Ngành Thân Mềm (Mollusca)

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực tập động vật không xương sống (Trang 54 - 55)

Có khoảng 130000 loài hiện biết trong số này có khoảng 35000 loài hóa thạch. Phần lớn sống ở biển, số ít sống ở nước ngọt và sống ở cạn. Thân mềm được phân thành 7 lớp trong 2 phân ngành: phân ngành Song kinh (Amphineura) và phân ngành Vỏ liền (Conchifera). Cơ thể đối xứng hai bên, một số nhóm lúc trưởng thành mất đối xứng. Gồm 3 phần: đầu, thân, chân. Mô bì phần thân phát triển thành vạt áo. Khoảng trống giữa thân và vạt áo là khoang chứa cơ quan: lỗ bài tiết, lỗ hậu môn, lỗ sinh dục, cơ quan hô hấp (phổi hoặc mang), một vài giác quan…và được gọi chung là cơ quan áo. Thân mềm có hệ tuần hoàn hở, tim gồm tâm nhĩ và tâm thất. Hệ bài tiết là dang biến đổi của hậu đơn thận. Hệ thần kinh hạch phân tán. Hệ tiêu hóa có lưỡi bào đặc trưng. Thân mềm sinh sản hữu tính, trứng phân cắt hoàn toàn, xoắn ốc và xác định (Thái Trần Bái, 2010; Nguyễn Bích Thủy, 2000).

Trong bộ tiêu bản thuộc ngành Thân mềm (Mollusca) ở PTN Động vật gồm có 84 tiêu bản gồm các lớp: Chân rìu (Pelecypoda), Chân đầu (Cephalopoda). Trong đó, Clam sp. và Anodonta thuộc lớp Chân rìu (Pelecypoda) với các tiêu bản

lát cắt ngang vỏ, lát cắt dọc vạt áo và ruột. Lát cắt ngang Loligo sp. và dải răng

kitin Helix thuộc lớp Chân đầu (Cephalopoda).

Bảng 4.5: Thống kê tiêu bản ngành Thân mềm (Mollusca) (hộp 10. 1 – 10. 3)

STT Tên khoa học Nội dung Mã số Số lượng Hiện trạng Lớp Pelecypoda (Chân rìu)

1. Clam sp. Lát cắt ngang vỏ Z11.11 15 Tốt Lát cắt dọc vạt áo Z11. 115 10 Tốt Lát cắt ngang gan 10 Tốt Lát cắt ngang mang 10 Tốt Lát cắt ruột Z11. 17 10 Tốt 2. Anodonta Hình thái 12 Mờ

Lớp Cephalopoda (Chân đầu)

3. Loligo sp. Lát cắt ngang Z11. 52 5 Tốt

4. Helix Dải răng kitin 12 Tốt

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực tập động vật không xương sống (Trang 54 - 55)