PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETIN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank chi nhánh cần thơ (Trang 49 - 66)

Trong điều kiện thị trƣờng tài chính có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sự thay đổi lãi suất, hoạt động cho vay doanh nghiệp tại VietinBank Cần Thơ nhƣ thế nào, và cho vay doanh nghiệp đóng vai trò nhƣ thế nào trong hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung tại VietinBank Cần Thơ.

4.3.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dƣới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trƣởng của quy mô cho vay thể hiện quy mô tăng trƣơng của công tác tín dụng. Hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Vì vậy doanh số cho vay của ngân hàng cao hay thấp sẽ ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của ngân hàng. Trong những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng luôn thay đổi, nguyên nhân do nhu cầu vốn củ ngƣời dân luôn thay đổi sao cho phù hợp với sự biến động của thị trƣờng và môi trƣờng sản xuất kinh doanh của từng khách hàng. Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là do mức lãi suất huy động vốn trong giai đoạn 2012-2013 có sự chuyển biến rất hấp dẫn nên thu hút một lƣợng lớn tiền gửi tiết kiệm đã chảy vào ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng phải luôn cố gắng giải ngân số vốn này chủ yếu là hoạt động tín dụng nhằm có đƣợc để trả lãi tiền gửi cho ngân hàng và mang lại lợi nhuận tƣơng đối ổn định cho ngân hàng. Từ đó gây ra những ảnh hƣởng về sau nói chung cho ngân hàng nói chung và cho hoạt động tín dụng nói riêng. Trƣớc hết hãy xem xét doanh số cho vay qua các năm của ngân hàng.

Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn, theo thành phần kinh tế và theo lĩnh vực đầu tƣ để biết đƣợc nhu cầu vay vốn của từng nhóm doanh nghiệp đƣợc đáp ứng nhƣ thế nào. Cụ thể là:

4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay theo thời hạn thể hiện lƣợng tiền mà ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự gia tăng của nó thể hiện mức tăng trƣởng trong hoạt động tín dụng.

Với chức năng chính của mình là cho vay để hỗ trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh, điều này làm doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay là 7.152.969 triệu đồng tăng 39.750 triệu đồng (+0,56%) đạt 7.192.719 triệu đồng năm 2013 và đạt 8.258.053 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 1.065.334 triệu đồng (+14.81%).

35

Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng bao gồm doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung, dài hạn. Từ hình 4.2 ta thấy, cơ cấu cho vay theo

Bảng 4.6: Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn tại Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 6.251.811 6.164.462 7.213.179 -87.349 -1,40 1.048.717 17,01 Trung và dài hạn 901.158 1.028.257 1.044.874 127.099 14,10 16.617 1,62 DSCV 7.152.969 7.192.719 8.258.053 39.750 0,56 1.065.334 14,81

(Nguồn: Ngân hàng VietinBank Cần Thơ)

thời hạn tín dụng trong thời gian qua không có thay đổi nhiều, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay chiếm hơn 80% trong tổng doanh số cho vay (năm 2012 chiếm 87,40%, năm 2013 chiếm 85,70% và đến năm 2014 con số này là 87,35%). Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn là 6.251.811 triệu đồng chiếm 87,40%; năm 2013 tỷ lệ này là 85,70% tƣơng ứng 6.164.462 triệu đồng; năm 2014 là 7.213.179 triệu đồng chiếm 87,35%. Nguyên nhân của sự chênh lệch tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngắn hạn và trung, dài hạn này là do trong các năm qua chi nhánh đã mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay bổ sung vốn lƣu động thƣờng xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính) của các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, việc ƣu tiên cho vay các khoản vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng tránh đƣợc rủi ro và dễ kiểm soát các khoản vay trên hồ sơ tín dụng của khách hàng. Ngoài ra, cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, tính thanh khoản cao, lại ít rủi ro so với trung và dài hạn. Bên cạnh đó, vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là vốn ngắn hạn nên đầu tƣ vốn tín dụng ngắn hạn nhiều thì vòng vốn cao và rất an toàn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

