Quan sát hình thái, hệ tiêu hóa và lát cắt ngang Planaria

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực tập động vật không xương sống (Trang 40 - 42)

Planaria đại diện bộ Ruột nhiều nhánh (Polycladida) cơ thể có cấu tạo đơn

giản, cơ quan tiêu hóa dạng túi. Miệng nằm ở giữa cơ thể và ở mặt bụng. Hầu có thể phóng ra ngoài để bắt thức ăn còn ruột giữa là một túi đơn giản và chia nhiều nhánh. Thức ăn vào miệng qua hầu và đến ruột, nơi thức ăn được tiêu hóa, sau đó các chất dinh dưỡng được khuếch tán khắp cơ thể (Thái Trần Bái, 2010). Qua thành cơ thể Planaria trong tiêu bản cố định có thể quan sát thấy: mắt, cơ quan tiêu hóa gồm: miệng, hầu, ruột phân nhánh.

Hình 4.16: Cấu tạo ngoài của Planaria sp. (Biggs et al, 1998) Mắt

Ruột Lông Hầu Đầu

Hệ thống bài tiết

Hình 4.17: Hệ tiêu hóa Planaria sp.(mã số Z5. 11)

Lát cắt ngang cơ thể Planaria từ thành cơ thể vào trong có: Mô bì với các tế bào có nhiều lông bơi gồm có 2 kiểu là mô bì bọc ngoài có cấu trúc tế bào và mô bì chìm hợp bào. Xen giữa các tế bào mô bì có các tế bào tuyến và tế bào hình que. Bao cơ gồm có các lớp cơ vòng và cơ dọc giúp cho sán lông di chuyển. Nhu mô là những mô bì chèn giữa bao cơ và thành nội quan, gồm có các tế bào hình sao giữ chức năng nâng đỡ, hô hấp, thực bào và dự trữ (Thái Trần Bái, 2010). Lát cắt ngang cơ thể Planaria trong tiêu bản cố định quan sát được hình dạng, cấu tạo chi tiết bên trong ruột như: sợi cơ, tế bào tuyến và phần mô bên ngoài, lông tơ biểu mô... Mắt Thành hầu Hầu Ruột phân nhánh Ruột

Hình 4.18:Lát cắt ngang cơ thể Planaria (mã số Z5. 12) A: Hình thái lát cắt, B: Cấu tạo chi tiết.

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực tập động vật không xương sống (Trang 40 - 42)