Quan sát hình thái một số loài thuộc lớp Giáp xác (Crustacea)

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực tập động vật không xương sống (Trang 66 - 69)

Cơ thể Giáp xác đặc trưng bởi phần đầu mang 5 đôi phần phụ: râu 1, râu 2, hàm trên, hàm dưới 1 và hàm dưới 2. Thân có thể được phân biệt thành phần ngực và phần bụng. Thường thì các đốt ngực còn giữ phần phụ còn phần phụ của các đốt bụng có thể còn giữ hoặc tiêu giảm tùy nhóm. Trong quá trình tiến hóa, các đốt đầu và ngực có xu hướng kết hợp lại, có khi được bọc trong một vỏ giáp chung. Vỏ ngoài giàu kitin. Giáp xác có các giác quan khá phát triển, xúc giác và vị giác là các tơ tập trung trên râu và trên phần phụ. Thị giác là mắt đơn hoặc mắt kép hay có cả hai loại (Thái Trần Bái, 2010). Trong bộ tiêu bản cố định tại PTN Động vật thuộc lớp Giáp xác (Crustacea) có: Artemia salina đại diện bộ Chân mang

(Anostraca) sống ở ao hồ nước rất mặn. Cơ thể còn giữ phần đầu nguyên thủy, các đốt hàm tự do, thân nhiều đốt gần như đồng hình. Daphnia sp. và ấu trùng Daphnia sp. đại diện bộ Râu ngành (Cladocera) sống ỏ nước ngọt, có vỏ giáp 2 mảnh bọc kín cơ thể, có phần đầu phân hóa hình thành mỏ. Cypris sp. thuộc bộ Giáp trai (Ostracoda) có vỏ giáp 2 mảnh giống như vỏ trai. Cơ thể có ít đốt, không có tim và mang. Cyclops sp. đại diện bộ Chân kiếm (Copepoda) là loài giáp xác nhỏ, phần

đầu và phần ngực có phần phụ còn bụng không có phần phụ. Có đôi râu 1 thường dài hơn đôi râu 2.

Daphnia sp. Thuộc bộ Râu ngành (Cladocera). Cơ thể chia thành 3 phần: đầu,

ngực và bụng, cả ba phần đều không phân đốt rõ rệt. Toàn cơ thể được bọc trong vỏ giáp trong suốt, gồm hai mảnh trái và phải dính nhau về phía lưng và hở về phía bụng. Phần đầu thường kéo dài về phía trước thành chủy nhọn. Phần thân vỏ giáp có thể phân biệt: cạnh lưng, cạnh bụng và cạnh sau. Gai đuôi ngắn hơn thân, có viền gai. Quan sát trên tiêu bản cố định cơ thể Daphnia sp. gồm: đôi râu I, đôi râu II, mắt kép, mắt đơn, tim, xoang trống nằm ở phía lưng của phần ngực – bụng là buồng trứng chứa trứng, gai đuôi và ruột nằm dọc cơ thể và cuối cùng đổ ra hậu môn.

Hình 4.41: Daphnia sp.

Artemia salina thuộc bộ Chân mang (Anostraca) sống ở ao hồ nước rất mặn

(23%) nhưng cũng sống được trong nước nhạt hơn, kể cả nước ngọt trong thời gian ngắn. Hình dạng chặc đuôi của Artemia salina thay đổi theo nồng độ muối, sinh sản đơn tính. Cơ thể Artemia salina trên tiêu bản hiển vi tại PTN Động vật có thể

quan sát được mắt đơn nằm ở trên cùng, đôi mắt kép ở hai bên đầu, đôi râu 2, các đôi chân ngực với chức năng bơi lội giúp Artemia salina di chuyển trong nước, túi trứng với bên trong chứa trứng, bụng và phần cuối là nhánh chạc đuôi. Đôi râu 1 không quan sát thấy trên tiêu bản.

Râu II Ruột Mắt kép Râu I Hàm trên Tim Gai đuôi Mắt đơn Trứng Hậu môn

Hình 4.42: Artemia salina

Cyclops sp. thuộc bộ Chân kiếm (Copepoda) có kích thước nhỏ sống ở nước ngọt và một ít ở nước lợ. Phần đầu và phần ngực có phần phụ, bụng không có phần phụ. Đôi râu 1 dài hơn đôi râu 2, ở con đực biến thành cơ quan bám vào con cái khi giao phối. Quan sát cơ thể Cyclops sp. trên tiêu bản gồm có: đôi râu 1, đôi râu 2, cơ dọc, ruột, túi trứng chứa trứng và cuối cùng và chạc đuôi.

Hình 4.43: Cyclops sp. Râu 2 Mắt đơn Mắt kép Chân ngực Túi trứng Bụng Nhánh chạc đuôi Túi trứng Chạc đuôi Cơ dọc Ruột Râu 2 Râu 1 Đốt sinh dục

Một phần của tài liệu xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực tập động vật không xương sống (Trang 66 - 69)