36

(Nguồn: Ngân hàng VietinBank Cần Thơ)

Hình 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn tại Vietinbank Cần Thơ 2012-2014 87,40% 12,60% Năm 2012 85,70% 14,30% Năm 2013 87,35% 12,65% Năm 2014 Ngắn hạn Trung và dài hạn

37

Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng doanh số cho vay nhƣ ngắn hạn, cụ thể: Năm 2012,doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm 12,60%, đến năm 2013, doanh số này đạt tỷ trọng 14,30% sang năm 2014, tỷ trọng về doanh số cho vay trung và dài hạn là 12,65%. Tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn và doanh số cho vay doanh nghiệp trung và dài hạn tăng qua các năm điều này chứng tỏ ngân hàng đang dần quan tâm tới các khoản vay mang tính chất lâu dài.

Một nguyên nhân khác làm cho lƣợng vốn cho vay ngắn hạn cao hơn nhiều so với cho vay trung và dài hạn là do cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn nên Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu, vốn huy động ngắn hạn nếu cho vay dài hạn sẽ khiến cho Ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản nên Ngân hàng chỉ cho vay trung và dài hạn bằng vốn huy động trung và dài hạn và bằng một tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn phù hợp với quy định của NHNN.

Tóm lại, doanh số cho vay của doanh nghiệp theo thời hạn của VietinBank Cần Thơ tăng qua các năm phân tích. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh số cho vay trung và dài hạn. Để giảm bớt rủi ro khi cho vay trung và dài hạn và dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng, chi nhánh đã tập trung vào tín dụng ngắn hạn làm cho doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên.

4.3.1.2.Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Song song với việc huy động vốn thì một hoạt động không thể thiếu của ngân hàng là việc sử dụng nguồn vốn đó, đƣợc thể hiện qua doanh số cho vay của ngân hàng. Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn thì kế đến là phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp bao gồm DNNN, Công ty TNHH và DNTN.

Nhìn chung, doanh số cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất ở nhóm công ty TNHH, kế đến là DNNN và chiếm tỷ trọng thấp nhất là DNTN. Cụ thể, năm 2012 tỷ trọng của DNNN, công ty TNHH và DNTN lần lƣợt là 22,85%, 64,31% và 12,84. Đến năm 2013, tỷ trọng của DNNN là 23,77%, công ty TNHH chiếm 60,64% và DNTN chiếm 15,59%. Vào năm 2014, cơ cấu của doanh số cho vay doanh nghiệp nhƣ sau: DNNN chiếm 25,63%, công ty TNHH chiếm 54,03% và DNTN là 20,34%. Qua các năm, cơ cấu này có xu hƣớng giảm ở nhóm công ty TNHH và tăng ở nhóm DNNN và DNTN. Điều này cho thấy rằng, tình trạng DNNN và DNTN đang trong trạng thái hồi phục và ngân hàng ngày càng tập trung tín dụng đối với hai nhóm khách hàng này.

38

(Nguồn: Ngân hàng VietinBank Cần Thơ)

Hình 4.4: Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank Cần Thơ 2012-2014

Doanh số cho vay của DNNN tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 đạt 1.634.306 triệu đồng, năm 2013 đạt 1.709.578 triệu đồng, tƣơng đƣơng

Bảng 4.7: Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế tại Vietinbank Cần Thơ 2012-2014

(Nguồn: Ngân hàng VietinBank Cần Thơ)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % DNNN 1.634.306 1.709.578 2.116.942 75.272 4,61 407.364 23,83 Công ty TNHH 4.599.971 4.361.748 4.461.748 (238.223) (5,18) 100.000 2,29 DNTN 918.692 1.121.393 1.679.363 202.701 22,06 557.970 49,76 DSCV 7.152.969 7.192.719 8.258.053 39.750 0,56 1.065.334 14,81

39

tăng 75.272 triệu đồng (tức +4,61%), đến năm 2014 con số này tăng 407.364 triều đồng, tƣơng đƣơng 41,38%, đạt 2.116.942 triệu đồng.Tuy chiếm tỷ trọng không cao bằng công ty TNHH nhƣng doanh số cho vay của DNNN tăng đều qua các năm, điều này khẳng định tuy khả năng sinh lời từ bộ phận này thấp hơn doanh nghiệp thông thƣờng nhƣng phản ánh đƣợc bản lãnh của VIetinBank Cần Thơ ở sự ƣu tiên, phản ánh đƣợc hoạt động chiến lƣợc, tầm nhìn của ban lãnh đạo chi nhánh.

