắt mồi hay nghiền thức ăn, tiếp đến là thực quản rồi dạ dày có dạng túi phình to, tiếp đến là ruột thẳng và đổ ra ngoài qua lỗ hậu môn, một vài loài không có hậu môn. Chúng ăn thịt, khi bắt được con mồi chúng dùng tay ôm lấy và lộn dạ dày ra ngoài bọc lấy con mồi nghiền nát và tiết men để tiêu hóa. Cơ quan hô hấp chính của sao biển là mang da. Ngoài ra, thành chân ống cũng là cơ quan trao đổi khí. Không có hệ bài tiết, quá trình bài tiết do tế bào amip trong thể xoang đảm nhận. Giác quan kém phát triển. Phân tính, thụ tinh ngoài. Trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng bipinnaria (đặc trưng) rồi thành
Ruột Chân ống Chân mút Tấm sàng Chân kìm Ampun Thể xoang Hậu môn Chân ống Tấm sàng Miệng Tuyến sinh dục
Tuyến tiêu hóa Gai Ampun Mắt Ống nước vòng Ống tiêu hóa Dạ dày Ống nước phóng xạ
brachilaria (Thái Trần Bái, 2010). Lát cắt dọc Asterias rubens trên tiêu bản cố định quan sát được thành cơ thể gồm lớp biểu mô có tiêm mao ngoài cùng bên dưới là mô liên kết. lớp biểu mô thể xoang. Mặt dưới mỗi cánh là hệ thống chân ống gắn với nhau từng đôi một. Ở mặt lưng quan sát thấy tấm sàng và gai trên bề mặt.
Hình 4.51:Cấu tạo trong của Sao biển (Biggs et al, 1998)
Hậu môn Miệng Lông