(Nguồn: Ngân hàng VietinBank Cần Thơ)

Hình 4.5: Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank Cần Thơ 2012-2014

Trong doanh số cho vay ở nhóm đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp, Công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất đều lớn hơn 50% trên tổng doanh số cho vay ở nhóm khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh số cho vay của công ty TNHH có xu hƣớng giảm qua các năm, cụ thể, năm 2012 đạt 4.559.971 triệu đồng, năm 2013 con số này còn 4.361.748 triệu đồng, giảm 238.223 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 5,18%) và đến năm 2014 mặc dù chỉ số này tăng lên 100.000 triệu đồng, tƣơng đƣơng 2,29% đạt 4.461.748 triệu đồng nhƣng vẫn thấp hơn son với năm 2012. Nguyên nhân do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các công ty thủy sản, thức ăn,… mà những ngành thủy sản hiện nay đang trong tình trạng bão hòa nên do doanh nghiệp vẫn chƣa có nhiều phƣơng án phát triển sản xuất, kinh doanh khả thi để có thể vay vốn ngân hàng.

Trong nhóm đối tƣợng doanh nghiệp, doanh số cho vay của DNTN chiếm tỷ trọng thấp nhất tuy nhiên tỷ trọng và doanh số cho vay tăng đều qua các năm. Năm 2012, doanh số cho vay đạt 918.692 triệu đồng, chiếm 13,72%,

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

DNNN Công ty TNHH DNTN

40

năm 2013 là 1.121.393 triệu đồng, chiếm 15,59% và đến năm 2014 con số này là 1.679.363 triệu đồng, chiếm 20,34% trên doanh số cho vay ở nhóm khách hàng doanh nghiệp. Nguyên nhân tăng là do thành phần DNTN muốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh nhƣng nguồn lực tài chính còn hạn chế nên phải sử dụng vốn vay và ngân hàng cũng có sự chuyển hƣớng cho vay nhiều hơn những đối tƣợng kinh doanh có hiệu quả.

Tóm lại, doanh số cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất ở nhóm công ty TNHH, thấp nhất DNTN và DNTN đang có xu hƣớng nâng cao tỷ trọng, điều này thấy rằng xu hƣớng phát triển của loại hình doanh nghiệp này và ngân hàng đang ngày càng quan tâm và mở rộng đầu tƣ đối với DNTN.

4.3.1.3 Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ

Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ của VietinBank Cần Thơ gồm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chế biến và nuôi trồng thủy sản và dịch vụ và kinh doanh khác. Phân tích lĩnh vực cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ để thấy đƣợc tình hình cho vay hiện tại có phù hợp với ngân hàng và định hƣớng phát triển kinh tế của địa phƣơng và sự tác động của từng lĩnh vực đến doanh số cho vay của ngân hàng qua từng năm.

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Ngân hàng VietinBank Cần Thơ)

Hình 4.6: Tình hình doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ tại Vietinbank Cần Thơ 2012-2014

Qua bảng số liệu ta thấy rằng, doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ tăng dần qua các năm ở tất cả các lĩnh vực. Trong đó, cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trong cao nhất và cho vay DV và KD khác chiếm tỷ trọng thấp

- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Cho vay SXKD

Cho vay chế biến, NTTS Cho vay DV&KD khác

41

nhất. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay sản xuất kinh doanh đạt 3.125.468 triệu đồng và tăng lên 51.546 triệu đồng, tức tăng 1,64% đạt 3.125.468 triệu đồng năm 2013, đến năm 2014 con số này là 3.311.512 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 4,23%. Cho vay sản xuất kinh doanh là thế mạnh của chi nhánh nên doanh số này đều tăng trƣởng qua các năm. Chi nhánh còn đƣa ra những hình thức khuyến mãi (chƣơng trình “Xuân phát tài”, “Xuân phú quý”, “Phát lộc kinh doanh”), ƣu đãi lãi, thời hạn trả nợ và cho vay sản xuất kinh doanh còn đƣợc hỗ trợ về lãi suất của NHNN nên doanh số cho vay tăng trƣởng.

Ở lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản biến động không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2012 đạt 2.612.289 triệu đồng đến năm 2013 giảm 306.936 triệu đồng, tƣơng đƣơng 11,75% còn 2.305.353 triệu đồng. Đây là nguồn vốn vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua giống, thức ăn, thuốc ngừa bệnh và các chi phí khác phục vụ nuôi trồng thủy sản, còn đối với chế biến thủy sản thì vay vốn chủ yếu để đầu tƣ mở rộng trang thiết bị. Do nhiều năm qua lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có nhiều khó khăn nhƣ tôm, cá bị mất mùa, dịch bệnh làm tôm cá chết hàng loạt dẫn đến thua lỗ, không tả đƣợc nợ tồn động của kỳ trƣớc. Còn ở chế biến thủy sản chủ yếu là để xuất khẩu sang một số thị trƣờng tiêu thụ nhƣ Mỹ, Châu Âu,… tuy nhiên gặp khó khăn về thuế quan và chất lƣợng sản phẩm nên đầu ra không ổn định. Để giảm thiểu rủi ro ngân hàng chỉ giải quyết cho vay lại đối với một số khách hàng có thanh toán nợ cũ nên doanh số cho vay giai đoạn 2012-2013 giảm. Đến năm 2014, doanh số cho vay tăng trở lại từ 2.305.353 triệu đồng lên 2.816.012 triệu đồng, tăng lên 510.659 triệu đồng (tƣơng đƣơng 22,15%) , theo số liệu của Cục hải quan thì năm 2014 Xuất khẩu hàng thuỷ có mức tăng kim ngạch kỷ lục và cũng có tốc độ tăng cao nhất so với năm trƣớc trong vòng 3 năm trở lại đây, điều này làm cho nhu cầu vay vốn để mở rộng đầu tƣ tăng cao nên doanh số cho vay cũng tăng lên.

Về lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác, nhìn chung tăng qua các năm, năm 2013 tăng 296.140 triệu đồng từ 1.415.212 triêu đồng năm 2012 lên 1.710.352 triệu đồng (tức tăng 20,92%) và tăng tiếp tục vào năm 2014 với 420.177 triệu đồng (tƣơng đƣơng 24,57%) đạt 2.130.529 triệu đồng. Vì trong thời gian này Thành phố Cần Thơ định hƣớng phát triển thƣơng mại dịch vụ nên có nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nên tỷ trọng này không ngừng tăng lên qua các năm.

42

Bảng 4.8: Tình hình doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ tại Vietinbank Cần Thơ 2012-2014

Đơn vi tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chênh lệch Chênh lệch

2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền %

Cho vay SXKD 3.125.468 3,177.014 3.311.512 51.546 1,65 134.498 4,23 Cho vay chế biến, NTTS 2.612.289 2.305.353 2.816.012 (306.936) (11,75) 510.659 22,15 Cho vay DV&KD khác 1.415.212 1.710.352 2.130.529 295.140 20,85 420.177 24,57

DSCV 7.152.969 7.192.719 8.258.053 39.750 0,56 1.065.334 14,81

43

4.3.2 Doanh số thu nợ

Song với việc cho vay thì việc thu nợ cũng là một vấn đề cần đƣợc quan tâm đặc biệt bởi doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà chi nhánh thu về đƣợc khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Mặc dù việc thu nợ chƣa thể nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhƣng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng có thành công hay không. Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và bền vững bền cạnh nâng cao doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ, nó đƣợc thể hiện ở thiện chí trả nợ của

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank chi nhánh cần thơ (Trang 49 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)